Khái niệm nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn xã hội trong việc phát triển nguồn nhân lực trẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An) (Trang 30)

8. Phương pháp nghiên cứu

1.1.2Khái niệm nguồn nhân lực

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn nhân lực.

Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc: nguồn nhân lực phản ánh trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng hay nguồn nhân lực còn được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích lũy được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai [65].

28

Cuốn sách “Human resouree planning: Approaches, Needs Assessment and Priorities in Manpower Planning” đã đưa định nghĩa nguồn nhân lực như sau: “nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ vốn nhân lực bao gồm thể lực, trí tuệ, kỹ năng nghề nghiệp mà mỗi cá nhân sở hữu”. Vốn nhân lực được hiểu là con người dưới dạng một nguồn vốn, thậm chí là nguồn vốn quan trọng nhất đối với quá trình sản xuất, có khả năng sản sinh ra các nguồn thu nhập trong tương lai hoặc nguồn của cải có thể làm tăng sự phồn thịnh về kinh tế” [60].

Theo giáo trình Nguồn nhân lực của Trường Đại học Lao động – xã hội, nguồn nhân lực theo nghĩa rộng “Bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động”, còn theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực “Bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động” [46].

Từ những khái niệm trên, theo cách hiểu của tác giả, nguồn nhân lực bao

gồm tất cả những người trong độ tuổi lao động có thể lực (sức khỏe), trí lực (trình độ chuyên môn, tay nghề), có năng lực hoặc tiềm năng tham gia vào các hoạt động lao động, sản xuất.

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn xã hội trong việc phát triển nguồn nhân lực trẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An) (Trang 30)