Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 31)

- Đặc điểm của phương thức này là:

1.4.2. Nhân tố khách quan

Thứ nhất, Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ.

Các chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi một nước được đưa nhằm mục đích điều tiết, định hướng phát triển nền kinh tế của nước đó. Trong các chính sách này có một số chính sách ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động ngoại thương và ảnh hưởng gián tiếp đền sự phát triển của nghiệp vụ chuyển kiều hối trong hoạt động thanh toán quốc tế như: chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách quản lý ngoại hối.

Đối với chính sách thuế và chính sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu nếu chính sách đưa ra không hợp lý sẽ dẫn đến hạn chế xuất khẩu hoặc thu hẹp nhập khẩu hoặc hạn chế cả hai xuất nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng tới kim ngạch xuất nhập khẩu. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu cũng như thanh toán quốc tế là rất cần thiết bởi những hoạt động này mang tính rủi ro cao.

Chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách ngoại thương nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực rất rộng bao gồm các hoạt động ngoại thương, đầu tư tài chính, dịch vụ quốc tế, chuyển giao công nghệ và nhiều hoạt động kinh tế khác, trong đó hoạt động ngoại thương là một hoạt động trọng tâm và chính sách kinh tế đối ngoại chính là cơ sở nền tảng và có tác động trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế.

Chính sách ngoại hối là những quy định liên quan tới pháp lý, những thể lệ của ngân hàng nhà nước trong vấn đề quản lý ngoại tệ, quản lý vàng bạc đá quý và

những giấy tờ có giá trị bằng ngoại tệ; cũng như việc trao đổi, sử dụng mua bán ngoại tệ trên thị trường và trong quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài…với chức năng là trung gian thanh toán, khi thực hiện thanh toán quốc tế, hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò kiểm soát luồng tiền ra vào của một đất nước. Vì vậy, các ngân hàng thương mại được phép tham gia hoạt động thanh toán quốc tế phải tuân thủ đầy đủ, chấp hành nghiêm ngặt các quy định về quản lý ngoại hối do ngân hàng nhà nước ban hành. Ngược lại, nếu chính sách ngoại hối của nhà nước đưa ra không đúng đắn sẽ tác động xấu đến cán cân thanh toán từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cân đối ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế của ngân hàng.

Trong hoạt động thanh toán quốc tế, thông thường ngoại tệ mạnh tự do chuyển đổi sẽ được sử dụng trong các giao dịch. Để xác định giá trị quy đổi của đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác, các nước dùng tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là một nhân tố nhạy cảm được xác định bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ. Không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, biến động của tỷ giá còn ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc cân nhắc mua bán ngoại tệ trở nên rất khó khăn khi tỷ giá thay đổi liên tục, bất thường và hậu quả là nguồn ngoại tệ phục vụ thanh toán bị ảnh hưởng. Từ đó các ngân hàng buộc phải lựa chọn: hoặc chấp nhận co hẹp hoạt động thanh toán quốc tế, hạn chế đối tượng khách hàng hoặc phải chịu lỗ về kinh doanh ngoại tệ, bù lại ngân hàng sẽ giữ được khách hàng. Nếu biết chọn thời điểm và tính toán khả năng cân đối ngoại tệ cân nhắc lợi ích tổng thể từ các dịch vụ khác do hoạt động thanh toán quốc tế đem lại như nguồn tiền gửi, ký quỹ, tín dụng, dịch vụ phí…có thể sẽ trở thành cơ hội cho ngân hàng thu hút thêm một lượng khách hàng mới.

Để tạo điều kiện thúc đẩy thị trường kiều hối qua kênh chính thức phát triển mạnh hơn, thu hẹp kiều hối chuyển qua kênh phi chính thức, Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương thu hút kiều hối bằng cách bãi bỏ nhiều quy định về thuế và không giới hạn số lượng ngoại tệ được chuyển về Việt Nam đối với người nhận và người gửi. Người nhận không phải chịu thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về hoặc bắt buộc phải bán ngoại tệ cho NH như trước đây, quyền lợi

của người nhận và người gửi được đảm bảo, đồng thời các hình thức chuyển tiền được mở rộng để thu hút nguồn ngoại tệ kiều hối từ nước ngoài về VN.

