Về phía Ban quản lý dự án nhiệtđiện

Một phần của tài liệu Quy trình nhập khẩu thiết bị của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 giai đoạn 20112013 và định hướng đến 2015 (Trang 82 - 86)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

3.3.2.Về phía Ban quản lý dự án nhiệtđiện

Nhập khẩu thiết bị cho dự án là để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì thế, Ban quản lý dự án Nhiệt điện 1 cần quán triệt quan điểm nhập khẩu là nhập khẩu thiết bị cho dự án tiên tiến, hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường.

Thứ nhất, điều này bắt nguồn từ thực tế thời gian vừa qua, chúng ta đã nhập khẩu về không ít thiết bị cho dự án và công nghệ lạc hậu, gây ra những tổn thất rất lớn, có thể nói là "tiền mất, tật mang"). Có thể lấy dẫn chứng như các thiết bị được nhập khẩu cho dự án với các tống thầu Trung Quốc thường xuyên gặp sự cố thường xuyên chậm tiến độ gây ra thiệt hại nặng nề.

Thứ hai, do năng lực công nghệ của quốc gia còn thấp, khả năng cải thiện tình hình trong thời gian tới chưa có gì là khả quan . Do vậy nhất thiết phải cân nhắc nhập khẩu công nghệ tiên tiến nhất trong nguồn lực cho phép.

Thứ ba, việc nhập khẩu công nghệ tiên tiến giờ đây đã trở thành một thuận lợi lớn cho những nước đi sau do không phải bỏ ra những chi phí rất tốn kém cho việc nghiên cứu, triển khai và thử nghiệm, đây cũng chính là cơ hội cho những nước này phát triển theo kịp với nhịp độ phát triển của thế giới.

Để nhập khẩu được thiết bị công nghệ tiên tiến cần có một đội ngũ cán bộ khoa học có năng lực chuyên môn trong một lĩnh vực công nghệ để có thể đánh giá chính xác, nắm vững và làm chủ được công nghệ. Ngoài ra cũng cần có đầy đủ thông tin về thị trường công nghệ thế giới để tiện so sánh giữa các thị trường khác nhau. Nhập khẩu thiết bị cho dự án để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa trên thị trường trong và ngoài nước. Thiết bị cho dự án nhập khẩu về phải đảm bảo khi đưa vào sản xuất sẽ đạt hiệu quả cao nhất.

Ưu tiên nhập khẩu công nghệ, thết bị nhập khẩu cho dự án sử dụng nhiều lao động. Hiện nay sức ép về dân số và việc làm ở Việt nam là rất lớn đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách đồng bộ để giải quyết, trong đó nhập khẩu công nghệ và thiết bị cho dự án sử dụng nhiều lao động đang là hướng được Nhà nước khuyến khích thực hiện. Thu hút nhiều lao động đặc biệt là ở vùng nông thôn vào làm việc ở những nhà máy sản xuất không những tạo ra thu nhập cho người lao động mà còn hạn chế được luồng dân cư từ nông thôn ra thành thị và nhiều tệ nạn

do việc đó gây ra.

Nhập khẩu đảm bảo tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn . Đây là yêu cầu cơ bản hết sức cấp bách đối với hoạt động nhập khẩu thiết bị cho dự án, bởi vì nguồn vốn hiện nay được Nhà nước dành cho dự án vẫn còn eo hẹp, phần lớn vẫn còn là nhờ viện trợ hoặc là vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng quốc tế. Vì thế, sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả là quan điểm phải được thống nhất từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng của hoạt động nhập khẩu thiết bị cho dự án.

Tích cực đầu tư mới một số loại trang thiết bị văn phòng và các loại tư liệu cần thiết để có thể phục vụ tốt nhất cho công tác nghiệp vụ của Ban quản lý, đặc biệt là trong hoạt động triển khai các dự án lớn. Ngoài ra, Ban quản lý nên tiếp tục phấn đấu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, làm tốt công tác hiếu, hỷ, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên được học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Xây dựng môi trường làm việc “ Đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương, hiệu quả”.

