Đẩy mạnh công tác marketing sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tăng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn- chi nhánh Thăng Long (Trang 101)

ngân hàng, tăng cường tiếp thị khách hàng

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác Marketing – mảng hoạt động chưa thực sự hiệu quả của Chi nhánh và để có thể làm tốt công tác này đòi hỏi Chi nhánh phải chú trọng các biện pháp sau:

-Thứ nhất, quảng bá thương hiệu Chi nhánh. Để đạt được mục tiêu phát triển thì các sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ thì Chi nhánh phải khẳng định được uy tín của mình với khách hàng. Điều cốt lõi là làm thế nào để khi khách hàng có nhu cầu sử dụng một sản phẩm dịch vụ nào đó họ sẽ tìm đến Chi nhánh. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau song hoạt động Marketing sẽ là cầu nối giữa Chi nhánh và khách hàng. Muốn khách hàng biết và hiểu rõ về Chi nhánh cũng như các sản phẩm dịch vụ cung ứng, cần tăng cường các hình thức quảng bá qua các

phương tiện thông tin đại chúng như bản tin, chương trình quảng cáo, trên các website, các tờ rơi … hoặc tham gia tài trợ cho các chương trình thu hút được sự quan tâm của đông đảo quần chúng, nhân dân.

- Thứ hai, tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và khách hàng. Công việc này đòi hỏi Chi nhánh phải phân loại được khách hàng của mình bao gồm khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng.

+ Đối với khách hàng truyền thống, Chi nhánh cần có những chính sách chăm sóc riêng và giao cho một bộ phận đảm nhận như gửi quà, điện hoa cho khách hàng nhân những dịp đặc biệt. Thường xuyên gửi các phiếu điều tra về chất lượng sản phẩm dịch vụ (có thể định kỳ hàng tháng) để có được thông tin phản hồi chính xác từ khách hàng qua đó đưa ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời, xem xét mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng. Từ đó có thể phán đoán được mực độ trung thành của khách hàng và có những biện pháp tiếp xúc với khách hàng nhằm tăng sự gắn kết với Chi nhánh.

+ Đối với khách hàng tiềm năng, Chi nhánh phải lập danh sách và thường xuyên thực hiện công tác quảng cáo, tiếp thị để thu hút khách hàng, Chi nhánh cần thành lập một bộ phận chuyên trách (bộ phận Marketing) gồm những cán bộ có trình độ, năng lực và khả năng giao tiếp tốt để tiếp cận với những khách hàng này.

-Thứ ba, dự báo thị trường. Bộ phận Marketing cũng phải quan tâm đến công việc này nhằm đưa ra dự báo tình hình biến động của thị trường sản phẩm dịch vụ trong tương lai, từ đó có kế hoạch chuẩn bị cho công tác phát triển sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn- chi nhánh Thăng Long (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w