Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 69)

- Đặc điểm của phương thức này là:

1 CHƯƠNG 2

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Theo kế hoạch của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, mục tiêu đặt ra là năm 2012 chiếm thị phần 20% kiều hối chuyển về Việt Nam nhưng tính đến năm 2009, kiều hối Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chỉ chiếm 15% thị phần, vẫn đứng sau kiều hối Đông á và kiều hối Ngân hàng Ngoại Thương.

Về mạng lưới chi trả: Mặc dù có mạng lưới ở hầu khắp các tỉnh thành nhưng các chi nhánh của Ngân hàng Công thương thường đóng tại địa bàn thành phố trong khi người xuất khẩu lao động chủ yếu xuất thân từ các vùng nông thôn nghèo. Do vậy, mậc dù người nhà chuyển tiền về Việt Nam nhưng khách hàng không thể đến nhận, ngân hàng phải chuyển trả lại ngân hàng gửi.

Về sản phẩm dịch vụ: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chưa cung cấp được các sản phẩm đồng bộ, các gói dịch vụ liên quan đến chuyển tiền kiều hối và các sản phẩm khác. Hiện nay , Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam mới chỉ có gói sản phẩm cho người lao động xuất khẩu, gói dịch vụ tiết kiệm kiều hối.

Về công nghệ: Tốc độ xử lý của phần mềm chuyển tiền đã được cải tiến nhưng đôi khi còn xảy ra lỗi hệ thống, ảnh hưởng đến tốc độ chi trả, làm giảm chất lượng dịch vụ

Về đối tác của ngân hàng: Một số ngân hàng Đại lý của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam không quan tâm phát triển dịch vụ kiều hối. Các ngân hàng này tuy có mở tài khoản và ký hợp đồng với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nhưng không chú trọng vào việc quảng cáo, marketing nên khách hàng ít biết

đến và ít chuyển tiền qua. Danh tiếng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trên thị trường thế giới vẫn chưa mạnh nên việc chuyển điện từ ngân hàng nước ngoài về đến Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam còn qua nhiều ngân hàng trung gian. Điều này đôi khi làm phí chuyển tiền của khách hàng bị đội lên và giảm tốc độ chi trả tiền cho khách hàng. Tại một số thị trường được đánh giá là tiềm năng như Nhật, Libya, Angola… , Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vẫn chưa có kênh chuyển tiền.

Về hoạt động Marketing, hoạt động Marketing của Ngân hàng công thương còn đơn giản, chưa nhạy bén với tình hình, cơ chế không linh hoạt, lực lượng marketing còn mỏng, không gây được tiếng vang.

Tại một số thị trường được đánh giá là tiềm năng như Nhật, Libya, Angola… , Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vẫn chưa có kênh chuyển tiền.

2.3.2.2. Nguyên nhân

- Về mạng lưới chi trả: Mặc dù có mạng lưới ở hầu khắp các tỉnh thành nhưng các chi nhánh của Ngân hàng Công thương thường đóng tại địa bàn thành phố trong khi người xuất khẩu lao động chủ yếu xuất thân từ các vùng nông thôn nghèo. Do vậy, việc nhận tiền thường khó khăn, khách hàng mất nhiều thời gian.

Ngoài ra, Các chi nhánh của Ngân hàng Công thương không phải chi nhánh nào cũng chú trọng đến mảng dịch vụ kiều hối nên đã không có những chính sách khuyến khích thu hút khách hàng đến mở tài khoản nhận tiền kiều hối tại Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Hơn thế nữa, Các Ngân hàng Đại lý của Ngân hàng công thương không phải Ngân hàng nào cũng quan tâm phát triển dịch vụ kiều hối. Các ngân hàng này tuy có mở tài khoản và ký hợp đồng hợp tác chuyển tiền với Ngân hàng Công thương nhưng không chú trọng vào việc quảng cáo, marketing nên khách hàng ít biết đến và ít sử dụng dịch vụ. Danh tiếng của Ngân hàng Công thương trên thị trường thế giới vẫn chưa mạnh nên việc chuyển điện từ ngân hàng nước ngoài về đến Ngân hàng Công thương còn long vòng qua nhiều ngân hàng trung gian. Điều này đôi khi làm phí chuyển tiền của khách hàng bị đội lên và giảm tốc độ chi trả tiền cho khách hàng.

phong phú, đa dạng, chưa có những sản phẩm đồng bộ

- Về mặt công nghệ: Bộ phận phát triển công nghệ còn thiếu những cán bộ phát triển phần mềm, việc triển khai sả phẩm mới đôi khi bị chậm trễ, cán bộ điện toán của một số chi nhánh chưa quan tâm đến việc cài đặt các phần mềm liên quan để chạy chương trình kiều hối mới.

