NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần thương mại và sản xuất Linh Sơn (Trang 54)

C. CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TRÌNH

3.2NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

B. CẠNH TRANH VỀ TIẾN ĐỘ VÀ BIỆN PHÁP THI CÔNG

3.2NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY

3.2.1 HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP LẬP GIÁ DỰ TOÁN THẦU

Phương án 1: Khi các đối thủ cạnh tranh không mạnh bằng công ty, hay công ty có lợi thế về tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định, công ty có thể đưa ra mức giá bỏ thầu như sau:

Giá bỏ thầu <= Zxl + C + TL + VAT Trong đó:

Zxl là giá thành xây lắp trước thuế. C là chi phí chung

TL là thu nhập chịu thuế tính trước VAT là thuế VAT đầu ra

Ở phương án này công ty lựa chọn giá bỏ thầu bằng giá dự toán công trình Gxl

và đạt tỉ lệ lãi cao. Công ty cũng có thể đưa ra mức lãi thấp hơn bằng cách giảm TL xuống mức nhỏ hơn 5%.

Phương án 2: Nếu đối thủ cạnh tranh mạnh và cường độ cạnh tranh cao thì công ty đưa ra mức giá thấp bằng cách cắt bỏ hoặc giảm mức chi phí quản lý công trình chỉ cần chi phí bằng mức tạo công ăn việc làm; khai thác công suất máy móc. Công ty đưa ra mức giá dự thầu:

Giá bỏ thầu <= Zxl + C + VAT

Phương án 3: Nếu công ty muốn thắng thầu bằng mọi cách không quan tâm tới yếu tố thuế giá trị gia tăng đầu ra, có thể đưa ra mức giá thầu:

Giá dự thầu <= Zxl + VAT

Để lựa chọn phương án này công ty cần cân nhắc một cách kỹ lưỡng bởi lẽ nó tác động rất lớn tới lợi nhuận sau này của công trình. Công ty có thể thắng thầu nhưng trong quá trình thi công chưa chắc đảm bảo công ty có lãi.

Việc lựa chọn phương án đặt gía nào còn tuỳ thuộc vào từng dự án và mục tiêu của công ty. Giả sử như công ty đặt mục tiêu đè bẹp đối thủ cạnh tranh và loại bỏ hoàn toàn đối thủ cạnh tranh dựa trên nguồn vốn khổng lồ của mình thì có thể áp dụng cách đặt giá theo phương án 3. Trong điều kiện hiện tại của công ty nên áp dụng cách đặt gía thầu theo phương án 1 hoặc 2. Để xây dựng được một chính sách giá thầu linh hoạt, điều đó đòi hỏi người quản lý phải nhanh nhạy trong nắm bắt biến động của thị trường có thể dự báo tác động tới yếu tố đầu vào, chênh lệch giá cả nguyên vật liệu đầu vào hay tác động của đối thủ cạnh tranh trong việc xây dựng mức giá phù hợp. Phòng lập và quản lý dự án có sự kết hợp hài hoà với phòng kĩ thuật thi công, đảm bảo kế hoạch lập ra có thể thực hiện được. Với mức giá bỏ thầu đã định có thể thi công được. Việc phản ứng linh hoạt về giá bỏ thầu là yếu tố làm nên sự thắng lợi trong đâú thầu.

3.2.2 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH ĐẶT GIÁ LINH HOẠT:

Trong chính sách đặt giá tại doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp có chính sách giá khác nhau. Do đặc thù của loại hình kinh doanh tại công ty là lĩnh vực xây dựng

dân dụng nên chính sách giá là chính sách được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Công ty cũng áp dụng chính sách giá linh hoạt trong những điều kiện cụ thể. Việc đặt giá linh hoạt có những ưu điểm và cũng tồn tại những nhược điểm. Trong đó nhược điểm lớn nhất là khó khăn trong quản lý giá. Tuy nhiên, giá trị công trình thường lớn và có phòng ban phối hợp trong quản lý nên nhược điểm của phương pháp này hầu như được khắc phục nhờ sự quản lý có hệ thống đó. Chính sách giá linh hoạt có ưu điểm là giá cả dự thầu được điều chỉnh linh hoạt tuỳ vào từng công trình, thay đổi theo điều kiện tương ứng nên khả năng nắm bắt cơ hội tốt hơn nhiều.

Thực tế, công ty theo đuổi chính sách giá linh hoạt có mức “trần – sàn” trong mỗi dự án. Việc mức giá giao động trong khoảng nào được xác định cụ thể, chi tiết dựa trên nghiên cứu các yếu tố đầu vào, đầu ra, nguồn lực tại công ty cho nên có thể nói rất khoa học.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần thương mại và sản xuất Linh Sơn (Trang 54)