Đặc điểm khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn xã hội trong việc phát triển nguồn nhân lực trẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An) (Trang 43)

8. Phương pháp nghiên cứu

1.4.2 Đặc điểm khách thể nghiên cứu

Bảng 1.2: Đặc điểm của khách thể nghiên cứu

Đặc điểm của khách thể nghiên cứu Số lƣợng Tỷ lệ (Đơn vị: %) Giới tính Nam 200 40 Nữ 300 60 Tổng 500 100 Nhóm tuổi 18 - 24 tuổi 30 6,0 25 – 29 tuổi 172 34,4 30 - 34 tuổi 298 59,6 Tổng 500 100

41

Trình độ học vấn

Dưới phổ thông trung học 0 0

Phổ thông trung học 34 1,4 Trung cấp nghề 383 6,8 Cao đẳng/đại học 76 76,6 Sau đại học 500 15,2 Tổng 7 100 Tình trạng hôn nhân Độc thân 111 22,2 Đang có vợ/chồng 374 74,8 Ly hôn/ly thân/góa 9 1,8

Sống chung chưa kết hôn 6 1,2

Tổng 500 100,0

Tôn giáo

Không theo tôn giáo nào 463 92,6

Phật giáo 19 3,8

Thiên chúa giáo 6 1,2

Tôn giáo khác 12 2,4

Tổng 500 100

Thâm niên công tác

Từ 1-5 năm 265 53,0 Từ 6-10 năm 186 37,2 Từ 11-16 năm 49 9,8 Tổng 500 100,0 Vị trí làm việc Quản lý cấp cao 16 3,2 Quản lý cấp trung 60 12,0 Nhân viên 424 84,8 Tổng 500 100,0

Về giới tính: Trong tổng số 500 người được phỏng vấn, số lượng nam giới

đang công tác cho khu vực kinh tế nhà nước là 200 người, chiếm tỷ lệ 40%, số lượng nữ giới công tác trong khu vực kinh tế nhà nước là 300 người, chiếm tỷ lệ 60%. Như vậy, trong số mẫu ngẫu nhiên của nghiên cứu, tỷ lệ nữ nhiều hơn nam giới.

42

Về độ tuổi, trong số 500 người được khảo sát từ 14 đến 34 tuổi, nhóm từ 30-

34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, 59,6% (tương đương với 298 người), trong khi đó, số lượng nhân lực trong khoảng tuổi từ 18-24 chiếm tỷ lệ rất nhỏ 6% (tương đương với 30 người). Nhóm từ 25-29 tuổi chiếm tỷ lệ trung bình: 34,4% (tương đương với 172 người).

Về trình độ học vấn: Tại thời điểm nghiên cứu, nguồn nhân lực trẻ ở Nghệ

An đa số có trình độ cao đẳng và đại học, có đến 383 người trong tổng số 500 người được phỏng vấn đã tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học, chiếm 76,6%. Tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ sau đại học cũng chiếm một tỷ lệ tương đối 15,2% (tương đương với 76 người). Chỉ có một số rất ít người có trình độ trung cấp nghề (6,8%) và trung học phổ thông 1,4% (chỉ có 34 và 7 người trên tổng số 500 người trả lời).

Về tình trạng hôn nhân: đa số những người được phỏng vấn đang kết hôn,

chiếm 74,8%, tỷ lệ những người sống độc thân chiếm 22,2%. Một số ít trường hợp còn lại đang ly hôn/ly thân/góa (chiếm 1,8%) hoặc sống chung chưa kết hôn (chiếm 1,2%).

Về tôn giáo: có đến 92,6% số người được phỏng vấn cho biết họ không theo

tôn giáo nào, chỉ có 7,4% số người trả lời theo tôn giáo, trong đó, số người theo phật giáo chiếm 3,8%, số người theo thiên chúa giáo chiếm 1,2%, và 2,4% số người trả lời cho biết họ theo tôn giáo khác.

Về thâm niên công tác: nguồn nhân lực đang công tác ở khu vực kinh tế nhà

nước trong mẫu nghiên cứu đa phần có thâm niên công tác từ 1 đến 5 năm. Có đến gần một nửa (265 người) số người được phỏng vấn đã có thâm niên công tác từ 1 đến 5 năm, chiếm 53%. Tỷ lệ những người có thâm niên công tác từ 6 đến 10 năm cũng chiếm tỷ lệ tương đối, 37,2% (161 người). Chỉ có 9,8% số người được phỏng vấn cho biết họ đã công tác được từ 11 đến 16 năm.

Tuy nhiên, không phải tuổi càng cao thì thâm niêm công tác càng cao. Bảng sau mô tả thâm niên công tác chia theo nhóm tuổi.

