Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần truyền thông PCEN (Trang 26)

* Nhu cầu thị trường

Nhu cầu của người tiêu dùng luôn gắn chặt với chiến lược tiêu thụ cũng như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn thành công trong sản xuất kinh doanh thì phải biết được rằng họ chỉ có thể : “ Sản xuất cái mà thị trường cần chứ không thể sản xuất cái mà mà họ có” nếu không đáp ứng được nhu cầu của thị trường hay nói cách khác không thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, người tiêu dùng thì doanh nghiệp đó sẽ phá sản. Do vậy cần phải xem xét một các kỹ lưỡng thị trường ( khách hàng) đang cần cái gì, sở thích của họ ra sao trước khi bước vào sản xuất hoặc thực hiện một chiến lược một chiến lược tiêu thụ một loại hàng hóa nào đó.

* Số lượng các đối thủ cạnh tranh

-Các đối thủ cạnh tranh bao gồm các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành và các đối thủ tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành trong tương lai. Đối thủ cạnh tranh sẽ người chiếm giữ một phần thị trường sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh và luôn có ý định mở rộng thị trường, thậm chí thu hút khách hàng của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần tìm mọi cách để nắm bắt và phân tich các thông tin về đối thủ cạnh tranh như: Chính sách giá cả, chính sách sản phẩm, chính sách quảng cáo.. để có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp .

* Thị hiếu của người tiêu dùng

Các sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với thị hiếu của khách hàng như vậy mới thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng mới mong tang tốc độ tiêu thụ.Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới lượng cầu trên thị trường.

Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hơn nếu hàng hóa hợp với thị hiếu và nhu cầu thiết yếu của họ.

Khách hàng và nhu cầu của khách hàng quyết định tới quy mô và cơ cấu nhu cầu thị trường của doanh nghiệp. Đó là yếu tố quan trọng nhất khi tiến hành hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt độngt tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp phải duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng cũ và lôi cuốn tạo niềm tin với khách hàng mới

* Các yếu tố kinh tế và xã hội

Thu nhập bình quân đầu người ( GNP): tác động lớn tới nhu cầu tiêu dùng. GNP càng cao sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu …Làm cho tốc độ tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp cũng tăng lên.

Yếu tố làm phát: lạm phát tăng làm tăng giá cả của các yếu tố đầu vào, làm tăng giá bán hạn chế mức tiêu thụ.

Lãi suất cho vay của ngân hàng: Lãi suất cho vay của ngân hàng tăng làm chi phí kinh doanh tăng lên dẫn đến giá bán tăng và tiêu thụ giảm

Các yếu tố văn hóa, xã hội: phong tục tập quán, xu hướng vận động của dân số, thu nhập và phân bổ của người tiêu dùng… cũng là những yếu tố tác động lơn tới hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Vì thế các doanh nghiệp cần phải nắm vững các thông tin này để hoạt động tiêu thụ được diễn ra có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần truyền thông PCEN (Trang 26)