8. Phương pháp nghiên cứu
1.1.4 Khái niệm phát triển nguồn nhân lực trẻ
Có nhiều quan niệm về khái niệm phát triển nguồn nhân lực. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng: “Phát triển nguồn nhân lực bao hàm phạm vi rộng hơn, không chỉ là sự chiếm lĩnh lành nghề hoặc vấn đề đào tạo nói chung, mà còn là sự phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó vào việc làm có hiệu quả, cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân”. “Phát triển nguồn nhân lực không chỉ là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề hay gay cả vấn đề đào tạo nói chung mà còn
29
phát triển năng lực, phát triển năng lực đó của con người đêr tiến tới có việc làm hiệu quả, cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân”.
Theo UNESCO: Phát triển nguồn nhân lực là làm cho toàn bộ sự lành nghề của dân cư luôn phù hợp với sự phát triển của đất nước và chỉ nên giới hạn trong phạm vi kỹ năng lao động và thích ứng với nhu cầu việc làm.
Theo tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO): Phát triển con người một cách hệ thống vừa là mục tiêu, vừa là đối tượng của sự phát triển một quốc gia. Nó bao gồm mội khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội như khả năng cá nhân, tăng năng lực sản xuất và khả năng sáng tạo, bồi dưỡng chức năng chỉ đạo thông qua giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tiễn.
Như vậy, có thể hiểu phát triển nguồn nhân lực trẻ là quá trình phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực trẻ. Đó là các hoạt động nhằm nâng cao và khuyến khích đóng góp tốt hơn kiến thức và thể lực của người lao động từ 15-34 tuổi, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất. Kiến thức có được nhờ quá trình đào tạo và tiếp thu kinh nghiệm, còn thể lực có được nhờ chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể và chăm sóc y tế. Đó là tổng thể các cơ chế chính sách và biện pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất, phẩm chất tâm lý xã hội) và điều chỉnh hợp lý số lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển.
1.2 Các lý thuyết đƣợc áp dụng trong đề tài
1.2.1 Lý thuyết cấu trúc chức năng của Talcott Parson [33]
Talcott Parson (1902 - 1979) là nhà xã hội học người Mỹ, tác giả nổi tiếng
của lý thuyết hệ thống xã hội, người đã đưa ra Lý thuyết tổng quát trong xã hội học
(General theory in Sociology). Theo ông, xã hội là một kiểu hay loại hệ thống xã hội đá ứng được tất cả các đòi hỏi chức năng cơ bản của một sự tồn tại lâu bền từ các nguồn lực bên trong của nó. Hệ thống xã hội là hệ thống của các quá trình tương tác giữa các tác nhân, do đó, Parson cho rằng, cấu trúc của một hệ thống xã hội về cơ bản là cấu trúc của các mối liên hệ giữa các tác nhân tham gia vào quá trình tương tác. Theo Parson, hệ thống xã hội được cấu thành từ bốn tiểu hệ thống, tương
30
đương với bốn loại nhu cầu hay bốn chức năng cơ bản của hệ thống xã hội. Bốn loại yêu cầu này bao gồm:
Một là thích ứng (Adaptation - ký hiệu là A) với môi trường tự nhiên - vật lý xung quanh. Một hệ thống phải đương đầu với các nhu cầu khẩn yếu của hoàn cảnh bên ngoài. Nó phải thích nghi với môi trường của nó và làm cho môi trường thích nghi với nhu cầu của nó.
Hai là: hướng đích (Goal Attainment - ký hiệu là G) - Một hệ thống phải huy động các nguồn lực nhằm vào các mục đích đã xác định của nó.
Ba là: liên kết (Intergration - ký hiệu là I) - một hệ thống phải điều hòa mối liên quan của các thành tố bộ phận. Nó phải phối hợp các hoạt động, điều hòa và giải quyết những khác biệt, mâu thuẫn và điều hành mối quan hệ trong ba yếu tố chức năng còn lại.
Bốn là: Duy trì khuôn mẫu lặn (Latency ký hiệu là L) - một hệ thống phải cug cấp, duy trì và kiến tạo cả động lực thúc đẩy của các cá thể cung như các khuôn mẫu văn hóa đã sáng tạo, tức duy trì khuôn mẫu và quản lý sự căng thẳng nhằm tạo sự ổn định, trật tự.
