Một số kiến nghị với ngành

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phẩn Văn phòng phẩm Hồng Hà (Trang 106)

Một là, với tư cách là đơn vị chủ quản, các cơ quan quản lý ngành cần có các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp như: cung cấp thông tin thị trường, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại tại nước ngoài để thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ trong việc tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến.

Hai là, để tăng cường được sức cạnh tranh của các sản phẩm giấy vở trong nước và giảm thiểu khả năng tăng giá để thu lợi của các hãng giấy vở nước ngoài cần thực hiện các biện pháp cung cấp đầy đủ thông tin giúp người tiêu dùng đưa ra lựa chọn đúng đắn. Các chương trình cung cấp thông tin cũng phải thực hiện theo

hướng tạo thói quen tìm hiểu, so sánh các sản phẩm, đọc kĩ kích thước, định lượng, tiêu chuẩn của sản phẩm cũng như cần lưu ý khuyến cáo của các chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước … khi lựa chọn sản phẩm.

Ba là, thường xuyên tổ chức hội thảo giữa các cơ quan quản lý ngành và các doanh nghiệp trong ngành, hội thảo phổ biến kiến thức sản phẩm với sự tham gia của các chuyên gia tư vấn về sản phẩm để tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, tuyên truyền phổ biến các quy định của Luật liên quan đến ngành giấy vở cho cộng đồng các doanh nghiệp, hiệp hội. Đấy cũng chính là giúp doanh nghiệp tham gia và có cơ hội gặp gỡ, tìm kiếm các đối tác nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu giấy vở.

Bốn là, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng quảng bá thương hiệu sản phẩm. Từng bước đưa các thương hiệu của các doanh nghiệp sản xuất giấy vở Việt Nam ra thị trường Thế giới.

KẾT LUẬN

Cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh là một vấn đề xuyên suốt mọi thời kỳ hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Một doanh nghiệp dù đã giành thắng lợi trong cạnh tranh hiện tại sau đó vẫn có thể bị thất bại nếu như doanh nghiệp đó không biết tìm cách nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình. Môi trường kinh doanh càng có nhiều cơ hội và xuất hiện lắm nguy cơ thì cạnh tranh để tồn tại, cạnh tranh để phát triển ngày càng trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, một yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp đó là không ngừng đầu tư có hiệu quả cho sản phẩm, chất lượng sản phẩm, giá cả cũng như các hoạt động khác để nhằm nâng cao doanh thu cũng như thị phần của mình trên thị trường.

Kể từ khi thành lập, Công ty Cổ phẩn Văn phòng phẩm Hồng Hà đã trải qua nhiều khó khăn trong việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm giấy vở, song đến nay Hồng Hà là một trong số những công ty chiếm được thị phần lớn trên thị trường và được đa số người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng sản phẩm giấy vở của Công ty. Song, thị trường cạnh tranh luôn luôn là khắc nghiệt. Sức mua và nhu cầu của người dân thay đổi theo thời gian. Hơn nữa, các công ty cạnh tranh mặt hàng giấy vở mỗi lúc lại một nhiều. Vì vậy, việc tìm hiểu và đưa ra các giải pháp để cạnh tranh cho sản phẩm giấy vở của Hồng Hà là thực sự cần thiết và quan trọng. Đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà” là sự kết hợp các vấn đề lí luận và những tìm hiểu phân tích về thực

trạng đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà. Đồng thời các giải pháp đưa ra cũng là một sự vận dụng các lí thuyết vào thực tiễn quản trị kinh doanh, hi vọng sẽ góp một phần vào việc nâng cao vị thế của công ty trên thương trường, tạo dựng năng lực cạnh tranh bền vững cho sản phẩm giấy vở của công ty.

1. Tô Vân Anh (2011), Chiến lược Marketing cho dòng sản phẩm mì ăn liền Hảo

Hảo của công ty Cổ phẩn Vina Acecook

2. Lê Hải Châu (2002), Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong

xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, Viện

nghiên cứu thương mại- Bộ thương mại

3. Định Việt Đông (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bánh kẹo

của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trên thị trường Việt Nam

4. Nguyễn Hoàng (2011), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt

may để thành công tại thị trường EU, NXB Bộ Công Thương

5. Dương Thị Thu Hương (2013), Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm mì

ăn liền Hảo Hảo của công ty Acecook Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học

Thương Mại

6. Đỗ Thị Mai (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu

sang thị trường Nhật Bản của làng nghề Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội

7. Micheal E. Porter (1988), Chiến lược cạnh tranh và Lợi thế cạnh tranh quốc gia 8. Philip Kotler, Quản trị marketing, NXB Thống kê

9. Phòng kế hoạch, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012, 2013, 2014, công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà.

10. Phòng kinh doanh công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà.

11. Đỗ Thị Phương (2014), Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm phân bón của

công ty TNHH Baconno trên thị trường nội địa, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học

Thương Mại

12. Richard Moore (2004), Thương hiệu dành cho nhà lãnh đạo, NXB Trẻ

13. Nguyễn Hữu Thắng (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh

nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Đề tài cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

14. Nguyễn Hoàng Việt, Nghiên cứu năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp

Việt Nam – Tiêu chí và phương pháp đánh giá, Tạp chí Khoa học Thương Mại.

15. Các website tham khảo: http://www.vpphongha.com.vn/

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giấy vở của Công ty Cổ phẩn Văn phòng phẩm Hồng Hà (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w