Phát triển nhu cầu cá nhân

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn xã hội trong việc phát triển nguồn nhân lực trẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An) (Trang 94)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.4Phát triển nhu cầu cá nhân

Những vấn đề liên quan đến vai trò của vốn xã hội với nguồn nhân lực trẻ, tất nhiên không chỉ tập trung vào những lợi ích liên quan đến công việc và sự nghiệp của cá nhân. Những kinh nghiệm của cá nhân khi tham gia vào các mạng lưới xã hội khác nhau cũng phản ánh những chiều cạnh quan trọng khác của vai trò mà vốn xã hội mang lại cho nguồn nhân lực, về đời sống và những nhu cầu cá nhân. Chẳng hạn như những giá trị vật chất và tinh thần mà cá nhân nhận được khi tham gia vào các mạng lưới xã hội.

Về đời sống vật chất:

Lương và thu nhập của nguồn nhân lực được đánh giá là những yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu về đời sống vật chất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có đến 76% trong tổng số 500 người trả lời cho biết họ đã từng được tăng lương trong quá trình làm việc. Mặc dù nghiên cứu chưa đi sâu vào tìm hiểu xem bao nhiêu % trong số họ được tăng lương nhờ vào vốn xã hội của cá nhân. Tuy nhiên, các kết quả thu được từ phỏng vấn sâu cũng khiến chúng ta bước đầu có những liên hệ về việc tăng lương và vai trò của vốn xã hội.

“Em mới ra trường mà ký hợp đồng thì lương chỉ được 2,34, còn nếu mà đã là thạc sỹ rồi thì mới được 2,67, nếu là tiến sĩ thì lương sẽ được 3,0. Rồi ba năm sẽ được

92

tăng lương một lần. Nếu trong 2 năm mà được thành tích vượt trội, được giấy khen, bằng khen hoặc là được tiên tiến, không vi phạm gì thì sẽ được tăng lương sớm luôn. Mà việc được tiên tiến thì cả phòng mới có một đến hai người được thôi. Phòng bầu xong rồi đưa lên hội đồng thi đua, xong rồi đưa lên lãnh đạo xét. Làm tốt công việc mà không được lòng người khác, mọi người không bầu cho thì cũng không được. Nên là tốt nhất là đừng để mất lòng đồng nghiệp với sếp”

(PVS, nữ, 28 tuổi)

Khi tìm hiểu về thu nhập/tháng và chi tiêu/tháng của nguồn nhân lực, có một sự cân bằng khá hợp lý giữa thu nhập và chi tiêu. Đa số các cá nhân đều chi tiêu thấp hơn thu nhập mà họ kiếm được.

Bảng 2.12 Thu nhập/tháng và chi tiêu/tháng của nguồn nhân lực trẻ.

Thu nhập/tháng Chi tiêu/tháng

Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Dưới 2 triệu 19 3.8 109 21.8 Từ 2 – dưới 4 triệu 147 29.4 246 49.2 Từ 4- dưới 6 triệu 229 45.8 104 20.8 Từ 6 – dưới 8 triệu 66 13.2 31 6.2 Trên 8 triệu 39 7.8 10 2.0 Tổng 500 100.0 500 100.0

Đa số nguồn nhân lực trẻ trong mẫu nghiên cứu có thu nhập từ 4 đến dưới 6 triệu/tháng (chiếm 45,8%) và từ 2 đến dưới 4 triệu/tháng (chiếm 29,4%). Tuy nhiên, có đến 49,2% người trả lời chi tiêu chỉ ở mức từ 2 đến dưới 4 triệu/tháng. Khi tìm hiểu về chi tiết hơn về cách chi tiêu của nguồn nhân lực trẻ, không ít người đã chia sẻ rằng họ đã nhận được nhiều lời khuyên về việc cân bằng giữa thu nhập và chi tiêu từ gia đình, họ hàng, bạn bè.

“Hồi đầu đi làm được bao nhiêu tiêu bằng sạch, thỉnh thoảng còn phải xin thêm bố mẹ để tiêu, chứ lương được có 2,34 thì được có hơn hai triệu sáu thôi. Sau rồi thấy bạn bè mình cũng đi làm như mình mà nó tiết kiệm được mua xe, mua điện thoại, mua đủ thứ thì mình cũng hỏi xem làm thế nào mà tiết kiệm được tiền. Chúng nó nói, lúc đấy mới thấy mình hoang phí quá, chúng nó cũng như mình mà có bao nhiêu cách để tiết kiệm”

93

Một điểm đáng lưu ý nữa, đó là thu nhập của nguồn nhân lực trẻ cao hơn lương khá nhiều. Điều này được giải thích là do ngoài lương ra, họ còn có thu nhập từ nhiều nguồn khác. Và trong trường hợp này, nguồn vốn xã hội lại đóng vai trò tích cực trong việc định hướng hoặc hợp tác để có được việc làm tăng thêm thu nhập cho nguồn nhân lực trẻ.

