Lý thuyết Vai trò xã hội

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn xã hội trong việc phát triển nguồn nhân lực trẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An) (Trang 37)

8. Phương pháp nghiên cứu

1.2.3 Lý thuyết Vai trò xã hội

Đại diện tiêu biểu cho lý thuyết này là Merton và Talcott Parson. Theo các tác giả, vai trò xã hội của cá nhân được xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tương ứng. Nó chính là mặt động của vị thế xã hội vì luôn biến đổi trong xã hội khác nhau, thậm chí qua các nhóm xã hội khác nhau. Để thực hiện những quyền và nghĩa vụ của từng vị thế xã hội, mỗi cá nhân cần phải thực hiện những hành động nhất định. Điều đó có nghĩa là tương ứng với từng vị thế sẽ có mô hình hành vi được xã hội mong đợi. Mô hình hành vi được xã hội mong đợi này chính là vai trò tương ứng của vị thế xã hội đó. Vậy vai trò xã hội là mô hình hành vi được xác lập một cách khách quan căn cứ vào đòi hỏi của xã hội đối với từng vị thế nhất định, để thực hiện quyền và nghĩa vụ tương ứng với các vị thế đó.

Như vậy, vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Những đòi hỏi này được xác định căn cứ vào các chuẩn mực xã hội. Ở các xã hội

35

khác nhau, cùng một vị trí xã hội nhưng mô hình hành vi được xã hội mong đợi cũng rất khác nhau. Một cá nhân có rất nhiều vai trò khác nhau.

Talcott Parson đã phân tất cả các loại vai trò thành bốn loại chính: thứ nhất là vai trò đòi hỏi sự kiềm chế tình cảm khi thực hiện, trong khi một số khác lại không. Thứ hai là một số vai trò xã hội dựa trên vị thế đã sẵn có. Thứ ba là một số vai trò được xác định hẹp và một số vai trò được xác định rộng. Thứ tư là một số vai trò đòi hỏi cá nhân có thái độ ứng xử với mọi người theo quy tắc chung, ngược lại một số vai trò đòi hỏi cách ứng xử đặc biệt vì những quan hệ đặc biệt với họ. Các vai trò khác nhau thì có những động cơ khác nhau.

Áp dụng lý thuyết vai trò vào đề tài nghiên cứu:

Mỗi cá nhân trong mạng lưới xã hội sẽ có những vị thế xã hội riêng đi đôi với quyền và nghĩa vụ riêng. Nói cách khác, một cá nhân tham gia vào mạng xã hội có những nhiệm vụ rieng chuẩn mực riêng được xã hội mong đợi như có thể có những tác động tích cực về mặt công việc, về đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn, về sự thích ứng với yêu cầu công việc, về cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội hoặc về đáp ứng các nhu cầu cá nhân, tạo dựng nguồn vốn xã hội mới…

Bản thân cá nhân cũng có những vai trò nhất định trong tổ chức vì vậy để đạt được những mong đợi, mục đích của cá nhân, cá nhân đó phải có mô hình hành động thích hợp nhằm tích hợp và liên kết vốn xã hội của cá nhân để phát triển. Việc huy động nguồn vốn xã hội có thể bắt nguồn từ nhiều vai trò khác nhau của cá nhân, tương ứng với mô hình hành động khác nhau, có thể là vị thế sẵn có, hoặc có thể là vị thế đạt được.

1.3 Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu

Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, người

đông. Với diện tích 116490,25 km2, lớn nhất cả nước; dân số 2,9 triệu người, đứng

thứ tư cả nước; là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh; hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa; điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng như một Việt Nam thu nhỏ... Nghệ An có nhiều tiềm năng và lợi thế để thu hút đầu tư và ngày càng có nhiều nhà đầu tư

36

trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Nghệ An. Toàn tỉnh có 2942875 dân cư.

Năm 2013, Nghệ An đã hoàn thành tốt 20/25 chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) đạt khoảng 7,0%/KH 7-8% (cùng kỳ năm 2012 đạt 6,13%); trong đó, nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,14%; công nghiệp - xây dựng tăng 5,34% (riêng công nghiệp tăng 8,28%); dịch vụ tăng 10,2%. Giá cả ổn định hơn, chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng 4,92% so với tháng 12/2012. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 23,57 triệu đồng (năm 2012 là 21,22 triệu đồng).

