Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phẩn Văn phòng phẩm Hồng Hà (Trang 26)

1.4.1.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô

• Yếu tố kinh tế:

Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng nhất, quyết định đối với việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh. Đồng thời các yếu tố này cũng có vai trò ảnh hưởng to lớn đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ giá hối đoái, lãi suất cho vay ngân hàng, các chính sách kinh tế của nhà nước.

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Nếu nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định sẽ làm cho thu nhập của các tầng lớp dân cư tăng, khi thu nhập tăng

người dân sẽ nghĩ đến việc chi tiêu nhiều hơn và nhu cầu của khách hàng về chất lượng và mẫu mà sản phẩm cũng đòi hỏi cao hơn, cầu về sản phẩm hàng hóa trên thị trường ngày càng tăng, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội nhiều hơn khi tham gia vào thị trường. Nếu nền kinh tế trong tình trạng suy thoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp làm cho đời sống của người dân khó khăn thì mức tiêu dùng của người dân sẽ giảm và công việc kinh doanh sẽ khó khăn hơn, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau mãnh liệt hơn.

Các chính sách kinh tế của Nhà nước ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi Nhà nước có một chính sách kinh tế hợp lý sẽ tạo điều kiện lớn cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trường, ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển của các ngành kinh doanh.

• Yếu tố chính trị, pháp luật

Các yếu tố Chính phủ và Chính trị ngày càng có ảnh hưởng to lớn đến các hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị, hệ thống luật pháp rõ ràng, tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho hoạt động lâu dài của doanh nghiệp. Việc thi hành luật pháp nghiêm minh hay chưa triệt để có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho môi trường kinh doanh. Đây chỉ là yếu tố gián tiếp tác động nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp.

• Môi trường văn hóa, xã hội

Bao gồm các yếu tố như hành vi xã hội, tôn giáo, trình độ nhận thức, dân số, tuổi tác, phân bố địa lý, ảnh hưởng phẩm chất đời sống và thái độ mua sắm của khách hàng. Những yếu tố trên thay đổi đều ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố này thay đổi hoặc tiến triển chậm khó nhận ra nên doanh nghiệp phải phân tích dự đoán để có chiến lược phù hợp

• Môi trường công nghệ

Các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật. Trong tương lai, nhiều công nghệ tiên tiến ra đời, tạo ra các cơ hội cũng như nguy cơ đối với doanh nghiệp. Công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm của doanh nghiệp bị lạc hậu một cách gián tiếp hoặc trực tiếp. Các doanh nghiệp lớn dễ áp

dụng thành tựu công nghệ mới hơn do với doanh nghiệp ở giai đoạn ban đầu do lợi thế về vốn và kinh nghiệm.

• Yếu tố tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên của đất nước, vị trí địa lý về việc phân bổ vị trí địa lý của các tổ chức kinh doanh. Vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện khuếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường, giảm các chi phí thương mại phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Với nhân tố tự nhiên là điều kiện tài nguyên thiên nhiên, nếu tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động trong công tác cung ứng các yếu tố đầu vào, sản xuất hàng hóa vật chất đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.4.1.2 Các yếu tố môi trường ngành

• Các đối thủ cạnh tranh hiện tại

Là những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm chức năng tương đương và sẵn sàng thay thế nên tìm hiểu những tổ chức này là rất quan trọng. Các tổ chức cạnh tranh xác định bản chất và mức độ cạnh tranh trong kinh doanh hay dùng những thủ đoạn để giữ vững vị trí. Mức độ cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại phụ thuộc vào số lượng đối thủ cạnh tranh, quy mô của đối thủ, tốc độ tăng trưởng của sản phẩm và tính khác biệt của sản phẩm. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã cho ra đời nhiều loại nguyên vật liệu mới có tính ưu việt phục vụ cho hoạt động sản xuất với mục đích tạo ra các sản phẩm mới với nhiều ưu điểm hơn. Doanh nghiệp nào tìm được nhiều nguồn cung cấp mới sẽ có cơ hội gia tăng chất lượng sản phẩm, giá thành giảm và giành được ưu thế so với đối thủ. Cần phải thường xuyên phân tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để xác định vị thế của mình qua đó xây dựng những chiến lược kinh doanh phù hợp.

• Các đối thủ tiềm ẩn

Đối thủ tiềm ẩn là đối thủ có khả năng tham gia thị trường ngành trong tương lai để hình thành đối thủ cạnh tranh mới, giành thị phần, gia tăng áp lực cạnh tranh, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối thủ mới này sẽ đem lại cho ngành các

năng lực sản xuất mới, thúc ép các công ty hiện có trong ngành phải trở nên hiệu quả hơn. Việc xâm nhập ngành phụ thuộc vào rào cản thể hiện qua phản ứng của đối thủ cạnh tranh hiện tại. Việc tìm hiểu đối thủ này và có những biện pháp phù hợp để đối phó là cách các doanh nghiệp giữ vững và phát triển thị phần của mình.

• Nhà cung cấp

Nhà cung cấp đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch. Vấn đề đặt ra là yêu cầu của việc cung cấp phải đầy đủ về số lượng, kịp thời về thời gian, đảm bảo về chất lượng và ổn định về giá cả. Mỗi sự sai lệch trong quan hệ với nhà cung cấp đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điều đó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Để giảm tính độc quyền và sức ép từ phía các nhà cung cấp, các doanh nghiệp phải biết tìm đến các nguồn lực tin cậy, ổn định và giá cả hợp lý với phương châm là đa dạng hóa các nguồn cung cấp. Mặt khác, trong quan hệ này doanh nghiệp nên tìm cho mình một nhà cung cấp chính có đủ sự tin cậy, nhưng phải luôn tránh sự lệ thuộc, cần phải xây dựng kế hoạch cung ứng cho mình. Như vậy, doanh nghiệp cần phải thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp để họ cung cấp đầy đủ về số lượng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phẩn Văn phòng phẩm Hồng Hà (Trang 26)