Thứ hai, chính sách xuất khẩu lao động của nhà nước

Trích đăng lời của ông Daniel Mont, chuyên gia cao cấp của WB tại Việt Nam: "Chúng tôi hy vọng khi kinh tế thế giới hồi phục và Chính phủ Việt Nam chú trọng chính sách lao động ở nước ngoài thì lượng kiều hối sẽ tăng."

Xuất khẩu lao động đóng vai trò nhất định trong sự phát triển của một đất nước ở chỗ cung cấp kiều hối, giảm sức ép việc làm, mang lại thêm thu nhập cho gia đình. Nhưng việc phụ thuộc quá nhiều vào lao động di cư cũng mang lại rủi ro cho các bên. Nếu đưa lao động ra ngoài quá nhiều thì công việc của chính phủ trở nên dễ dàng. “Tôi chỉ cần đưa người ra nước ngoài, khỏi phải mất công đầu tư, đào tạo, cải thiện môi trường kinh doanh hay bảo trợ xã hội mà lại thu được kiều hối”. Nhưng tôi nghĩ có những rủi ro sau: nếu quá phụ thuộc vào lao động di cư, nó sẽ giảm sức ép đối với chính phủ và doanh nghiệp trong việc cải thiện nền kinh tế quốc doanh, tăng năng suất, sức sáng tạo, đổi mới...

Mặt khác, các tài năng của đất nước sẽ đổ ra ngoài. Cho dù thu được kiều hối nhưng sẽ không có lợi về năng suất, sức sáng tạo... Chúng ta thường gọi tình trạng này là chảy máu chất xám.

Thứ ba chính sách của nhà nước với người Việt Nam ở nước ngoài

Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận góp phần đáng kể vào khối lượng kiều hối chuyển về nước. Nếu chính sách của nhà nước đáp ứng tốt hơn những lợi ích thiết thân của người Việt Nam ở nước ngoài, tạo điều kiện để bà con gắn bó hơn với quê hương, thể hiện được tinh thần “người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời” của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Cách đây sáu năm, nghị quyết 36 NQ/TW của Bộ Chính trị về người Việt Nam ở nước ngoài đã được triển khai thực hiện. Nghị quyết đã được Quốc hội thể chế hoá trong nhiều văn bản pháp luật liên quan, được Chính phủ và các bộ, ngành cụ thể hoá bằng việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới những văn bản pháp quy quan trọng liên quan đến Người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) như: luật về quốc tịch, đất đai, nhà ở, đầu tư, doanh nghiệp, pháp lệnh về ngoại hối, các quy định về miễn thị thực nhập xuất cảnh cho người Việt nam ở nước ngoài về cư trú, hồi hương,… theo

hướng ngày thuận lợi cho kiều bào và đang tích cực thúc đẩy việc ban hành “Chính sách, biện pháp thu hút chuyên gia, trí thức người Việt nam ở nước ngoài xây dựng đất nước” nhằm tạo bước chuyển mới trong việc thu hút “chất xám” của các chuyên gia, trí thức kiều bào

Thứ tư, tình hình kinh tế thế giới

Tình hình kinh tế thế giới ảnh hưởng khá lớn đến lượng kiều hối chuyển về nước. Nếu nền kinh tế thế giới ít biến động, lượng kiêu hối chuyển về sẽ ổn định. Nếu nền kinh tế khủng hoảng, nạn thất nghiệp xảy ra, thu nhập của nhà kinh doanh, người lao động giảm, công ăn việc làm khó khăn, lượng kiều hối chuyển về giảm.

Như vậy, chương 1 đã khái quát dịch vụ chuyển tiền kiều hối của ngân hàng thương mại, ý nghĩa nguồn tiền kiều hối, các tiêu thức phản ánh mực độ phát triển cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối. Từ đó chúng ta có cái nhìn khái quát được dịch vụ chuyển tiền kiều hối để đánh giá được thực trạng dịch vụ chuyển tiền kiều hối của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w