43

Bảng 1.3: Thâm niên công tác chia theo nhóm tuổi (P=0,00) Thâm niên công tác

Dƣới 5 năm 6 - 10 năm 11 - 16 năm

Nhóm Tuổi từ 18 - 24 Số lượng 30 0 0 % trong thâm niên công tác 11,3 0,0 0,0 từ 25 - 29 Số lượng 153 19 0 % trong thâm niên công tác 57,7 10,2 0,0 từ 30-34 Số lượng 82 167 49 % trong thâm niên công tác 30,9 89,8 100,0 Tổng Số lượng 265 186 49 % trong thâm niên công tác 100,0 100,0 100,0

Trong số những người đã công tác ở khu vực kinh tế nhà nước có thâm niên từ 5 năm trở xuống, có đến 30,9% từ 30 đến 34 tuổi trong khi tỷ lệ này ở nhóm từ 20-24 tuổi chỉ chiếm 11,3%.

Ngoài ra, có sự khác biệt về thâm niên công tác phân theo tình trạng hôn nhân của người trả lời. Bảng sau mô tả sự khác biệt đó.

Bảng 1.4: Thâm niên công tác chia theo tình trạng hôn nhân (P=0,00).

Thâm niên công tác

Dƣới 5 năm 6 - 10 năm 11 - 16 năm

Tình trạng hôn nhân Độc thân Số lượng 98 12 1 % trong tình trạng hôn nhân 88,3 10,8 0,9 Đang có vợ/chồng Số lượng 158 168 48 % trong tình trạng hôn nhân 42,2 44,9 12,8

44

Thâm niên công tác

Dƣới 5 năm 6 - 10 năm 11 - 16 năm

Ly thân/ly hôn/góa Số lượng 4 5 0 % trong tình trạng hôn nhân 44,4 55,6 0,0 Sống chung chưa kết hôn Số lượng 5 1 0 % trong tình trạng hôn nhân 83,3 16,7 0,0 Tổng Số lượng 265 186 49 % trong 53,0 37,2 9,8

Đa số những người độc thân trong mẫu nghiên cứu có thâm niên công tác từ 5 năm trở xuống, chiếm 88,3% (tương đương với 98 người) trong số những người độc thân. Không có ai trong số những người đang có vợ/chồng có thâm niên công tác trên 11 năm. Đa phần trong số họ có thâm niên công tác từ 5 năm trở xuống và từ 6 đến 10 năm. Tuy nhiên những người có thâm niên công tác từ 5 năm trở xuống và từ 6 đến 10 năm lại chiếm tỷ lệ khá đồng đều nhau (42,2% và 44,9%). Phần lớn những người đang ly thân/ly hôn/góa đã công tác trong khu vực kinh tế nhà nước từ 6 đến 10 năm (chiếm 55,6%). Bên cạnh đó, đa số những người sống chung chưa kết hôn có thâm niên công tác từ năm năm trở xuống (83,3%). Hệ số Chi-Square Tests là 0.00 đã chứng minh sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Như vậy, có sự khác biệt về thâm niên công tác giữa các nhóm có tình trạng hôn nhân khác nhau.

Về vị trí làm việc: Trong số những người được phỏng vấn, có 3,2% người

làm đang làm quản lý cấp cao (16 người), tương đương với giám đốc hoặc phó giám đốc. Tỷ lệ những người làm quản lý cấp trung, tương đương với vị trí trưởng hoặc phó phòng cũng chiếm tỷ lệ tương đối, chiếm 12% (60 người). Số còn lại, 244 người trong tổng số 500 người trả lời (chiếm 84,8%) là nhân viên.

Có sự khác biệt về vị trí làm việc theo giới tính trong số những người được phỏng vấn. Bảng sau mô tả sự khác biệt đó.

45

Bảng 1.5: Vị trí làm việc phân theo giới tính (P=0,006)

Giới tính

Vị trí công việc hiện tại

Tổng quản lý

cấp cao

quản lý

cấp trung nhân viên

Nam Số lượng 9 34 157 200 % trong giới tính 4,5 17,0 78,5 100 Nữ Số lượng 7 26 267 300 % trong giới tính 2,3 8,7 89,0 100 Tổng Số lượng 16 60 424 500 % trong giới tính 3,2 12,0 84,8 100

Nhìn vào bảng số liệu, nếu chia vị trí làm việc theo 3 phân cấp: quản lý cấp cao, quản lý cấp trung và nhân viên, sự khác biệt giới thể hiện rất rõ. Ở cả hai vị trí lãnh đạo cấp cao và cấp trung, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới, tỷ lệ này ở nam lần lượt là 4,5% và 17,0% trong khi nữ giới chỉ chiếm 2,3% và 8,7%. Hệ số Chi-Square bằng 0.006 (< 0.05) đã chứng minh sự khác biệt giới về vị trí làm việc có ý nghĩa thống kê. Như vậy, có sự khác biệt về vị trí làm việc theo giới tính của những người tham gia phỏng vấn.