Về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản: Mặc dù sản xuất nông

nghiệp gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi nhưng tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt 1178614 tấn, tăng 0,6% cùng kỳ. Các loại cây công nghiệp hàng năm được tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và phát triển khá. Tổng diện tích cây lâu năm ước đạt 38422 ha, tăng 5,8% cùng kỳ. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 201.196 tấn, tăng 2,9% cùng kỳ. Các địa phương bao vây, dập dịch, kiểm soát chặt chẽ đàn gia súc, gia cầm và các sản phẩm liên quan đến lưu thông trên địa bàn. Diện tích trồng rừng tập trung, chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng tăng so với cùng kỳ. Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 126766 tấn, tăng 8,9% so với cùng kỳ.

Sản xuất công nghiệp: Năm 2013, tình hình sản xuất công nghiệp trong tỉnh

tiếp tục gặp khó khăn: giá nhiên liệu (điện, xăng) tăng cao, chủ trương chính sách đối với ngành khai khoáng, giá thiếc thị trường thế giới xuống thấp, ... Tuy vậy, một số sản phẩm có tỷ trọng trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh như bia, điện sản xuất, sữa tươi vẫn tăng khá. Năng lực mới tăng của ngành công nghiệp có khởi sắc từ các dự án bắt đầu hoàn thành và đi vào hoạt động như: Thủy điện Hủa Na, thủy điện Khe Bố, nhà máy may Hanoisimex, nhà máy may MLB Tenergy, Nhà máy sữa tươi sạch TH, nhà máy nhựa tiền phong.

Về xây dựng cơ bản: Năm 2013 là năm thứ 2 thực hiện tái cơ cấu đầu tư

công theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; nguồn vốn ngân sách địa phương được UBND tỉnh giao sớm và từng bước được khắc phục đầu tư dàn

37

trải. Tiến độ các công trình XDCB đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tổng nguồn vốn huy động toàn xã hội năm 2013 ước đạt 31539 tỷ đồng, tăng 8,54% so với năm 2012. Khối lượng thực hiện nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ ước đạt 4292 tỷ đồng, bằng 122,91% kế hoạch, giải ngân đạt tỷ lệ 83,5% kế hoạch vốn.

Khu vực dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ cả năm ước đạt

47.158,5 tỷ đồng, tăng 19,32% so với năm 2012. Kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 460 triệu USD đạt kế hoạch; trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đat 344,369 triệu USD. Giá trị nhập khẩu ước 197,1 triệu USD. Lĩnh vực du lịch, vận tải, thông tin truyền thông tăng trưởng khá. Doanh thu các dịch vụ du lịch ước đạt 1899,96 tỷ đồng, tăng 15% so cùng kỳ; doanh thu ngành bưu chính, viễn thong và công nghệ thông tin ước đạt 3190,64 tỷ đồng; doanh thu vận tải hành hóa và hành khách ước đạt 5723,54 tỷ đồng, tăng 20,8% cùng kỳ [49].

1.4 Khái lƣợc về nguồn nhân lực trẻ Nghệ An và đặc điểm khách thể nghiên cứu

1.4.1 Khái lƣợc về nguồn nhân lực trẻ ở Nghệ An hiện nay [49]

Về quy mô và phân bố lực lượng lao động, theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, số dân trong độ tuổi lao động của tỉnh Nghệ An (từ 15-64 tuổi) là 1949617 người, chiếm 67,0% trên tổng quy mô dân số toàn tỉnh.

Lực lượng lao động bao gồm toàn bộ những người từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Năm 2009, số người đang trực tiếp tham gia vào quá trình lao động hay còn gọi là tham gia vào hoạt động kinh tế của tỉnh Nghệ An là 1651527 người, chiếm 56,7% tổng dân số của tỉnh. Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động (tỉ số giữa những người thuộc lực lượng lao động và tổng dân số từ 15 tuổi trở lên) của Nghệ An năm 2009 là 76,6%, trong đó, tỉ lệ lao động nam tham gia nhiều hơn so với nữ (nam là 78,67% và nữ 74,62%) và tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị (78,97% so với 61,48%). Các kết quả thống kê cũng cho thấy, lực lượng lao động của Nghệ An chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Năm 2009, lực lượng lao động ở

38

khu vực nông thôn là 1472232 người, chiếm 89,14%, còn lực lượng lao động ở thành thị là 179295 người, chiếm 10,86% tổng lao động toàn tỉnh.

Kết cấu lực lượng lao động theo giới tính đang có sự thay đổi đáng kể so với Tổng điều tra dân số năm 1999. Năm 1999, tỉ trọng nữ trong lực lượng lao động chiếm 52%, nam giới là 48%. Đến năm 2009, tỉ trọng nữ giới trong cơ cấu lực lượng lao động giảm chỉ còn chiếm 49,7% tổng lực lượng lao động; trong khi đó lao động nam là 831131 người, chiếm 50,3%.

