- Đặc điểm của phương thức này là:
1 CHƯƠNG 2
2.3.2.2. Nguyên nhân
- Về mạng lưới chi trả: Mặc dù có mạng lưới ở hầu khắp các tỉnh thành nhưng các chi nhánh của Ngân hàng Công thương thường đóng tại địa bàn thành phố trong khi người xuất khẩu lao động chủ yếu xuất thân từ các vùng nông thôn nghèo. Do vậy, việc nhận tiền thường khó khăn, khách hàng mất nhiều thời gian.
Ngoài ra, Các chi nhánh của Ngân hàng Công thương không phải chi nhánh nào cũng chú trọng đến mảng dịch vụ kiều hối nên đã không có những chính sách khuyến khích thu hút khách hàng đến mở tài khoản nhận tiền kiều hối tại Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Hơn thế nữa, Các Ngân hàng Đại lý của Ngân hàng công thương không phải Ngân hàng nào cũng quan tâm phát triển dịch vụ kiều hối. Các ngân hàng này tuy có mở tài khoản và ký hợp đồng hợp tác chuyển tiền với Ngân hàng Công thương nhưng không chú trọng vào việc quảng cáo, marketing nên khách hàng ít biết đến và ít sử dụng dịch vụ. Danh tiếng của Ngân hàng Công thương trên thị trường thế giới vẫn chưa mạnh nên việc chuyển điện từ ngân hàng nước ngoài về đến Ngân hàng Công thương còn long vòng qua nhiều ngân hàng trung gian. Điều này đôi khi làm phí chuyển tiền của khách hàng bị đội lên và giảm tốc độ chi trả tiền cho khách hàng.
phong phú, đa dạng, chưa có những sản phẩm đồng bộ
- Về mặt công nghệ: Bộ phận phát triển công nghệ còn thiếu những cán bộ phát triển phần mềm, việc triển khai sả phẩm mới đôi khi bị chậm trễ, cán bộ điện toán của một số chi nhánh chưa quan tâm đến việc cài đặt các phần mềm liên quan để chạy chương trình kiều hối mới.
- Về hoạt động Marketing, Hoạt động marketing vẫn chưa có kế hoạch công tác cụ thể chi tiết cho từng tháng trong năm, chưa có tính kế hoạch.. Những chương trình khuyến mại vẫn chưa kịp thời, băng rôn quảng cáo vẫn chưa gây ấn tượng với khách hàng. Do vậy, khi vào mùa kiều hối, khi các ngân hàng khác tung ra chương trình khuyến mại, khách hàng biết đến chương trình của họ trước nên khách hàng của ngân hàng bị giảm
- Về phát triển thị trường, hiện nay tại một số thị trường tiềm năng, Ngân hàng TMCP công thương Việt nam vẫn chưa có kênh chuyển tiền như: Nhật, Libya, Angola, …Và tại một số thị trường có nhiều lao động làm việc như Malaysia, Đài Loan...vaanc chưa có kênh chuyển tiền hiệu quả
Ngoài ra, Ngân hàng công thương Việt Nam còn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng. Phát triển dịch vụ kiều hối là một chiến lược quan trọng trong chiến lược đa dạng hoá và hiện đại hoá các sản phẩm dịch vụ NH. Trên địa bàn Hà Nội hiện có rất nhiều NH đang hoạt động, trong đó có số lượng lớn NH cung cấp dịch vụ chi trả kiều hối, bao gồm: NH công thương, NH đầu tư và phát triển, NH ngoại thương, ngân hàng công thương, NH Sài Gòn thương tín, NH kỹ thương, NH ACB, NH Habubank, NH Phát triển nhà ĐBSCL. Thấy rõ được tầm quan trọng của kiều hối, các NH thương mại trên địa bàn đã sử dụng nhiều hình thức cạnh tranh nhằm giành lấy khách hàng. Các hình thức cạnh tranh chính:
a. Phát triển mạng lưới chi trả kiều hối:
Hiện nay, kiều hối được chi trả tại tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch của các NH, việc thực hiện đưa kiều hối chi trả tại các điểm này giúp cho khách hàng thuận tiện hơn trong việc nhận tiền, không phải đi xa, do vậy có thể nhận tiền nhanh hơn và an toàn hơn. Các NH vì thế cũng quảng bá được dịch vụ của mình rộng khắp hơn.