Bốn loại chức năng này được tác giả khái quát lại trong sơ đồ AGIL. Sơ đồ này đại diện cho toàn bộ hệ thống hành động chung. Mô hình này cũng xác định hệ thống văn hóa, hệ thống cá nhân... trong cấu trúc xã hội.
Theo Parson, các hệ thống xã hội đại diện cho một phần không thể tách rời của hệ thống hành động, theo nghĩa là một hệ thống phụ thuộc trong toàn bộ hệ thống lớn hơn. Ông cũng cho rằng văn hóa không xác định hệ thống xã hội nhưng lại định nghĩa hệ thống đó. Trong hệ thống hành động, văn hóa là cấp độ định hướng cao nhất. Nó kiểm soát các thành phần khác của hệ thống hành động cũng như hệ thống xã hội.
Parson cho biết bốn cấp độ tổ chức cấu trúc xã hội và tương ứng là bốn loại hệ thống xã hội sau: Thứ nhất là cấp độ hàng đầu của tổ chức, cấp độ kỹ thuật của tổ chức, tương ứng với chức năng thích ứng. Thứ hai là cấp độ quản lý, tương ứng với chức năng định hướng mục tiêu. Thứ ba là cấp độ thiết chế, tương ứng với chức năng liên kết, hội nhập. Thứ tư là cấp độ tổng thể xã hội, tương ứng với chức năng duy trì khuôn mẫu.
31
Trong phân tích về hệ thống xã hội, ông cơ bản chú ý đến các thành tố cấu trúc của nó. Ngoài mối quan tâm đến địa vị - vai trò, Parsons chú ý tới các thành tố vĩ mô của các hệ thống xã hội như các tập thể, các tiêu chí và các giá trị. Các tiểu hệ thống trao đổi với nhau thông qua một loại các phương tiện và công cụ xã hội, ví dụ: tài sản, tiền bạc, quyền lực, sự ảnh hưởng, sự gắn bó, niềm tin.
Tóm lại, Parsons đề xuất một lý thuyết tổng quát trong xã hội học có khả năng phân tích chức năng để xác định các loại chức năng của cấu trúc và khả năng phân tích cấu trúc để xác định các cấp độ thứ bậc cao thấp của các tổ chức, từ đó phân tích hệ thống thành các tiểu hệ thống và các mối quan hệ giữa chúng theo chiều dọc và chiều ngang với nhau. Từ lý thuyết này có thể phân tích từ vi mô đến vĩ mô cấu trúc hệ thống xã hội, ví dụ: phân tích từ cấu trúc của mối tương tác xã hội giữa các cá nhân đến cấu trúc của hệ thống tổng thể xã hội.
Áp dụng lý thuyết hệ thống vào luận văn
Với các luận điểm trên, mô hình AGIL của Parsons thực sự hữu ích khi phân tích thực trạng sử dụng vốn xã hội và vai trò của vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ. Vốn xã hội được lực lượng nhân lực trẻ sử dụng ở ba cấp độ:
Liên kết các cá nhân, nguồn lực trong từng tiểu tổ chức (liên kết vi mô) Liên kết các tiểu tổ chức tạo thành mạng lưới xã hội (liên kết trung mô) Liên kết các thành phần cơ bản của hệ thống xã hội (liên kết vĩ mô).
Theo cách giải thích chức năng I của mô hình AGIL, ta có thể hiểu một hệ
thống để có thể thích ứng với môi trường, để đạt được mục tiêu xác định, hay duy trì những khuôn mẫu về động lực, văn hóa, phương thức quản lý thì trước hết cần có sự liên kết, phối hợp tốt giữa các lực lượng, các thành phần bộ phận của nó, cụ thể như sau:
Liên kết thích ứng (chức năng A)
Thành viên của các cơ quan, tổ chức đang phục vụ cho sự phát triển đất nước đại diện cho nhiều thành phần, nhiều nhóm xã hội khác nhau, liên kết với nhau theo tinh thần tự giác. Các cá nhân trên cơ sở phát huy năng lực, sở trường đóng góp và tạo nên tiềm lực, sức mạnh cho tổ chức. Tuy nhiên, dù theo mục đích gì, các cá nhân cần phải hướng tới việc thích ứng được môi trường xã hội, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường chính trị bao quanh cá nhân.