- Về hoạt động Marketing, Hoạt động marketing vẫn chưa có kế hoạch công tác cụ thể chi tiết cho từng tháng trong năm, chưa có tính kế hoạch.. Những chương trình khuyến mại vẫn chưa kịp thời, băng rôn quảng cáo vẫn chưa gây ấn tượng với khách hàng. Do vậy, khi vào mùa kiều hối, khi các ngân hàng khác tung ra chương trình khuyến mại, khách hàng biết đến chương trình của họ trước nên khách hàng của ngân hàng bị giảm

- Về phát triển thị trường, hiện nay tại một số thị trường tiềm năng, Ngân hàng TMCP công thương Việt nam vẫn chưa có kênh chuyển tiền như: Nhật, Libya, Angola, …Và tại một số thị trường có nhiều lao động làm việc như Malaysia, Đài Loan...vaanc chưa có kênh chuyển tiền hiệu quả

Ngoài ra, Ngân hàng công thương Việt Nam còn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng. Phát triển dịch vụ kiều hối là một chiến lược quan trọng trong chiến lược đa dạng hoá và hiện đại hoá các sản phẩm dịch vụ NH. Trên địa bàn Hà Nội hiện có rất nhiều NH đang hoạt động, trong đó có số lượng lớn NH cung cấp dịch vụ chi trả kiều hối, bao gồm: NH công thương, NH đầu tư và phát triển, NH ngoại thương, ngân hàng công thương, NH Sài Gòn thương tín, NH kỹ thương, NH ACB, NH Habubank, NH Phát triển nhà ĐBSCL. Thấy rõ được tầm quan trọng của kiều hối, các NH thương mại trên địa bàn đã sử dụng nhiều hình thức cạnh tranh nhằm giành lấy khách hàng. Các hình thức cạnh tranh chính:

a. Phát triển mạng lưới chi trả kiều hối:

Hiện nay, kiều hối được chi trả tại tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch của các NH, việc thực hiện đưa kiều hối chi trả tại các điểm này giúp cho khách hàng thuận tiện hơn trong việc nhận tiền, không phải đi xa, do vậy có thể nhận tiền nhanh hơn và an toàn hơn. Các NH vì thế cũng quảng bá được dịch vụ của mình rộng khắp hơn.

b. Chạy đua giảm phí nhận kiều hối:

Trước đây, phí nhận kiều hối ở mức 3.5% lượng tiền chuyển, nhưng hiện nay, mức phí này giảm xuống chỉ còn 0.2-0.5% tuỳ theo mỗi lượng tiền, nếu khách hàng nhận bằng VND thì không phải trả bất kỳ khoản phí nào.

c. Các hình thức khuyến mãi:

Khách hàng đến nhận tiền ở một số NH ngoài việc không phải trả một khoản phí nào nếu nhận tiền bằng VND, thậm chí còn có quà tặng kèm theo. Hình thức khuyến mãi này thường được các NH tung ra vào các dịp lễ và tết nguyên đán, khi mà lượng kiều hối chuyển về tăng lên rất nhiều. Bên cạch đó, các NH còn tung ra chương trình rút thăm trúng thưởng nhằm mục đích thu hút khách hàng.

d. Tiếp thị và quảng bá:

Nhiều NH có cả một đội ngũ cán bộ đi khai thác thị trường, họ đến cả các địa bàn xa xôi hẻo lánh, đến từng hộ gia đình có người sinh sống, làm việc và học tập tại nước ngoài để tiếp thị và quảng bá. Họ sẵn sàng mở tài khoản và hướng dẫn khách hàng ngay tại nhà.

e. Nâng cao chất lượng dịch vụ chi trả kiều hối:

Các NH đều ý thức chất lượng dịch vụ là yếu tố mang tính chiến lược nhất. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ chi trả kiều hối tập trung ở các khâu: Đào tạo đội ngũ cán bộ kiều hối là các giao dịch viên và những người nằm trong bộ phận kiều hối, hoàn thiện quy trình chi trả kiều hối Nhanh-Chính Xác-Thuận Tiện- An Toàn.

Như vậy, chương 2 đã đánh giá được thực trạng dịch vụ chuyển tiền kiều hối của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong giai đoạn 2006 đến năm 2009, đã đánh giá được những thành công, đã tìm ra những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối. Từ đó, chúng ta tìm ra những giải pháp phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối này.

CHƯƠNG 3

KIỀU HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w