b. Chạy đua giảm phí nhận kiều hối:
Trước đây, phí nhận kiều hối ở mức 3.5% lượng tiền chuyển, nhưng hiện nay, mức phí này giảm xuống chỉ còn 0.2-0.5% tuỳ theo mỗi lượng tiền, nếu khách hàng nhận bằng VND thì không phải trả bất kỳ khoản phí nào.
c. Các hình thức khuyến mãi:
Khách hàng đến nhận tiền ở một số NH ngoài việc không phải trả một khoản phí nào nếu nhận tiền bằng VND, thậm chí còn có quà tặng kèm theo. Hình thức khuyến mãi này thường được các NH tung ra vào các dịp lễ và tết nguyên đán, khi mà lượng kiều hối chuyển về tăng lên rất nhiều. Bên cạch đó, các NH còn tung ra chương trình rút thăm trúng thưởng nhằm mục đích thu hút khách hàng.
d. Tiếp thị và quảng bá:
Nhiều NH có cả một đội ngũ cán bộ đi khai thác thị trường, họ đến cả các địa bàn xa xôi hẻo lánh, đến từng hộ gia đình có người sinh sống, làm việc và học tập tại nước ngoài để tiếp thị và quảng bá. Họ sẵn sàng mở tài khoản và hướng dẫn khách hàng ngay tại nhà.
e. Nâng cao chất lượng dịch vụ chi trả kiều hối:
Các NH đều ý thức chất lượng dịch vụ là yếu tố mang tính chiến lược nhất. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ chi trả kiều hối tập trung ở các khâu: Đào tạo đội ngũ cán bộ kiều hối là các giao dịch viên và những người nằm trong bộ phận kiều hối, hoàn thiện quy trình chi trả kiều hối Nhanh-Chính Xác-Thuận Tiện- An Toàn.
Như vậy, chương 2 đã đánh giá được thực trạng dịch vụ chuyển tiền kiều hối của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong giai đoạn 2006 đến năm 2009, đã đánh giá được những thành công, đã tìm ra những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối. Từ đó, chúng ta tìm ra những giải pháp phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối này.
CHƯƠNG 3
KIỀU HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Namthương Việt Nam thương Việt Nam
3.1.1. Định hướng chung
Để tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, hội nhập thành công, giữ vững vai trò chủ lực của NHCT ở thị tường Việt Nam, định hướng chiển lược phát triểnNgân hàng TMCP Công thương Việt Namtrong thời gian tới là tiếp tục đổi mới, cơ cấu lại triệt để và toàn diện hơn nhằm: Xây dựngNgân hàng TMCP Công thương Việt Namthành tập đoàn tài chính mạnh, hiện đại, phát triển bền vững và giữ vị trí hàng đầu Việt Nam; hoạt động kinh doanh đa năng với chất lượng dịch vụ cao, năng lực tài chính lành mạnh, trình độ công nghệ, nguồn nhân lực và quản trị ngân hàng đạt mức tiên tiến theo các thông lệ chuẩn mực quốc tế; phấn đấu đến năm 2015 đưaNgân hàng TMCP Công thương Việt Namtrở thành tập đoàn tài chính mạnh trong khu vực.
NHCT Việt Nam ưu tiên tập trung đầu tư phát triển công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống công nghẹ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn và hiệu quả, đảy mạnh ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong lĩnh vực quản trị ngân hàng, kiểm soát rủi ro, phát triển sản phẩm dịch vụ mới.Ngân hàng TMCP Công thương Việt Namcoi công nghệ ngân hàng là yếu tố then chốt, là cơ sở nền tảng để hội nhập tích cực với khu vực, quốc tế, nang cao sức cạnh tranh, chất lượng, năng suất, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHCT VN.
Ngân hàng Công thương Việt Nam trong năm 2010 tiếp tục bám sát mục tiêu chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, phát triển tích cực các mặt hoạt động kinh doanh, thực hiện các bước đi vững chắc tiến đến xây dựng phát triển Tập đoàn ngân hàng tài chính hàng đầu tại VN. Phương châm hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là :
3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ kiều hối
- Phát triển sản phẩm và công nghệ mới
Cải tiến nâng cấp sản phẩm chuyển tiền kiều hối online “Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam eRemit”
Phát triển chức năng chuyển tiền đi Western Union trong hệ thống Incas.
