NGUY CƠ (T)

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần thương mại và sản xuất Linh Sơn (Trang 37)

- Năng lực cạnh tranh của công ty còn hạn chế, trước sự gia nhập ngành của những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là một trong những nguy cơ đẩy sức ép cạnh tranh trở lên gay gắt hơn. Những nhà cạnh tranh tiềm ẩn có thể là những công ty làm trong lĩnh vực xây dựng song chưa chú trọng tới lĩnh vực xây dựng dân dụng và hiện nay muốn ra nhập thị trường xây dựng dân dụng. Lượng đối thủ này trên địa bàn tỉnh không phải là ít gần 10 công ty. Trong tương lai đây cũng là yếu tố đáng lưu tâm.

- Công nghệ tuy được chuyển giao giữa các quốc gia nhưng trình độ nhân công của công ty không đủ năng lực để sử dụng, cho nên có những máy móc mơí ta cũ với người. Công ty dễ trở thành bãi rác công nghệ của bên ngoài, nhân lực hiện tại không thoả mãn được yêu cầu trong sử dụng máy móc. Đó là những yếu kém trong tương lai nếu như công ty không có chính sách trong phát triển nhân sự đúng đắn.

- Nguồn vốn của công ty còn yếu, thiếu bền vững, so với các tập đoàn thì thật sự rất nhỏ bé, có nguy cơ bị đánh bật nếu bị các tập đoàn thâu tóm. Trên thực tế, cơ cấu nguồn vốn của công ty thì nguồn vốn vay còn nhiều, nguồn vốn bổ sung hàng năm còn yếu, lợi nhuận để lại chưa nhiều. Trong năm 2010, lợi nhuận sau thuế đạt 637 triệu đồng nhưng lợi nhuận để lại chỉ chiếm 10% là con số không lớn, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 30.191 triệu đồng, nguồn vốn kinh doanh chiếm 28.811 triệu đồng. Những con số này của năm 2010 cho thấy nguồn vốn của công ty hàng năm không được bổ sung nhiều.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế nói chung trong thời gian qua có nhiều biến động tác động của lạm phát, dịch bệnh và nhiều thị trường đầu tư như vàng, bất động sản…diễn biến khá phức tạp. Năm 2009, khủng hoảng kinh tế trầm trọng, thắt chặt chi tiêu trong toàn bộ nền kinh tế đã làm cho các dự án xây dựng giảm nhiều. Đặc biệt là sức ép tăng giá nguyên vật liệu đầu vào. Đây là những nguy cơ mà bất cứ doanh nghiệp kinh doanh xây dựng nào cũng phải lưu tâm trong đó có công ty cổ phần thương mại và sản xuất Linh Sơn.

E. MA TRẬN SWOT CỦA CÔNG TY

MA TRẬN SWOT

Cơ hội (O)

Nhu cầu xây dựng dân dụng gia tăng trong tương lai

Môi trường pháp luật thông thoáng

Chuyển giao công nghệ

Nguy cơ (T) Đối thủ cạnh tranh Nguồn vốn hạn chế Tác động khủng hoảng, tăng giá Mặt mạnh (S) Nguồn nhân lực đồng đều Quan hệ nhà cung cấp tốt Cơ sở vật chất được tăng cường S/O Cơ sở vật chất và công nghệ tăng cường

Môi trường đấu thầu thông thoáng Nhân lực S/T Đối thủ cạnh tranh Vốn hạn chế Cơ sở vật chất Nhân lực Mặt yếu (W) Vốn vay và nợ còn nhiều

Quản lý lỏng lẻo, thiếu thống nhất

Cung ứng vật tư thiếu đồng bộ

W/O

Cung ứng vật tư thiếu đồng bộ

Nhu cầu xây dựng tăng Quản lý Nhiều lĩnh vực chưa quan tâm đúng mức W/T Đối thủ cạnh tranh Nguồn vốn Quản lý

Tác động của điều kiện bên ngoài : tăng giá nguyên vật liệu

Quản lý chất lượng chưa đúng mức

Nhiều lĩnh vực chưa quan tâm đúng mức

Qua bảng ma trận S.W.O.T được tổng hợp trên đây, phần nào ta nhận định được năng lực cạnh tranh hiện tại của công ty cổ phần thương mại và sản xuất Linh Sơn trong lĩnh vực xây dựng dân dụng. Công ty có những thế mạnh và cơ hội nhất định tồn tại song song với những hạn chế cũng như nguy cơ. Để đứng vững trên thị trường xây dựng dân dụng của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới thì yêu cầu của việc nâng cao năng lực cạnh tranh là rất cần thiết.

2.1.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI NẰNG LỰC CẠNH TRANHTRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY

2.1.2.1 CÁC NHÀ CUNG CẤP ĐẦU VÀO

Đầu vào của công ty gồm những nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động xây dựng. Có thể kể đến : gạch, xi măng, cát, thép, sơn…. Thông thường để đảm bảo nguồn vốn lưu động, công ty thường có những hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp đầu vào và thanh toán trả chậm. Công ty có những nhà cung cấp truyền thống và ít khi thay đổi nhà cung cấp. Việc duy trì nhà cung cấp truyền thống có tác dụng khá lớn bởi nguồn nguyên liệu đầu vào luôn đựơc đảm bảo với mức giá ưu đãi, chiết khấu nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công trình, có những nguyên liệu mới, số lượng lớn hơn nhà cung cấp truyền thống không đủ khả năng cung ứng thì công ty gặp khó khăn trong đáp ứng kịp thời. Đôi khi, chất lượng nguyên vật liệu ở các nhà cung cấp mới có chất lượng tốt và ưu đãi mới để lôi kéo khách hàng. Công ty có mối quan hệ rất tốt với nhà cung cấp đầu vào. Đầu vào có những tác động nhất định tới năng lực cạnh tranh của công ty có thể xét trên một số khía cạnh sau: giá đấu thầu; tiến độ thi công; chất lượng của công trình, tạo lợi thế cạnh tranh dựa trên uy tín của nhà thầu.

