Hoạt động thanh toán quốc tế
Nhìn chung, khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT của chi nhánh chủ yếu vẫn là thanh toán hàng nhập khẩu, phục vụ chủ yếu cho khách hàng truyền thống, khách hàng lớn, khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của chi nhánh. Trong những năm hội nhập gần đây, NHNo&PTNT Thăng Long đã chú trọng đến hoạt động thanh toán quốc tế. Vì vậy, tuy trong điều kiện nền kinh tế có khó khăn, tình hình khủng hoảng tài chính khu vực có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam; đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, nhưng với sự cố gắng của chi nhánh, mức giảm của doanh số xuất nhập khẩu không đáng kể, không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh chung.
Bảng 2.5: Hoạt động thanh toán quốc tế qua các năm
Năm
Thanh toán nhập khấu Thanh toán xuất khấu
Số món(món) Doanh số (triệu USD) Số món(món) Doanh số (triệu USD) 2010 1641 219,4 296 18,0 2011 1270 150,3 325 24,7 2012 714 80,6 249 17,7
Nguồn: báo cáo thường niên của NHNo &PTNT CN Thăng Long
Đơn vị Triệu USD
Nguồn : báo cáo thường niên của NHNo & PTNT CN Thăng Long
Năm 2010, với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bắt đầu hồi phục, nhu cầu nhập nguyên vật liệu, các mặt hàng phục vụ sản xuất tiêu dùng tăng dẫn đến tăng trưởng đột biến về doanh số Thanh toán nhập khẩu tăng và góp phần tăng doanh số thanh toán xuất khẩu năm 2010.
Năm 2011, doanh số thanh toán nhập khẩu giảm (-69,1 triệu USD), nhưng doanh số thanh toán xuất khẩu lại tăng 6.7 triệu USD, nhưng tổng doanh số xuất nhập khẩu năm 2011 giảm so với năm 2010 là 62,4 triệu USD. Nguyên nhân do dịch vụ thanh toán LC chủ yếu sử dụng nguồn vay, mà chính sách tín dụng tiếp tục thắt chặt khiến dư nợ cho vay giảm và doanh số thanh toán LC giảm. Dịch vụ Chuyển tiền, Nhờ thu thanh toán hàng nhập giảm do nguồn USD bị hạn chế, phục vụ chủ yếu cho khách hang truyền thống, lớn, chủ yếu sử dụng dịch vụ tại Chi Nhánh. Vì vậy mà doanh số TTQT giảm.
mảng dịch vụ mà TTQT là một trong những dịch vụ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy mà cạnh tranh trong dịch vụ thanh toán quốc tế cũng ngày càng gay gắt. Xác định được điều này, Chi nhánh đã tập trung cố gắng phát huy tất cả khả năng của mình nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, nhưng hiện tại số lượng sản phẩm dịch vụ TTQT lại chưa đa dạng, chưa thu hút nhiều khách hàng.
Năm 2012: doanh số xuất nhập khẩu thanh toán quốc tế đều giảm so với năm 2011, tổng doanh số xuất nhập khẩu 2012 giảm -76,7 triệu USD. Điều này dẫn đến thu dịch vụ TTQT giảm. Nguyên nhân do sự khó khăn của nền kinh tế, mặc dù Nhà nước đã có các chính sách hỗ trợ như giảm lãi suất cho vay, giãn thời gian đóng thuế, các gói cứu trợ…,cùng tỷ giá USD tương đối ổn định từ đầu năm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK của khách hàng, nhưng phần lớn hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp vẫn chưa thể khôi phục. Đồng thời, tại Ngân hàng, đối tượng cho vay ngoại tệ bị thu hẹp, hạn mức cho vay giảm, chỉ áp dụng cho vay đối với khách hàng xuất khẩu và một số mặt hàng đặc biệt, trong khi đối tượng này lại là khách hàng thường xuyên phát sinh nghiệp vụ TTQT đã ảnh hưởng nhiều đến doanh số TTQT của Chi nhánh.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Kinh doanh ngoại tệ là một hoạt động truyền thống, đồng thời cũng là một thế mạnh của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long so với các ngân hàng khác trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Trong những năm qua, hoạt động này không chỉ góp phần tăng lợi nhuận, hạn chế rủi ro vì biến động tỷ giá mà còn hỗ trợ tích cực cho việc mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh, giúp tăng dư nợ tín dụng trong cho vay tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng nguồn tiền gửi. Hiện tại, Chi nhánh đang phục vụ 17 Dự án ODA, đảm bảo nguồn cung ngoại tệ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh ngoại tệ năm 2010, 2011, 2012
Đơn vị: Triệu USD
Năm Doanh số mua vào Doanh số bán ra Tổng doanh số mua và bán Thu nhập từ hoạt động kinh doanh Ngoại tệ 2010 211,15 211,05 422,20 7,34 2011 160,67 162,16 322.83 9,12 2012 119,17 120,77 239.94 8.54
Nguồn: báo cáo thường niên của NHNo &PTNT CN Thăng Long
Tổng doanh số kinh doanh ngoại tệ có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2010, thu nhập không cao do biến động mạnh về tỷ giá trong điều kiện khan hiếm ngoại tệ USD, nguồn phục vụ hách hàng chủ yếu đáp ứng từ nguồn dự án; nguồn mua từ NH cấp trên được ưu tiên cho các hàng nhập khẩu: Phân bón, nông lâm sản còn nguồn mua từ khách hàng có hàng xuất khẩu không đáng kể.