KẾT LUẬN

Chuyên đề đã đưa ra quy trình nhập khẩu thiết bị của Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 giai đoạn 2011-2013 và định hướng đến năm 2015. Nội dung chính của chuyên đề được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Giới thiệu về cơ sở thực tập, kinh nghiệm từ một số nhà máy khác và bài học rút ra cho Ban quản lý dự án Nhiệt Điện 1; đồng thời giới thiệu tổng quan về nhà máy Mông Dương 1 và thiết bị của nhà máy. Chương 1 tìm hiểu về bộ máy tổ chức, chức năng và quy mô của Ban quản lý dự án, qua đó nắm được cách thức hoạt động bản chất là nhập khẩu thiết bị theo hợp đồng của dự án nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1.

Chương 2: Trình bày về quy trình nhập khẩu thiết bị được Ban quản lý dự án Nhiệt điện 1 từ những khâu đầu tiên khi lên kế hoạch xây dựng dự án , kí kết hợp đồng và thực hiện nhập khẩu. Về cơ bản tổ chức nhập khẩu gồm được thực hiện theo 4 bước chính : đăng ký nhập khẩu thiết bị ban đầu để có thể lên kế hoạch nhập khẩu cho các thiết bị được hoặc không được miễn thuế sau đó tiến hành làm thủ tục nhập khẩu từng lô hàng phục vụ xây dựng dự án rồi tiến hành xác nhận hàng về công trường cuối cùng quản lý các thiết bị dự phòng của dự án.Trong các khâu này đều có những thành tựu đạt được đáng khích lệ . Tuy nhiên đây vốn là một hoạt động hết sức phức tạp, do đó liên quan đến những vấn đề lớn thuộc về đường lối chính sách, về nghiệp vụ, v.v...vì vậy không tránh khỏi có những mặt tồn tại trong quản lý cũng như trong quy trình thực hiện không dễ để khắc phục được những khó khăn đó trong một sớm một chiều. Có những tồn tại từ nguyên nhân chủ quan cũng có nững tồn tại do nguyên nhân khách quan song yếu tố "con người" chính là yếu tố quyết định đối với sự thành công hay thất bại trong những nỗ lực ‘nhằm nâng cao hiệu quả nhập khẩu thiết bị cho dự án.

Chương 3: Đề xuất định hướng, giải pháp và kiến nghị đối với việc nhập khẩu thiết bị của nhà máy Nhiệt điện Mông Dương đến năm 2015. Định hướng về phương hướng nhập khẩu là vẫn quyết định lựa chọn phương thức nhập khẩu ủy thác do việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị phục vụ cho hoạt động nhà máy nhiệt điện thường kéo dài hơn nhiều với một khối lượng công việc đồ sộ và phức tạp liên quan tới các công đoạn xây xựng nhà xưởng, nhập khẩu hàng hoá, lắp đặt, vận hành, đào tạo vận hành v.v.. bên cạnh đó đạt được hiệu quả nhập khẩu cao nhất, Ban quản lý dự án Nhiệt điện 1 cương quyết không nhập khẩu các máy móc thiết bị

cũ ,lạc hậu không tuân thủ đúng các điều kiện đã được kí kết giữa hai bên. Ban quan lý sẽ tăng cường kiểm tra kĩ lưỡng từ khâu nhập thiết bị về, nâng cao chất lương cán bộ để có kiểm tra chi tiết các thiết bị được nhập về xem có đúng tiêu chuẩn chất lượng kĩ thuật hay không. Đồng thời đề ra kiến nghị về phía Nhà nước cần xem xét điều chỉnh chính sách liên quan đến thuế và thủ tục hải quan đỗi với hoạt động nhập khẩu máy móc thiết nhằm hỗ trợ hoạt động nhập khẩu. Bên cạnh đó, Ban quản lý cũng phải chủ động nâng cao hoạt động giám sát, đào tạo đội ngũ nhân viên, đơn giản hóa thủ tục,... để làm tăng hiệu quả nhập khẩu

Một phần của tài liệu Quy trình nhập khẩu thiết bị của nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 giai đoạn 20112013 và định hướng đến 2015 (Trang 82 - 86)