A. GIÁ ĐẤU THẦU

Đầu vào trong hoạt động của ngành xây dựng dân dụng là một trong những khoản chi phí được đưa vào tính giá thầu. Căn cứ trên khối lượng công việc dự trù đầu vào hợp lý từ đó xây dựng mức giá thầu khả thi và có sức cạnh tranh so với các nhà thầu khác. Nếu nhà thầu không có được mức giá thấp nhất có thể nhưng đáp ứng được những yêu cầu của công trình thì khả năng thắng thầu là rất thấp. Có được nguồn đầu vào chất lượng, giá thấp có khả năng làm tăng sức cạnh tranh của công ty trên lĩnh vực xây dựng dân dụng. Nhà cung cấp đầu vào có tác động không nhỏ tới giá đấu thầu của công ty. Đầu vào của quá trình kinh doanh là một khoản mục trong chi phí và được tính vào giá thành của sản phẩm. Trong hoạt động xây dựng cũng vậy, đó không là ngoại lệ, yếu tố đầu vào hình thành nên giá đấu thấu. Doanh nghiệp có lợi thế về nhà cung cấp sẽ tạo được mức giá thầu thấp hơn đối thủ, khả năng cạnh tranh và thắng thầu sẽ cao hơn. Nhà cung cấp đầu vào cung cấp các nguyên vật liệu với giá cả phù hợp, có chế độ ưu đãi nhất định về phương thức thanh toán hay dựa trên khối lượng mua mà có những khoản chiết khấu hay giảm giá. Trên thực tế, mối quan hệ giữa nhà thầu và nhà cung cấp đầu vào là khá chặt chẽ. Nhà thầu thường chiếm dụng vốn của nhà cung cấp đầu vào thông qua phương thức chả chậm khi công trình đã hoàn thành. Điều này tạo nên lợi thế về vốn và hình thành mức giá thầu phù hợp. Giá bỏ thầu trong công trình xây dựng dân dụng là một trong bốn yếu tố đánh giá trong đấu thầu bên cạnh yếu tố về khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ; tiến độ thực hiện; các điều kiện khác để nhà thầu đạt hiệu quả trong đấu thầu. Nếu công ty có được mức giá cạnh tranh nó là một trong những yếu tố rất có lợi cho doanh nghiệp, cơ hội giành được dự án thầu sẽ rất lớn.

B. ẢNH HƯỞNG TỚI TIẾN ĐỘ THI CÔNG

Tiến độ thi công công trình là năng suất làm việc và hoàn thành công việc theo yêu cầu của công trình hay dự án. Tiến độ thi công công trình chịu tác động của nhà cung ứng đầu vào. Giả dụ công trình đang trong thời gian thi công nhưng nguyên vật liệu cần dùng để xây dựng lại thiếu, nhà cung cấp đầu vào

không có khả năng đáp ứng, trong thời gian này công ty phải tìm nguồn cung ứng bên ngoài và sẽ tạo ra độ trễ trong quá trình thi công. Hay việc nhà cung cấp chậm trễ trong giao nguyên vật liệu theo yêu cầu của công trình, giao không đủ, thiếu hay kém về chất lượng sẽ mất rất nhiều thời gian chờ đợi nguyên vật liệu tới công trình hay sửa chũa những sai sót về chất lượng.

Trên thực tế hoạt động xây dựng diễn ra liên tục tiến độ thi công chịu sự tác động của nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, sự biến động của giá cả vật liệu, nguồn nguyên vật liệu cung ứng có kịp thời hay không.Tiến độ thi công của công trình ảnh hưởng tới uy tín trong thi công của công ty. Hoàn thành công trình đúng tiến độ sẽ khiến chủ đầu tư tin tưởng hơn vào nhà thầu.

Cung cấp nguồn đầu vào tại công ty có tới hơn 50 nhà cung cấp song phạm vi địa lý cũng như mức giá của từng loại nguyên vật liệu là khác nhau. Nhà cung cấp có tác động tới khả năng cung ứng với mức chi phí thấp nhất có thể. Nhiều khi công ty tiến hành công trình ở địa địa xa trụ sở, nhà cung cấp truyền thống không thể đáp ứng vì chi phí vận chuyển làm tăng giá thầu và tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp, lúc này doanh nghiệp tìm nguồn cung thay thế rất mất thời gian mà độ tin cậy thì không đảm bảo bằng nhà cung ứng truyền thống. Trong năm 2009 công ty tiến hành xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Hải Dương khi quá trình thi công đang ở giai đoạn nước rút hoàn thành gấp, việc cung cấp sơn khá chậm trế từ nguồn cung ứng đã làm chậm công trình của công ty hoàn thành sau quy định 5 ngày. Việc sơn công trình còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nên khi thời tiết ủng hộ thì cần hoàn thành công trình càng sớm càng tốt nên nguồn đầu vào có tác động rất lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vấn đề cung cấp đầu vào kịp thời, đúng tiến độ quy định là điều kiện để tiến độ thi công đạt được đúng yêu cầu đặt ra. Ngược lại, nguồn nguyên liệu thiếu thốn, không đủ theo yêu cầu của quá trình thi công sẽ kéo dài thời gian thi công công trình, ảnh hưởng tới tiến độ thi công nói chung.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần thương mại và sản xuất Linh Sơn (Trang 37)