“Em thì cũng như bọn anh thôi, đi làm mà chỉ nguyên lương thì lấy đâu tiền mà chi phí cho gia đình. Bọn anh còn phải lo cho cả vợ, cả con nữa. Thế nên mới góp hội, góp phường, rồi hỏi anh em bạn bè đồng nghiệp, nói chung ở mô có chỗ làm ăn được là mình vô, mình nhờ anh em bày cách cho mình làm ăn, hoặc là góp tiền làm ăn chung với họ”

(PVS, nam, 34 tuổi)

Về đời sống tinh thần:

Không chỉ có vậy, vốn xã hội còn cung cấp các giá trị giúp nguồn nhân lực trẻ đáp ứng được các nhu cầu về đời sống tinh thần. Hầu hết những người trong đội ngũ nguồn nhân lực trẻ được phỏng vấn đều tự đánh giá gia đình và đồng nghiệp là những nguồn lực quan trọng giúp đỡ họ trong công việc và cuộc sống. Khi được hỏi về những lợi ích mà hai nhóm quan trọng nhất mang lại cho mình, đa số ý kiến trả lời rằng vốn xã hội giúp họ hoàn thiện bản thân, hỗ trợ về tình cảm, giúp họ giải tỏa căng thẳng và hỗ trợ họ trong các tình huống khẩn cấp.

94

Tỷ lệ những người trả lời cho biết hai nhóm xã hội quan trọng nhất (gia đình và đồng nghiệp) với họ giúp họ hoàn thiện bản thân dao động từ 50,1% đến 82%. Quá trình hoàn thiện bản thân này được chia sẻ là bao gồm việc giúp họ thích ứng và đáp ứng với yêu cầu công việc, thích ứng với môi trường công việc và sự phân công của tổ chức và cải thiện các nhu cầu cá nhân như đã phân tích ở phần trên.

Khoảng 60% người trả lời cho biết hai nhóm xã hôi quan trọng nhất giúp họ thư giãn khi họ tham gia các hoạt động nhóm. 56,2% đến 73,1% người trả lời thừa nhận sự hỗ trợ về mặt tình cảm của hai nhóm xã hội quan trọng nhất đối với bản thân họ. Trong bối cảnh nguồn nhân lực trẻ hiện nay phải đảm nhiệm rất nhiều vai trò khác nhau với rất nhiều những áp lực và căng thẳng vai trò, lợi ích này được xem là vô cùng cần thiết. Nhiều người trong số họ chia sẻ, việc tham gia các hoạt động xã hội giúp họ lạc quan hơn, tăng cao tinh thần lao động. Trên phương diện quản lý, đó chính là quá trình tái sản xuất sức lao động mà vốn xã hội đem lại lợi ích không chỉ cho cá nhân mà còn cho cả tổ chức.

“Mình tham gia các hoạt động thì mình sẽ hòa đồng hơn được với nhiều người, rồi quên đi nhiều áp lực khác, văn hóa văn nghệ cũng làm mình phấn chấn hơn, giải tỏa căng thẳng hơn. Tham gia nhiều phong trào cũng tự tin lên rồi lạc quan lên nữa. Chứ lúc nào cũng ì ạch, chỉ biết đến công việc thì đúng là uể oải, chả muốn làm cái chi”.

(PVS, nam, 27 tuổi) “Nhiều khi khó khăn, anh em lại động viên, an ủi, có vướng mắc trong cuộc sống thì nói ra mọi người trong nhóm sẽ cùng nghĩ cách giải quyết, hoặc chỉ đơn giản là cho mình lời khuyên, lắng nghe mình tâm sự cho nhẹ người. Như thế là đã giúp tâm trạng mình khá hơn rất nhiều. Ví dụ như lần trước vợ chồng mình xảy ra mâu thuẫn, rồi mâu thuẫn với cả sếp, bạn bè lại nhậu tâm sự với nhau, mọi người khuyên nên bình tĩnh, nhường nhịn rồi mọi chuyên cũng qua”

95

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn xã hội trong việc phát triển nguồn nhân lực trẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An) (Trang 94)