Mức độ phù hợp giữa công việc và chuyên ngành đƣợc đào tạo

Về mức độ phù hợp của công việc và chuyên môn được đào tạo, đa số nguồn nhân lực trẻ ở Nghệ An trong mẫu nghiên cứu được phân công công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Có đến 48.2% và 38,2% người trả lời cho biết công việc của họ hoàn toàn phù hợp và tương đối phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ những người trong mẫu nghiên cứu cho biết công việc của họ không phù hợp lắm (chiếm 10,6%) hoặc rất không phù hợp (chiếm 1,2%) với chuyên ngành được đào tạo.

46

Biểu 1.1: Mức độ phù hợp giữa công việc và chuyên ngành đƣợc đào tạo

Bên cạnh đó, có sự khác biệt về mức độ phù hợp của công việc với chuyên môn được đào tạo giữa những nhóm có trình độ học vấn khác nhau.

Biểu 1.2: Mức độ phù hợp giữa công việc và chuyên môn đƣợc đào tạo phân

theo trình độ học vấn (P=0,00)

Tỷ lệ những người tốt nghiệp trung học phổ thông có công việc hoàn toàn phù hợp chiếm tỷ lệ rất thấp, 14,3%. Những người học trung cấp nghề được sắp xếp công việc hoàn toàn phù hợp với chuyên môn của họ chiếm tỷ lệ cao hơn những

47

người chỉ mới tốt nghiệp trung học phổ thông (chiếm 20,6%). Trong khi đí, những người tốt nghiệp cao đẳng, đại học và sau đại học có công việc hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo chiếm tỷ lệ rất cao, từ 48,8% đến 60,5%. Ngược lại, những người có trình độ học vấn càng thấp thì càng được phân công công việc không phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Tỷ lệ những người có công việc không phù hợp lắm với chuyên ngành được đào tạo ở nhóm nhân lực mới chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông lại chiếm tỷ lệ cao nhất, 28,6%, tiếp đến là nhóm nhân lực tốt nghiệp trung cấp nghề, chiếm 20,6%. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ trong nhóm những người tốt nghiệp cao đẳng, đại học và sau đại học làm việc không phù hợp lắm với chuyên ngành được đào tạo. Tỷ lệ này lần lượt là 10,2% và 6,6%. Hệ số Chi-Square là 0,00 đã chứng minh sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Như vậy, có sự khác biệt về mức độ phù hợp của công việc với chuyên môn được đào tạo giữa những nhóm có trình độ học vấn khác nhau, trình độ học vấn càng cao, công việc được phân công càng phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.

Ngoài ra, có sự khác biệt về giới trong công việc và chuyên môn được đào tạo.

Biểu 1.3: Sự phù hợp giữa công việc và chuyên ngành đƣợc đào tạo phân theo

48

Đa số nữ giới tự đánh giá họ được phân công công việc hoàn toàn phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Tỷ lệ này chiếm đến 52,7%, cao hơn hẳn 11,2% so với nam giới. Trong khi đó, đa số nam giới tự đánh giá công việc của họ chỉ phù hợp ở mức tương đối với chuyên ngành được đào tạo (46%). Tỷ lệ tự đánh giá công việc tương đối phù hợp với chuyên ngành được đào tạo ở nữ giới là 33%, ít hơn 13% so với nam giới có cùng đánh giá. Hệ số kiểm định giả thuyết Chi-Square bằng 0,041 (<0,05) đã chứng minh sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Như vậy, có sự khác biệt theo giới trong việc tự đánh giá sự phù hợp của công việc với chuyên ngành được đào tạo.

Về trình độ ngoại ngữ: Trong số những người được phỏng vấn, chỉ có 10%

người tự đánh giá là rất thông thạo ngoại ngữ và 28,6% người tương đối thông thạo ngoại ngữ. Tỷ lệ những người tự đánh giá là không thông thạo ngoại ngữ chiếm đa số, chiếm đến 61,4%.