Phối hợp với Trung tâm Công nghệ Thông tin cải tiến chức năng module kiều hối tại trụ sở chính.
Phối hợp với Trung tâm công nghệ thông tinNgân hàng TMCP Công thương Việt Namvà Western Union phát triển và triển khai hệ thống kết nối từ máy chủ đến máy (Host to Host) tích hợp với hệ thống Incas.
Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng nhận tiền kiều hối tạiNgân hàng TMCP Công thương Việt Namtrên cơ sở đó có chính sách quản lý và chăm sóc khách hàng.
-Phát triển thị trường
Tìm kiếm đối tác, đàm phán và ký kết thêm các hợp đồng hợp tác chuyển tiền kiều hối, phát triển thêm các kênh chuyển tiền kiều hối mới.
Nghiên cứu, phân tích đánh giá tiềm năng về dịch vụ kiều hối theo từng thị trường, từng quốc gia, khảo sát một số thị trường có tiềm năng lớn về kiều hối. Triển khai các giải pháp phát triển kiều hối thích hợp với từng thị trường
Theo dõi tình hình thực hiện, phân tích đánh giá hiệu quả của các hợp đồng hợp tác về dịch vụ kiều hối đã ký với các đối tác. Giải quyết các vướng mắc phát sinh, củng cố mối quan hệ hợp tác với các đối tác.
Nghiên cứu đánh giá tiềm năng kiều hối từng địa bàn, từng chi nhánh. Phân tích, đánh giá kết quả triển khai dịch vụ kiều hối của các chi nhánh. Phát triển màng lưới mở rộng mang lưới chi trả kiều hối của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đến tất cả các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm
Tìm kiếm, phát triển đại lý phụ triển khai dịch vụ Western Union
Nghiên cứu, phân tích chính sách dịch vụ kiều hối của các Ngân hàng thương mại khác ở Việt Nam. Đề xuất các giảp pháp đảm bảo tính cạnh tranh của NHCT VN
- Công tác Marketing, quảng bá giới thiệu sản phẩm kiều hối của NHCT Việt Nam
Hợp tác với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức để quảng bá sản phẩm dịch vụ kiều hối của NHCT Việt Nam thông qua Đại Sứ quán, Tổng lãnh sự quán, các trung tâm mua sắm của người Việt tại một số các quốc gia có nhiều Việt Kiều.
Phát triển, duy trì mối quan hệ với các Đại sứ quán, ban quản lý lao động ngoài nước, các hiệp hội người Việt Nam ở nước ngoài.
Khảo sát và quảng bá dịch vụ kiều hối của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đến cộng đồng người Việt tại một số thị trường có nhiều Việt kiều và người lao động xuất khẩu
Phối hợp với ban thông tin truyền thông quảng bá sản phẩm dịch vụ kiều hối trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo giấy, báo điện tử, tạp chí, phát thanh, truyền hình,..).
Nghiên cứu thiết kế và tổ chức in tờ rơi hướng dẫn và giới thiệu dịch vụ chuyển tiền kiều hối của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Phối hợp với Cục quản lý lao động nước ngoài (bộ lao động thương binh xã hội), trung tâm đào tạo XNK lao động, các Công ty xuất khẩu lao động tổ chức tập huấn cán bộ các Công ty xuất khẩu lao động và người lao động xuất khẩu
Phát triển và tăng cường mối quan hệ hợp tác với các Công ty xuất khẩu lao động trong việc chuyển tiền kiều hối qua NHCT Việt Nam.
Phối hợp với Ban thông tin truyền thông cải tiến và cập nhật nội dung giới thiệu dịch vụ kiều hối trên trang Web của NHCT Việt Nam
Phối hợp đối tác nước ngoài (Wells fargo Bank, Bank of Newyork, Paylyn) giới thiệu, quảng bá sản phẩm kiều hối Express Send, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam eRemit tại thị trường Mỹ
Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức chương trình khuyến mại đối với khách hàng nhận tiền kiều hối qua NHCT Việt Nam trong năm 2010
tại địa bàn chi nhánh.
