Vốn xã hội gây khó khăn trở ngại trong công việc

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn xã hội trong việc phát triển nguồn nhân lực trẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An) (Trang 100)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.2 Vốn xã hội gây khó khăn trở ngại trong công việc

Trong công việc, đôi khi những người trong mạng lưới xã hội của cá nhân lại vô tình hoặc cố tình gây trở ngại/khó khăn trong công việc cho nguồn nhân lực trẻ.

Biểu 2.14: Ngƣời gây khó khăn trong công việc cho nguồn nhân lực trẻ

(Đơn vị: %)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, có đến 12,8% người trả lời cho biết gia đình thường xuyên gây trở ngại cho công việc của họ. Những trở ngại này được giải thích do căng thẳng vai trò chủ yếu trong việc phân công công việc trong gia đình. Rất nhiều người trong mẫu nghiên cứu chia sẻ về những trăn trở của họ khi phải cân bằng giữa những vai trò trong gia đình và vai trò ngoài xã hội, nhất là đối với phụ nữ.

98

“Nhiều khi có gia đình rồi, mình phải thu xếp thời gian cho gia đình nhiều hơn, nên cũng hạn chế tham gia vào các hoạt động hơn, rồi những công việc phải đòi hỏi đi công tác xa chẳng hạn, thì cũng phải tìm cách tránh đi hoặc nhờ các em trẻ chưa có gia đình giúp. Nhiều khi sếp giao việc nhưng mà mình từ chối hoài nên lần sau cũng không được giao cho gì nữa… công việc thì cứ bình bình vậy thôi, không có tiến triển gì mấy”

(PVS, nữ, 33 tuổi)

Tuy nhiên, khi phân tích những cản trở từ gia đình phân theo giới tính, mặc dù tỷ lệ nữ giới bị thường xuyên gia đình cản trở công việc nhiều hơn nam giới (12,7% so sánh với 10%) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Tỷ lệ những người cho biết công việc của họ bị cản trở hoặc gây khó khăn bởi đồng nghiệp, kể cả đồng nghiệp cũ và đồng nghiệp hiện tại cũng chiếm tương đối. 35,6% đến 41,2% người trả lời cho biết họ thỉnh thoảng bị đồng nghiệp gây cản trở công việc. Và có 7% đến 9,4% người trả lời cho biết họ thường xuyên bị đồng nghiệp gây khó khăn trong công việc. Những khó khăn này có thể đến từ việc họ được tiếp nhận thông tin không đúng hoặc những mâu thuẫn do tranh giành lợi ích. Có đến 56,8% trong tổng số 500 người trả lời cho rằng không nên dễ dàng tin những điều mọi người trong cơ quan nói. Đặc biệt 33% người trả lời khẳng định đa số mọi người trong cơ quan họ chỉ chăm lo cho lợi ích của bản thân mình.

Đáng chú ý, tỷ lệ những người bị cấp trên trực tiếp gây khó khăn cho công việc chiếm tỷ lệ cao nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có đến 14% người trả lời bị cấp trên gây khó khăn ở mức độ thường xuyên và 37,3% người trả lời thỉnh thoảng bị cấp trên gây khó khăn.

Các nhóm xã hội khác như nhóm bạn bè, nhóm những người có vai trò quan trọng trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp mà cá nhân đang công tác cũng gây khó khăn hoặc cản trở cho nguồn nhân lực trong công việc. Trong đó, nguồn nhân lực bị gây khó khăn ở mức độ thường xuyên chiếm tỷ lệ từ 8,6% đến 13,2%, và ở mức độ thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ từ 35,3% đến 36,4%.

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn xã hội trong việc phát triển nguồn nhân lực trẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An) (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)