TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG THI CÔNG

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần thương mại và sản xuất Linh Sơn (Trang 60)

C. CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TRÌNH

3.2.6TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG THI CÔNG

B. CẠNH TRANH VỀ TIẾN ĐỘ VÀ BIỆN PHÁP THI CÔNG

3.2.6TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG THI CÔNG

NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ

Chất lượng các công trình do doanh nghiệp xây dựng là tiêu chí quan trọng và là cơ sở để bên mời thầu (chủ đầu tư) đánh giá khi lựa chọn nhà thầu. Vì vậy, nâng cao chất lượng công trình xây dựng là giải pháp thiết thực để tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của DN. Điều này đòi hỏi công ty cần tuân thủ và chịu sự giám sát, kiểm tra chất lượng của chủ đầu tư, tư vấn giám sát, thiết kế và cơ quan giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng. Ban giám đốc công ty cần tổ chức hệ thống đảm bảo chất lượng công trình theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000 để thực hiện chế độ quản lý chất lượng công trình trong quá trình thi công công trình. Đảm bảo chất lượng của vật liệu xây dựng sử dụng vào công trình. Làm đầy đủ công tác thí nghiệm đối với sản phẩm xây dựng.Trong đó cần đào tạo và trang bị cho cán bộ chỉ đạo và công nhân thi công những kiến thức cần thiết về quy trình thi công, nghiệm thu, tiêu chuẩn chất lượng cho phép, quy chế về chất lượng ... Xây dựng quy chế thưởng, phạt, qui định trách nhiệm cho các cá nhân, tổ đội trong việc đảm bảo chất lượng công trình xây dựng ; chuẩn bị chu đáo, lập và kiểm tra biện pháp thi công, tiến độ thi công ; Thi công đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. Đảm bảo đầy đủ các chứng chỉ về chất lượng cho nghiệm thu công trình, phải bảo hành công trình đúng theo quy định.

Quản lý công trình thi công là yêu cầu cần thiết phải tiến hành một cách thường xuyên và có hệ thống nhất.Quản lý chất lượng trong thi công công trình

và hoạt động quản lý tại công ty đòi hỏi sự quản lý diễn ra trước ; trong và sau khi công trình thi công. Trước quá trình thi công, cần quản lý chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào gồm xi măng, cát, thép….có đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật hay không ?nhà cung cấp đáng tin cậy hay không ? Trong quá trình thi công cần quản lý hoạt động thi công của nhân công, có thi công theo đúng thiết kế hay không ? nguyên vật liệu sử dụng có đúng định mức không ?Có lãng phí nguyên vật liệu đầu vào hay không ?... Sau quá trình thi công cần đánh giá, nhiệm thu công trình và đi vào sử dụng, những bất cập hay sai sót kỹ thuật sẽ được rà soát lại. Quản lý hệ thống trong các giai đoạn như vậy giúp phát hiện sớm các sai sót, sai ở khâu nào thì có biện pháp điều chỉnh kịp thời tránh để lại hậu quả nặng nề.

Công tác quản lý cũng cần được kiểm tra và đôn đốc thường xuyên. Ban quan trị công ty cần có phương thức quản lý có kiểm tra và phản hồi ngược trở lại thông qua bộ máy giúp việc. Cần tránh hình thức quản lý quan liêu, chỉ đề ra cho có, không xem xét và kiểm tra.Bởi lẽ đường lối lãnh đạo đúng thì tiến hành mới đúng. Đường lối mà sai thì có tiến hành cũng không có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần thương mại và sản xuất Linh Sơn (Trang 60)