Tại thành phố Vinh, tổng số người tham gia vào lực lượng lao động là 140916 người, chiếm 8,53% trong tổng số lực lượng lao động trên toàn tỉnh Nghệ An.

Bảng 1.1: Lực lƣợng lao động chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và đơn vị hành chính năm 2009 Nơi cƣ trú Lực lƣợng lao động (ngƣời) Tỉ trọng lao động theo huyện (%) Tỉ trọng nữ (%) Tổng số Nam Nữ Toàn tỉnh 1651527 831131 820396 100,0 49,67 Nông thôn 179295 90182 89113 10,86 49,70 Thành thị 1472232 740949 731283 89,14 49,67

Phân theo huyện, thành phố, thị xã

Nơi cƣ trú Lực lƣợng lao động (ngƣời) Tỉ trọng lao động theo huyện (%) Tỉ trọng nữ (%) Tổng số Nam Nữ TP. Vinh 140916 70864 70052 8,53 49,71 Thị xã Cửa Lò 28697 14326 14371 1,74 50,08 Thị xã Thái Hòa 33607 17069 16538 2,04 49,21

Huyện Quế Phong 37535 18988 18547 2,27 49,41

39

Huyện Kỳ Sơn 38812 19704 19108 2,35 49,23

Huyện Tương Dương 42976 22293 20683 2,60 48,13

Huyện Nghĩa Đàn 72108 36531 35577 4,37 49,34

Huyện Quỳ Hợp 70686 36655 34031 4,28 48,14

Huyện Quỳnh Lưu 202149 103488 98661 12,24 48,81

Huyện Con Cuông 39887 20449 19438 2,42 48,73

Huyện Tân Kỳ 75300 38674 36626 4,56 48,64

Huyện Anh Sơn 63169 31452 31717 3,82 50,21

Huyện Diễn Châu 152429 73502 78927 9,23 51,78

Huyện Yên Thành 146566 73682 72884 8,87 49,73

Huyện Đô Lương 103700 51241 52459 6,28 50,59

Huyện Thanh Chương 113870 57275 56595 6,90 49,70

Huyện Nghi Lộc 104027 52051 51976 6,30 49,96

Huyện Nam Đàn 85084 42065 43019 5,15 50,56

Huyện Hưng Nguyên 67240 34133 33107 4,07 49,24

(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Cục Thống kê Nghệ An)

Kết cấu theo độ tuổi: Nghệ An là tỉnh có lực lượng lao động trẻ. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, lực lượng lao động trong độ tuổi từ 20-39 tuổi chiếm 51,65% tổng lực lượng lao động. Giữa khu vực thành thị và nông thôn có sự khác nhau về phân bố lực lượng theo độ tuổi. Tỉ lệ lực lượng lao động nhóm tuổi trẻ (từ 15-24 tuổi) và nhóm tuổi già (60 tuổi trở lên) của khu vực thành thị thấp hơn so với khu vực nông thôn. Ngược lại, đối với nhóm tuổi lao động chính (từ 25-59 tuổi) khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn. Điều này cho thấy, người lao động ở thành thị tham gia vào lực lượng lao động muộn hơn và ra khỏi lực lượng lao động sớm hơn so với người lao động ở khu vực nông thôn. Nguyên nhân là do nhóm dân số trẻ ở khu vực thành thị có thời gian đi học dài hơn và người lớn tuổi ở khu vực thành thị nghỉ làm việc sớm hơn.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: Lực lượng lao động dồi dào là một điểm lợi thế trong thời kỳ dân số vàng của tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, trình độ

40

chuyên môn kỹ thuật của lao động Nghệ An còn thấp, gây khó khăn không nhỏ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, trong tổng số 1651,5 nghìn lao động, chỉ có 230,9 nghìn người được qua đào tạo, chiếm 13,98% tổng lực lượng lao động. Trongđó số lao động có trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật, trình độ đại học trở lên chiếm tỉ lệ thấp 3,79%, đào tạo cao đẳng đạt tỉ lệ 1,93%, trình độ trung cấp 6,16% và sơ cấp là 2,1%.