32
Liênkết để đạt mục tiêu (chức năng G)
Phát triển về chuyên môn nghiệp vụ, tăng tiến trong công việc... là những mục tiêu phát triển mà cá nhân theo đuổi. Để đạt được điều này, các cá nhân hoặc nhóm xã hội cần phải vận động, tập hợp, thu hút sự quan tâm, sự tham gia ủng hộ của các cá nhân khác, các nhóm xã hội khác.
Mục đích theo đuổi là yếu tố quan trọng quyết định đến kiểu loại tổ chức và cấp độ hệ thống của nguồn nhân lực trẻ. Các tổ chức chính trị - xã hội có lượng thành viên đông đảo, các thành phần thuộc tầng lớp hướng tới mục tiêu mang tầm quốc gia. Các hội đồng hương, hội nghề nghiệp là không gian cho những cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến một lĩnh vực ngành nghề cụ thể.
Liên kết duy trì khuôn mẫu (chức năng L)
Bất kỳ một mạng lưới xã hội nào mà nguồn nhân lực trẻ tham gia vào đều có những quy tắc ứng xử, những khuôn mẫu hành vi riêng. Những khuôn mẫu đó đều là cơ sở để duy trì tổ chức và duy trì sự liên kết giữa các thành viên
1.2.2 Lý thuyết vốn xã hội của Bourdieu [33]
Bourdieu định nghĩa vốn xã hội là một mạng lưới lâu bền bao gồm các mối liên hệ quen biết nhau và nhận ra nhau, (những mối quan hệ này) ít nhiều được định chế hóa. Ông cho rằng "Khối lượng vốn xã hội của một tác nhân cụ thể nào đó phụ thuộc vào mức độ liên hệ rộng hay hẹp mà anh ta có thể huy động được trong thực tế, và vào khối lượng vốn của từng người mà anh ta có thể liên hệ... Những mối quan hệ này có thể chỉ tồn tại trong trạng thái thực tế, trong các trao đổi mang tính vật chất hoặc mang tính biểu tượng để giúp duy trì chúng. Những mối quan hệ này cũng có thể được thiết chế hóa và đảm bảo bởi việc áp dụng dưới một tên gọi chung”.
Ông phân biệt ba loại vốn kinh tế, vốn văn hóa và vốn xã hội. Ông không nói gì nhiều về vốn kinh tế, song có phê phán rằng ý niệm này trong kinh tế học hiện nay là quá hạn hẹp, ở chỗ vốn ấy chỉ được xem như một cái gì đổi ngay thành tiền, hoặc thể chế hóa quyền sở hữu.
Về vốn văn hóa, ông phân biệt ba trạng thái: hàm chứa trong bản thân từng người, khách thể hóa qua các văn hóa phẩm, thể chế hóa qua những chứng từ, bằng
33
cấp. Ông cho rằng người có vốn văn hóa là người xuất thân từ một giai cấp văn hóa tương đối cao trong các hội người ấy, không nhất thiết là người nhiều học vấn.
Vốn xã hội là tổng hợp các nguồn tài nguyên thực tế hoặc tiềm năng có liên quan đến việc sở hữu một mạng lưới bền vững của mối quan hệ, ít nhiều đã được thể chế hóa thông qua sự quen biết và công nhận lẫn nhau. Nói cách khác thành viên trong một nhóm cung cấp cho mỗi thành viên của mình sự ủng hộ của yếu tố vốn thuộc sở hữu tập thể, một "ủy nhiệm" tín dụng.
Như vậy, vốn xã hội trong hệ tư tưởng của ông là toàn bộ nguồn lực thực tế hoặc tiềm ẩn xuất phát từ mạng lưới quen biết trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong đa số trường hợp, mạng lưới này đã có từ lâu và đã được thể chế hóa phần nào. Nhờ nó, những cá nhân, gia đình, hay tập thể nào có nhiều móc nối thì càng lắm ưu thế. Nói cách khác, mạng lưới này có giá trị sử dụng như một loại vốn.
Lợi ích tích lũy từ tinh thần hội viên trong nhóm chính là cơ sở của sự đoàn kết. Điều này không có nghĩa rằng họ có ý thức theo đuổi như vậy, ngay cả trong trường hợp họ chủ động lựa chọn các hội, các câu lạc bộ... Họ cố tình tổ chức lại để tập trung nguồn vốn xã hội và do đó, thu được đầy đủ lợi ích của các thành viên, chẳng hạn như lợi ích vật chất.