Năm 2011, Doanh số mua bán ngoại tệ giảm -99,37 triệu USD (- 23,54%) so với năm 2010 nhưng lợi nhuận cao hơn so với năm 2010 (1,78 triệu USD). Doanh số giao dịch thấp do nhiều lý do: tình hình kinh tế trong nước những năm gần đây không thuận lợi , lạm phát tăng cao, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng khiến cho chi phí sản xuất của các Doanh nghiệp tăng, NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng thắt chặt khiến nguồn cung tín dụng bị hạn chế...Những nguyên nhân này khiến cho các Doanh nghiệp trong nước kinh doanh gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận sụt giảm, dẫn đến giảm các giao dịch cũng như khả năng thanh toán của Doanh nghiệp giảm. Nhưng thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2011 lại tăng. Đó là một tín hiệu tốt chứng minh trong năm Chi nhánh đã thực hiện tốt các biện pháp nhằm đảm bảo thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ. Có được thu nhập như vậy một phần cũng do trong năm 2011 biên độ giao động của tỷ giá là tương đối
mạnh.
Năm 2012 tổng doanh số mua bán ngọai tệ giảm 82,89 triệu USD (- 25,68%) dẫn đến thu nhập cũng giảm 0.58 triệu USD so với năm 2011. Điều này là do phần lớn hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp vẫn chưa thể khôi phục nên hoạt động xuất nhập khẩu cũng giảm sút, dẫn đến nhu cầu mua bán ngoại tệ để thanh toán của Doanh nghiệp hạn chế. Đồng thời, tại Ngân hàng, đối tượng cho vay ngoại tệ bị thu hẹp, hạn mức cho vay giảm, chỉ áp dụng cho vay đối với khách hàng xuất khẩu và một số mặt hàng đặc biệt.
Nhìn chung qua các năm, Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long luôn tự cân đối được nguồn ngoại tệ ngay cả trong thời điểm giá ngoại tệ trên thị trường biến động mạnh, nguồn ngoại tệ trở nên khan hiếm. Sở Giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam luôn hỗ trợ chi nhánh rất nhiều trong việc đáp ứng nguồn ngoại tệ để trả nợ tiền vay và thanh toán ra nước ngoài, đặc biệt là những mặt hàng trong hạng mục ưu tiên như phân bón, hàng nông lâm sản.
Hoạt động kinh doanh thẻ
Về kinh doanh thẻ, tuy chưa phải là chi nhánh hàng đầu của hệ thống song chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã chú trọng thường xuyên và đưa hoạt động kinh doanh thẻ thành nội dung hoạt động chính của nhiệm vụ kinh doanh và luôn tiên phong trong việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới của NHNo&PTNT Việt Nam.Tuy nhiên, hiện nay công tác quảng cáo, tiếp thị, quản bá thương hiệu, sản phẩm dịch vụ từ NHNo&PTNT Việt nam nói chung và trung tâm thẻ nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có chiến lược rõ ràng, chưa đi vào thực tiễn, chủ yếu khuyến mãi phí phát hành, giảm chiết khấu cho đại lý…trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác, nên việc phát triển đại lý là thách thức lớn trong việc phát triển nghiệp vụ thẻ. Sau đây là kết quả kinh doanh thẻ của Chi nhánh trong những năm gần đây:
Năm Phát hành thẻ Số dư tài khoản thẻ Số lượng(Chiếc) Số tiền (tỷ đồng)
2010 3846 4,30
2011 3289 5,16
2012 3521 6,13
Nguồn: báo cáo thường niên của NHNo &PTNT CN Thăng Long
Qua bảng trên ta thấy, số lượng phát hành thẻ năm 2011 giảm 557 chiếc so với năm 2010, đến năm 2012 số lượng phát hành thẻ tăng lên 232 chiếc so với năm 2011 nhưng số lượng phát hành thẻ vẫn thấp hơn so với năm 2010. Số dư trên tài khoản thẻ tăng qua các năm, năm 2011 tăng 0,86 tỷ đồng; năm 2012 tăng 0,97 tỷ đồng. Đây là một tín hiệu tốt. Để đảm bảo số dư tài khoản thẻ không ngừng tăng Chi nhánh cần thực hiện nhiều biện pháp quảng cáo, marketing hơn nữa... nhằm tạo lòng tin với khách hàng cũng như thu hút ngày càng lớn số thẻ phát hành mỗi năm.
2.3. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG