Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn- chi nhánh Thăng Long (Trang 28)

Những yếu tố thuộc về bản thân ngân hàng hình thành nên những điểm mạnh, điểm yếu, những lợi thế, hạn chế của ngân hàng so với đối thủ cạnh tranh và ảnh hưởng tới vị thế của ngân hàng trên thị trường, cũng từ đó mà ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng

1.3.2.1.Chất lượng dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh

Chất lượng dịch vụ được biểu hiện trên sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng. Trên thị trường các loại hàng hóa dịch vụ ngày càng có chức năng và công dụng tương tự như nhau, giá cả cũng không chênh lệch nhau nhiều, như vậy yếu tố chất lượng lại càng được chú trọng và trở thanh vũ khí cạnh tranh của các ngân hàng. Mặt khác các dịch vụ là hàng hóa đặc biệt, rất khó định hình, không thể sờ hay xem trước được, chỉ trong quá trình tiêu thụ khách hàng mới biết được chất lượng của nó tốt hay không.Chất lượng càng cao thì sức cạnh tranh càng lớn. Chính vì vậy, các ngân hàng ngay từ những bước đầu hình thành các gói dịch vụ nên chú ý làm sao cho phục vụ được các khách hàng một các tốt nhất, nhanh chóng nhất, với các thủ tục đơn giản nhất, coi yêu cầu của khách hàng là nhiệm vụ và trách nhiệm của ngân hàng.

Đây cũng là yếu tố mà các ngân hàng cần tính đến. Cơ cấu là sự phân chia tỷ trọng các dịch vụ ngân hàng trong tổng lợi nhuận hoặc trong phân chia nguồn vốn đầu tư. Số lượng càng đa dạng, phong phú, phù hợp, dịch vụ nào càng được đầu tư nhiều càng thu hút được nhiều khách hàng. Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của mọi đối tượng khách hàng luôn là mục tiêu của các sản phẩm dịch vụ. Hiện nay, các ngân hàng không ngừng tung ra các sản phẩm mới, để tăng thêm độ đa dạng xóa bỏ tình trạng đơn điệu và làm mới bản thân trong lòng khách hàng.

Phí dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh chính là mức giá của dịch vụ đó so với mặt bằng chung trên thị trường và khả năng chi trả của đối tượng khách hàng mà gói dịch vụ đó nhắm tới. Mặt khác, giá luôn được người tiêu dùng quan tâm đến hàng đầu, được đối chiều so sánh nhiều nhất trong các yếu tố nên có sức ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Nếu đưa ra một chính sách giá hợp lý, giá cả càng thấp thì năng lực cạnh tranh của dịch vụ càng cao, nếu phí dịch vụ quá cao sẽ gây bất lợi cho ngân hàng trong việc tiếp cận đa số các loại khách hàng.

1.3.2.3. Tiềm lực tài chính

Ngân hàng là nơi hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, chính vì vậy tiềm lực tài chính hỗ trợ rất nhiều trong khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Ngân hàng nào có tiềm lực tài chính vững mạnh đương nhiên có nhiều nguồn lực và điều kiện đầu tư, phát triển các dịch vụ. Từ đó mà khả năng cạnh tranh cũng được nâng cao. Có tiềm lực tài chính là có khả năng nắm bắt các cơ hội kinh doanh, ổn định hoạt động sản xuất, khả năng thực hiên các biện pháp cải tiến hỗ trợ sản phẩm, đồng thời cũng có uy tín trên thị trường, chỗ đứng trong lòng khách hàng. Một ngân hàng có tiềm lực tài chính nhỏ, điều đó cũng có nghĩa là khó giành được vị thế cạnh tranh, khả năng cạnh tranh yếu, dịch vụ thiếu sự đa dạng, khó có thể phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng. Tiêm

lực tài chính có vai trò quan trọng trong nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ, cung cấp nguồn lực đầu vào có sức mạnh lớn, tác động đến nhiều mặt của ngân hàng. Tuy nhiên việc sử dụng tiềm lực tài chính như thế nào để đem lại lợi thế cho ngân hàng, hạn chế những rủi ro lại là một vấn đề khác. Việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng và thực trang của tiềm lực tài chính sẽ giúp cho ngân hàng có những chính sách, con đường để gia tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa dịch vụ của mình.