- Triển khai sản phẩm và dịch vụ khách hàng
Hỗ trợ các chi nhánh triển khai, thực hiện dịch vụ kiều hối và xử lý các giao dịch kiều hối. Giải quyết các vướng mắc phát sinh, hướng dẫn và hỗ trợ chi nhánh, khách hàng và đối tác
Quản lý, giám sát việc triển khai thực hiện dịch vụ kiều hối của các chi nhánh. Phân tích đánh giá chất lượng dịch vụ kiều hối của NHCT Việt Nam. Đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng và phát triển dịch vụ kiếu hối.
3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Namthương mại Cổ phần Công thương Việt Nam thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
3.2.1. Phát triển đa dạng sản phẩm kiều hối
Hiện nay các ngân hàng đang nỗ lực tung ra các sản phẩm chuyển tiền kiều hối để thu hút khách hàng, chính vì vậy cần phải nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới về kiều hối như chuyển tiền kiều hối về thẻ tín dụng trả trước, về tài khoản tiết kiệm, chi trả kiều hối tại nhà, qua ví điện tử, qua Mobile Phone. Với những sản phẩm dịch vụ này, ngân hàng tạo cho khách hàng nhiều sự lưa chọn trong sử dụng dịch vụ, tùy từng thị trường, khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm chuyển tiền có mức phí thấp nhất, số tiền chuyển về nhanh nhất.
3.2.2. Tăng cường thêm hoạt động khảo sát nghiên cứu thị trường
Tăng cường khảo sát nghiên cứu đối với từng thị trường, phân loại khách hàng để tìm hiểu sâu hơn nhu cầu của khách hàng, qua đó có thể đoán biết được những nhu cầu tiềm ẩn của họ để nghiên cứu nhằm đưa ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu đó. Ví dụ như đối với thị trường Đài Loan, Hàn quốc nơi lao động Việt Nam có thu nhập cao và ổn định nên ngoài nhu cầu gửi tiền về cho người thân thì những lao động còn muốn giữ lại một phần cho mình để sau khi trở về nước họ có một khoản tiền để có thể đầu tư đảm bảo cho cuộc sống của họ. Do đó, đối với những thị trường này nên đưa ra loại sản phẩm chuyển tiền kiều hối sang tiền gửi tiết kiệm
cộng dồn cho chính người gửi; Còn đối với khách hàng tại những thị trường mà người dân có mức thu nhập cao và sử dụng nhiều phương tiện liên lạc hiện đại như Mỹ, Đức, Anh,…ở những thị trường này khách hàng thường ít quan tâm đến mức phí mà chỉ quan tâm đến những kênh chuyển tiền nhanh chóng thuận tiện không mất nhiều thời gian như kênh chuyển tiền quan Internet, chuyển tiền qua dịch vụ nhắn tin trên điện thoại di động,…
Còn đối với những thị trường mà người Việt ở đó có thu nhập thấp như Malaysia thì nên chọn đối tác để đưa ra được sản phẩm chuyển tiền có mức phí thấp.
Đồng thời đẩy mạnh hoạt động này ta có thể tìm kiếm được nhiều đối tác hơn để mang lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.
Ngoài ra, cán bộ phân tích thị trường cần nghiên cứu tìm hiểu các thị trường chủ chốt, thị trường có tiềm năng lớn để có được các kênh chuyển tiền mới hiệu quả. Chẳng hạn như thị trường Trung Đông, Lybia… nơi có nhiều lao động xuất khẩu với mức thu nhập cao. Nếu khai thác tốt thị trường này, lượng kiều hối chuyển về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sẽ có mức tăng đáng kể. Đối với những hợp đồng hợp tác đã ký kết, cần phân tích đánh giá lại hiệu quả sản phẩm đem lại, cần trao đổi công việc thường xuyên
3.2.3. Mở rộng hợp tác với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài và thiết lập thêm nhiều kênh chuyển tiềnthiết lập thêm nhiều kênh chuyển tiền thiết lập thêm nhiều kênh chuyển tiền
Đánh giá lại hiệu quả của cách hợp đồng chuyển tiền đã ký, và các kênh chuyển tiền hiện tại. Tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp đẩy mạnh tính hiệu quả của các hợp đồng, đồng thời tìm kiếm thêm đối tác chú trọng đến phát triển kiều hối trên nhiều thị trường, ký thêm các hợp đồng mới với các sản phẩm mới.
Hiện nay, một số nhà cung cấp dịch vụ mạng viễn thông di động và ngân hàng kết hợp với nhau để mở thêm một kênh chuyển tiền thuận tiện với cước phí re để