8. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Chế độ chính sách:
Thông thường, sự phát triển nguồn nhân lực dựa vào hai thiết chế chính thức là chính phủ và gia đình. Ngoài những hỗ trợ không chính thức gắn liền với cộng đồng và mạng xã hội của cá nhân, thì chính phủ vừa đóng vai trò là người sử dụng lao động vừa là nhà cung cấp các điều kiện phát triển nguồn nhân lực. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn nhân lực trẻ thường huy động sự hỗ trợ từ vốn xã hội để tìm kiếm lợi ích dựa trên nền tảng của chính sách xã hội và pháp luật của nhà nước. Chẳng hạn như việc nguồn nhân lực trong khu vực kinh tế nhà nước muốn huy động sự giúp đỡ từ các mạng lưới xã hội của mình để tăng thu nhập, việc trước tiên họ phải quan tâm là chế độ chính sách về tiền lương, tăng lương, phụ cấp và quy định về các nguồn thu nhập khác dành cho cán bộ công nhân viên nhà nước như thế nào. Từ đó mới có những chiến lược huy động nguồn vốn xã hội một cách phù hợp.
“Mình cũng muốn tăng lương nhưng mà tăng thì phải có đợt, mấy năm một lần hoặc là muốn được tăng sớm hơn thì cũng phải chờ đến cái năm đấy, rồi phấn đấu, rồi nhờ vào các mối quan hệ của mình, tác động. Chứ chính sách nhà nước như thế rồi, có cố thì cũng rứa thôi”
(PVS, nam, 27 tuổi) “Nhà nước mình có chính sách cho cán bộ đi đào tạo về chuyên môn, nên là chuẩn bị đến đợt xét là mọi người sẽ vận động để được đi, hoặc chia nhau đi theo suất, cứ lần lượt chờ mọi người rồi cũng đến lượt. Nếu mà muốn được đi nhanh vì lý do nào đó thì cũng phải chờ đến gần đợt đấy rồi mới nhờ mọi người giúp”
101