Tỉ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn. Năm 2009, tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của khu vực thành thị chiếm 44,04% lực lượng lao động của thành thị, trong đó trình độ cao đẳng và đại học trở lên chiếm 20,59%, còn lại là lao động có trình độ sơ cấp và trung cấp. Trong khi đó, lực lượng lao động nông thôn đã được đào tạo chỉ chiếm tỉ trọng 10,32% và chủ yếu là trình độ sơ cấp và trung cấp (6,41% tổng lực lượng lao động), số lao động khu vực nông thôn đạt trình độ cao đẳng trở lên chiếm 3,91% tổng lực lượng lao động nông thôn.

Có sự khác biệt đáng kể về trình độ chuyên môn của lực lượng lao động giữa các đơn vị hành chính. Tỉ trọng những người có trình độ chuyên môn trong lực lượng lao động cao nhất ở thành phố Vinh với 49,23%, tiếp đến là thị xã Thái Hòa 19,48%, thị xã Cửa Lò 13,08%; thấp nhất là huyện Nghĩa Đàn 7,15%, huyện Tương Dương 8,56%, huyện Quế Phong 9,21%, huyện Quỳ Châu 9,95%…

1.4.2 Đặc điểm khách thể nghiên cứu

Bảng 1.2: Đặc điểm của khách thể nghiên cứu

Đặc điểm của khách thể nghiên cứu Số lƣợng Tỷ lệ (Đơn vị: %) Giới tính Nam 200 40 Nữ 300 60 Tổng 500 100 Nhóm tuổi 18 - 24 tuổi 30 6,0 25 – 29 tuổi 172 34,4 30 - 34 tuổi 298 59,6 Tổng 500 100

41

Trình độ học vấn

Dưới phổ thông trung học 0 0

Phổ thông trung học 34 1,4 Trung cấp nghề 383 6,8 Cao đẳng/đại học 76 76,6 Sau đại học 500 15,2 Tổng 7 100 Tình trạng hôn nhân Độc thân 111 22,2 Đang có vợ/chồng 374 74,8 Ly hôn/ly thân/góa 9 1,8

Sống chung chưa kết hôn 6 1,2

Tổng 500 100,0

Tôn giáo

Không theo tôn giáo nào 463 92,6

Phật giáo 19 3,8

Thiên chúa giáo 6 1,2

Tôn giáo khác 12 2,4

Tổng 500 100

Thâm niên công tác

Từ 1-5 năm 265 53,0 Từ 6-10 năm 186 37,2 Từ 11-16 năm 49 9,8 Tổng 500 100,0 Vị trí làm việc Quản lý cấp cao 16 3,2 Quản lý cấp trung 60 12,0 Nhân viên 424 84,8 Tổng 500 100,0

Về giới tính: Trong tổng số 500 người được phỏng vấn, số lượng nam giới

đang công tác cho khu vực kinh tế nhà nước là 200 người, chiếm tỷ lệ 40%, số lượng nữ giới công tác trong khu vực kinh tế nhà nước là 300 người, chiếm tỷ lệ 60%. Như vậy, trong số mẫu ngẫu nhiên của nghiên cứu, tỷ lệ nữ nhiều hơn nam giới.

42

Về độ tuổi, trong số 500 người được khảo sát từ 14 đến 34 tuổi, nhóm từ 30-

34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, 59,6% (tương đương với 298 người), trong khi đó, số lượng nhân lực trong khoảng tuổi từ 18-24 chiếm tỷ lệ rất nhỏ 6% (tương đương với 30 người). Nhóm từ 25-29 tuổi chiếm tỷ lệ trung bình: 34,4% (tương đương với 172 người).

Về trình độ học vấn: Tại thời điểm nghiên cứu, nguồn nhân lực trẻ ở Nghệ

An đa số có trình độ cao đẳng và đại học, có đến 383 người trong tổng số 500 người được phỏng vấn đã tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học, chiếm 76,6%. Tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ sau đại học cũng chiếm một tỷ lệ tương đối 15,2% (tương đương với 76 người). Chỉ có một số rất ít người có trình độ trung cấp nghề (6,8%) và trung học phổ thông 1,4% (chỉ có 34 và 7 người trên tổng số 500 người trả lời).

Về tình trạng hôn nhân: đa số những người được phỏng vấn đang kết hôn,

chiếm 74,8%, tỷ lệ những người sống độc thân chiếm 22,2%. Một số ít trường hợp còn lại đang ly hôn/ly thân/góa (chiếm 1,8%) hoặc sống chung chưa kết hôn (chiếm 1,2%).

Về tôn giáo: có đến 92,6% số người được phỏng vấn cho biết họ không theo

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn xã hội trong việc phát triển nguồn nhân lực trẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)