Lý thuyết vốn xã hội của Bourdieu nhấn mạnh đến lợi ích từ vị thế xã hội của mỗi cá nhân. Khi một cá nhân có vị thế xã hội thuận lợi, thì cũng làm cho vốn xã hội của họ tốt lên. Đồng thời, khi cá nhân tham gia vào mạng lưới xã hội lớn thì vị thế xã hội của họ cũng sẽ có nhiều cơ hội để phát triển hơn.
Bourdieu viết "Vốn xã hội là một thuộc tính của mỗi cá nhân trong bối cảnh xã hội. Bất cứ ai cũng có thể thu nhập một số vốn xã hội nếu người đó nỗ lực và chú tâm làm việc ấy, và hơn nữa bất cứ ai cũng có thể dùng vốn xã hội để đem lại những lợi ích kinh tế cho mình. Song khả năng thực hiện điều ấy còn tùy thuộc vào những trách nhiệm xã hội, kết nối và mạng lưới xã hội của người ấy”.
Áp dụng lý thuyết vốn xã hội của Bourdieu vào nghiên cứu
Nhìn theo cách tiếp cận của Bourdieu, các cá nhân trong nhóm nguồn nhân lực trẻ tạo dựng và duy trì và mở rộng mạng lưới xã hội của mình để tìm kiếm lợi
34
ích. Những lợi ích này có thể xuất phát từ việc kết nối và duy trì với các nhóm xã hội mà cá nhân đó tham gia với tư cách là một mắt xích trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhóm xã hội đó. Nói cách khác, khối lượng vốn xã hội mà nguồn nhân lực trẻ có thể huy động trong việc tìm kiếm lợi ích cho sự phát triển của nguồn nhân lực trẻ phụ thuộc vào mức độ liên hệ rộng hay hẹp và mức độ liên kết của những liên hệ đó mà cá nhân có thể huy động được trong thực tế.
Việc các cá nhân liên kết, phối hợp hoạt động tạo ra mạng lưới xã hội cho cá nhân, nhằm theo đuổi các mục tiêu để phát triển, đã góp phần tạo nên một tầm ảnh hưởng lớn, một sức mạnh cả về vật chất và tinh thần, có tầm ảnh hưởng đến những cá nhân khác và lan tỏa rộng, tác động đến quá trình tín nhiệm cá nhân ở cơ sở. Các cá nhân thông qua mạng lưới xã hội của mình có thể thúc đẩy đoàn kết xã hội theo hướng tự giác, tự nguyện chứ không đơn thuần là mối quan hệ đồng nghiệp, ràng buộc trách nhiệm công việc, do đó sức mạnh này rất lớn và tạo ra nhiều giá trị thiết thực.
Thêm vào đó, khi nguồn nhân lực trẻ có vị thế xã hội thuận lợi thì làm cho vốn xã hội của họ tốt lên. Đồng thời, khi nguồn nhân lực trẻ tham gia vào mạng lưới xã hội lớn thì vị thế xã hội của họ sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn.
1.2.3 Lý thuyết Vai trò xã hội [33]
Đại diện tiêu biểu cho lý thuyết này là Merton và Talcott Parson. Theo các tác giả, vai trò xã hội của cá nhân được xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tương ứng. Nó chính là mặt động của vị thế xã hội vì luôn biến đổi trong xã hội khác nhau, thậm chí qua các nhóm xã hội khác nhau. Để thực hiện những quyền và nghĩa vụ của từng vị thế xã hội, mỗi cá nhân cần phải thực hiện những hành động nhất định. Điều đó có nghĩa là tương ứng với từng vị thế sẽ có mô hình hành vi được xã hội mong đợi. Mô hình hành vi được xã hội mong đợi này chính là vai trò tương ứng của vị thế xã hội đó. Vậy vai trò xã hội là mô hình hành vi được xác lập một cách khách quan căn cứ vào đòi hỏi của xã hội đối với từng vị thế nhất định, để thực hiện quyền và nghĩa vụ tương ứng với các vị thế đó.
Như vậy, vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Những đòi hỏi này được xác định căn cứ vào các chuẩn mực xã hội. Ở các xã hội
35
khác nhau, cùng một vị trí xã hội nhưng mô hình hành vi được xã hội mong đợi