Đàm phán và tổ chức ký kết hợp đồng

Một phần của tài liệu Quy trình nhập khẩu thiết bị của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 giai đoạn 20112013 và định hướng đến 2015 (Trang 34 - 37)

1 4 338 82 ( một tỷ một trăm mười bốn triệu ba trăm ba mươi tám ngàn tám trăm mười hai ) USD ; 7 923 025 445 6 ( mười bảy ngàn chín trăm hai mươ

2.1.3. Đàm phán và tổ chức ký kết hợp đồng

Ngay sau khi có quyết định của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm

văn bản cho các nhà thầu tham dự, bao gồm nhà thầu trúng thầu và nhà thầu không trúng thầu về kết quả đấu thầu. Trước khi ký hợp đồng chính thức, bên mời thầu cần cập nhật những thay đổi về năng lực của nhà thầu cũng như những thông tin thay đổi làm ảnh hưởng tới khả năng thực hiện hợp đồng cũng như năng lực tài chính suy giảm, nguy cơ phá sản, bên mời thầu phải kịp thời báo cáo người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Bên mời thầu phải gửi thư thông báo trúng thầu bằng văn bản tới nhà thầu

kèm theo dự thảo hợp đồng và những điểm lưu ý cần trao đổi khi thương thảo hoàn thiện hợp đồng. Đồng thời bên mời thầu cũng phải thông báo cho nhà thầu lịch biểu nêu rõ yêu cầu về thời gian thương thảo hoàn thiện hợp đồng, nộp bảo lãnh thực hiện đàm phán hợp đồng và ký hợp đồng.

Thương thảo đàm phán để hoàn thiện hợp đồng bao gồm những nội dung cần

giải quyết các vấn để còn tồn tại chưa hoàn chỉnh được hợp đồng với các nhà thầu trúng thầu, đặc biệt là duyệt áp giá đối với những sai lệch so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu trên nguyên tắc giá trị hợp đồng không vượt giá trúng thầu cần duyệt. Việc thương thảo hoàn thiện hợp đồng cũng bao gồm cả việc nghiên cứu các sáng kiến, giải pháp ưu việt do nhà thầu đề xuất. Đàm phán về hợp đồng EPC nảy sinh rất nhiều các vấn đề như :

Về giá hợp đồng :Việc ký kết hợp đồng EPC theo giá nào khi chưa có thiết kế và tổng dự toán công trình được duyệt là vấn đề mà cả Chủ đầu tư và Nhà thầu đều quan tâm. Dự án nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 được đấu thầu quốc tế rộng rãi nên giá Hợp đồng sẽ dựa trên kết quả đấu thầu đã được phê duyệt. Vấn đề được đặt ra ở đây là các nhà thầu tham gia đặc biệt quan tâm đến những biến động có thể có trong quá trình thực hiện hợp đồng như sự trượt giá trong xây dựng, xuất hiện các rủi ro mang tính chất ngẫu nhiên… nên thường đưa ra các yêu cầu về quy định việc điều chỉnh giá hợp đồng. Điều này mâu thuẫn với tính chất trọn gói về công việc của Hợp đồng EPC cũng như các quy định về mức giá “trần” của tổng mức đầu tư và của giá gói thầu.

Đối với trường hợp chỉ định thầu thì việc xác định giá hợp đồng chỉ có thể

dựa trên cơ sở của tổng mức đầu tư của dự án hoặc giá gói thầu nêu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt. Tuy nhiên, mức độ chuẩn xác của các chỉ tiêu này hiện còn thấp và trong nhiều trường hợp không phản ánh đúng đắc giá của hợp đồng. Mặt khác, bản chất của việc thực hiện Hợp đồng EPC là Nhà thầu thực hiện một số công

việc thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư như lập thiết kế chi tiết, quản lý tiến độ, quản lý chất lượng, quản lý chi phí và dự án/gói thầu… đồng thời phải chịu các rủi ro nếu có trong quá trình thực hiện. những nội dung này cũng cần được tính đủ chi phí trong giá Hợp đồng EPC.

Giá hợp đồng EPC có thể được Chủ đầu tư và Nhà thầu thoả thuận theo một

số phương thức như: giá trọn gói, giá có điều chỉnh, giá tính trên cơ sở chi phí cộng phí hoặc giá mục tiêu. Trong các phương thức giá hợp đồng này thì giá trọn gói có nhiều lợi thế do nhà thầu phải có trách nhiệm tối đa trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay, việc áp dụng phương thức giá trọn gói cần phải tính đến các yếu tố như: mức độ chính xác khi xác định giá hợp đồng còn thấp; các yêu tố dẫn đến rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng còn cao. Do vậy dự án nhà máy Nhiệt điện Mông Dương khá lớn , phức tạp, có thời gian thực hiện dài thì việc áp dụng phương thức giá có điều chỉnh là phù hợp với điều kiện.

Về nghiệm thu thanh toán : Xuất phát từ yêu cầu phải tạo được quyền chủ động, linh hoạt ch nhà thầu trong việc tổ chức thực hiện dự án/gói thầu nên việc tổ chức nghiệm thu và thanh toán trong Hợp đồng EPC về nguyên tắc được thực hiện theo giai đoạn thực hiện hợp đồng hoặc theo hạng mục công trình hoàn thành. Với nguyên tắc này thì Nhà thầu được chủ động trong việc điều phối, kiểm tra công việc trên hiện trường theo tiến độ thực hiện hợp đồng mà không bị lệ thuộc nhiều vào sự kiểm tra giám sát thường xuyên của Chủ đầu tư cũng như thời gian tiến hành công tác nghiệm thu, qua đó giảm được thời gian gián đoạn trong thực hiện công việc. Phương thức nghiệm thu, thanh toán của Hợp đồng EPC đòi hỏi về phía Nhà thầu phải tổ chức tốt hệ thống quản lý chất lượng của mình để tự kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng và tiến độ thực hiện các công việc, đảm bảo công việc sẽ được chấp nhận khi nghiệm thu với Chủ đầu tư, đồng thời đề cao vai trò và trách nhệm của Tư vấn của Chủ đầu tư trong việc theo dõi, giám sát quá trình thực hiện.

Về sử dụng nhà thầu phụ : Một trong những đặc điểm nổi bật của hình thức Hợp đồng EPC là việc sử dụng các nhà thầu phụ. Trong các hợp đồng giao nhận thầu xây dựng thông thường, nhà thầu được lựa chọn có thể cần hoặc không cần nhà thầu phụ tham gia thực hiện các công việc của hợp đồng.Việc sử dụng thầu phụ trong Hợp đồng EPC có đặc điểm là quy mô khối lượng công việc và giá trị được giao thầu phụ có thể là rất lớn và về mặt quản lý. Chủ đầu tư nhất thiết phải quan tâm đến các Nhà thầu phụ được chỉ định Nhà thầu phụ có tên trong Hồ sơ dự thầu

của Nhà thầu EPC

Một phần của tài liệu Quy trình nhập khẩu thiết bị của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 giai đoạn 20112013 và định hướng đến 2015 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w