Những đặc điểm về trình độ ngoại ngữ sẽ ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng một phần đến hiệu quả công việc của nguồn nhân lực trẻ. Bảng sau thể hiện việc sử dụng ngoại ngữ trong công việc và mức độ đáp ứng của trình độ ngoại ngữ đối với công việc:

Bảng 1.6: Mức độ đáp ứng của trình độ ngoại ngữ đối với công việc

Số lƣợng Tỷ lệ

(Đơn vị: %)

Thuận lợi cho công việc 50 10.0

Tạm đủ dùng cho công việc 336 67,2

Gặp khó khăn trong công việc 89 17,8

Cản trở trong công việc 25 5,0

Tổng 500 100,0

Bảng số liệu cho thấy, đa số người được phỏng vấn tự đánh giá trình độ ngoại ngữ của mình tạm đủ dùng trong công việc (chiếm 67,2%). 10% nguồn nhân lực trải nghiệm sâu sắc lợi ích của ngoại ngữ đối với công việc của họ. Tuy nhiên, có đến hơn 22,8% người trả lời cho biết họ gặp khó khăn hoặc gặp phải cản trở trong

49

công việc khi không thông thạo ngoại ngữ. Trong đó, 17,8% gặp khó khăn trong công việc, 5% gặp phải cản trở trong công việc vì trình độ ngoại ngữ của mình.

Về trình độ tin học: Mặc dù có 98.6 % người trả lời có trình độ học vấn đến

thời điểm phỏng vấn từ trung cấp nghề, cao đẳng/đại học trở lên, nhưng chỉ có 15,6% người (78 người) trả lời thừa nhận họ rất thông thạo tin học, và gần một nửa số người trả lời (43.8%) cho biết họ không thông thạo tin học. Trình độ tin học cũng phản ánh mức độ đáp ứng với yêu cầu công việc của nguồn nhân lực trẻ đang làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước. Bảng sau trình bày sự tự đánh giá về mức độ đáp ứng với công việc:

Bảng 1.7: Mức độ đáp ứng của trình độ tin học đối với công việc

Số lƣợng Tỷ lệ

(Đơn vị: %)

Thuận lợi cho công việc 78 15.6

Tạm đủ dùng cho công việc 393 78,6

Gặp khó khăn trong công việc 21 4,2

Cản trở trong công việc 8 1,6

Tổng 500 100,0

Mặc dù 43.8% người trả lời không thông thạo về tin học, tuy nhiên có đến 78,6% người trả lời cho biết trình độ tin học của họ tạm đủ dùng trong công việc. Có 15,6% người trả lời thừa nhận sự thông thạo tin học của họ tạo những thuận lợi cho công việc. Chỉ có 5,8% người trả lời gặp khó khăn hoặc cản trở trong công việc với trình độ tin học của mình.

Về các kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp: Tỷ lệ người trả lời cho

biết kỹ năng giao tiếp học họ đáp ứng được yêu cầu công việc chiếm 78,2% trong tổng số 500 người trả lời. Tuy nhiên, vẫn còn 21,8% người trả lời cho biết kỹ năng giao tiếp của họ mới chỉ đáp ứng được một phần công việc. Do đó, quá trình thích ứng với yêu cầu công việc của họ còn phải dựa vào các yếu tố xã hội khác như vốn xã hội, … Điều này sẽ được tìm hiểu kỹ ở những phân tích về vai trò của vốn xã hội trong việc phát triển nguồn nhân lực trẻ ở phần sau.

50

Như vậy, nguồn nhân lực trẻ ở Nghệ An có tỷ lệ giới tính tương đối đồng đều, tỷ lệ nữ nhiều hơn nam nhưng không đáng kể. Nhóm tuổi chủ yếu của nguồn nhân lực trong mẫu nghiên cứu từ 30-34. Đa số nguồn nhân lực đang có vợ/chồng và không theo tôn giáo nào. Nguồn nhân lực trẻ ở Nghệ An trong mẫu nghiên cứu đa phần có thâm niên công tác từ 1 đến 5 năm. Phần đông trong số họ được phân công công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Có sự khác biệt về sự phù hợp giữa công việc và chuyên ngành được đào tạo của nguồn nhân lực trẻ phân theo giới và trình độ học vấn. Bên cạnh đó, có sự khác biệt về vị trí làm việc theo giới tính trong số những người được phỏng vấn. Điểm đáng lưu ý là trình độ học vấn của nguồn nhân lực đang công tác tại khu vực kinh tế nhà nước ở Nghệ An cũng khá cao, từ trung học phổ thông trở lên, trong đó, cao đẳng/đại học chiếm đa số 76,9%. Mặc dù vậy, có đến hơn một nửa số người được phỏng vấn tự đánh giá là không thông thạo ngoại ngữ, gần một nửa số người trả lời cho biết họ không thông thạo tin học và hơn một phần tư số người trả lời cho biết khả năng giao tiếp của họ chỉ mới đáp ứng được một phần công việc.

51

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN XÃ HỘI CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN XÃ HỘI TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN

NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn xã hội trong việc phát triển nguồn nhân lực trẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An) (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)