1.3.2.4. Nhân tố con người

Gồm đội ngũ quản trị viên các cấp và nhân viên...Yếu tố này thể hiện qua khả năng, ý thức, trình độ chuyên môn của nhân sự. Đội ngũ lao động chính là sức sống là lực lượng nòng cốt của doanh nghiệp nói chung cũng như mỗi ngân hàng nói riêng. Yếu tố này ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua năng suất lao động, sự sáng tạo, trách nhiệm...Trong ngân hàng, yếu tố này tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành. Chất lượng nhân sự tốt, trình độ cao, gắn bó với ngân hàng, tinh thần làm việc và trách nhiệm lớn sẽ đem lại hiệu quả cũng như năng suất lao động cho ngân hàng. Từ đó cũng tác động đến chi phí sản xuất, giá thành dịch vụ, chất lượng dịch vụ..thông qua một loạt các biểu hiện như thái độ phục vụ, trình độ chuyên môn, khả năng thích ứng, đội ngũ nhân viên chính là hình ảnh trực diện của mỗi ngân hàng. Ngược lại, nếu nguồn nhân lực có chất lượng kém sẽ tác động tiêu cực và gây ra nhiều hạn chế đến hiệu quả kinh doanh, làm giảm sút năng lực cạnh tranh, tổn hại văn hóa doanh nghiệp. Phân tích nhân tố này giúp cho doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức hợp lý, giao đúng người, đúng việc, hình thành chiến lược cạnh tranh từ bên trong doanh nghiệp, môi trường làm việc chuyên nghiệp, tiền đề cho sự phát triển lâu dài.

1.3.2.5. Mạng lưới phân phối

chi nhánh, phòng giao dịch, các công ty con, và sự phân bố chúng theo phạm vi lãnh thổ. Tính hợp lý trong việc phân bố các chi nhánh, ban ngành giúp cho hoạt động ngân hàng được thông suốt, việc quản lý, giám sát được dễ dàng. Nếu có một mạng lưới chi nhánh rộng khắp, điều đó có nghĩa là năng lực cạnh tranh của ngân hàng được nâng cao do có thể tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, đáp ứng được nhiều nhu cầu thị trường hơn. Mặt khác, sự sắp xếp hệ thống phân phối còn giúp khuếch trương hình ảnh, tạo ra sự khác biệt và ghi dấu hình ảnh ngân hàng.

1.3.2.6. Hoạt động Marketting

Trong nền kinh tế thị trường thì các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng cáo mang một sức mạnh to lớn. Bất cứ sản phẩm dịch vụ nào dù có tốt đến đâu, hay như thế nào mà người tiêu dùng không được biết thì cũng vô nghĩa. Nhiệm vụ của hoạt động này là xác định được chính xác nhu cầu thị hiếu của khách hàng, cách thức đáp ứng nó một cách hiệu quả đồng thời đưa thông tin ban đầu về dịch vụ đến nhận thức khách hàng. Để có thể luôn luôn đổi mới, luôn giữ vững thị phần trên thị trường các ngân hàng phải có chiến lược marketing năng động, đúng hướng. Việc chiếm lĩnh khối lượng lớn thị phần cũng là biểu hiện của năng lực cạnh tranh cao.

1.3.2.7. Nguồn lực vật chất kĩ thuật

Đối với mỗi ngân hàng thì nguồn lực vật chất kĩ thuật mà cụ thể là sự áp dụng khoa học công nghệ là yếu tố then chốt để ngân hàng có thể thể hiện năng lực cạnh tranh của mình. Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật đem lại nhiều cơ hội cho các ngân hàng, nhưng cũng buộc họ phải chấp nhận cuộc đua không kém tàn khốc này. Dịch vụ ngân hàng đa số được thực hiên nhờ vào kĩ thuật số hóa, từ khâu quản lý dữ liệu đến các khâu giao dịch nói chung. Một chu trình khép kín với ứng dụng công nghệ cao sẽ thúc đẩy sự phát triển của năng lực cạnh tranh, là một động lực và điểm mạnh lớn cho ngân hàng trên thị trường. Ngược lại, nếu năng lực công nghệ có hạn cũng kiềm chế sự cạnh

tranh của các ngân hàng trên thị trường tài chính đầy biến động.

1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Sau khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ tài chính, các NHTM trong nước phải cạnh tranh với các đối thủ nặng ký là các Ngân hàng, Tập đoàn tài chính có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và kinh nghiệm hoạt động lâu đời đến từ các nước khác nhau trên thế giới. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” thì không gì có nghĩa hơn là việc tìm hiểu kinh nghiệm từ chính các Ngân hàng, Tập đoàn tài chính này. Luận văn tập trung vào các đại diện Citigroup (Châu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn- chi nhánh Thăng Long (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w