Thực trạng cung ứng sản phẩm dịch vụ tiền gửi

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn- chi nhánh Thăng Long (Trang 46)

Trước những diễn biến phức tạp trên thị trường huy động vốn cộng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn, NHNo & PTNT chi nhánh Thăng long luôn cố gắng giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn huy động.

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng tổng nguồn vốn qua các năm

Đơn vị : tỷ đồng.

Nguồn: báo cáo thường niên của NHNo & PTNT Thăng Long

vốn giảm mạnh so với năm 2010, đến năm 2012 tổng nguồn vốn có tăng hơn so với năm 2011 nhưng Chi nhánh vẫn huy động được ít hơn so với năm 2010 ảnh hưởng bởi các yếu tố chính sau:

Năm 2011, nguồn vốn đạt mức 3.505 tỷ đồng, giảm 3.269 tỷ đồng (-48,26%) so với năm 2010. Do nguồn vốn nội tệ của Bảo hiểm xã hội, thuộc vốn chuyên dùng giảm (1.873 tỷ đồng). Bên cạnh đó nguồn tiền gửi từ một số dự án ODA, tiền gửi nội tệ có kỳ hạn quỹ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm do cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM và nền kinh tế có nhiều khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt vào cuối năm 2010, khi NHNN ra quyết định số 2619/QĐ-NHNN ngày 05/11/2010 về việc nâng lãi suất cơ bản lên 9%/năm, bùng nổ chạy đua lãi suất giữa các Ngân hàng, có thời điểm lãi suất các Ngân hàng Cổ phần cao từ 19% đến 21%/ năm bằng hình thức khuyến mại. Trong khi đó lãi suất trần quy định là 14% năm do vậy khách hàng đã rút để gửi vào các Ngân hàng cổ phần có lãi suất huy động cao đã khiến hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Thăng Long nói riêng gặp không ít khó khăn,.

Giai đoạn từ 2008-2012, thị trường vàng, ngoại hối, bất động sản, chứng khoán không ổn định, mạng lưới ngân hàng mở rộng, thanh khoản vốn một số NHTMCP nhỏ bị thiếu hụt, đẩy cạnh tranh huy động vốn lên cao, ở cả 3 hình thức: mở tài khoản cá nhân, sử dụng thẻ; thu hút tiền gửi của các TCKT-XH lớn, nhỏ; thu hút tiền gửi tiết kiệm. Lãi suất huy động các NHTMCP phát sinh tăng khuyến mãi ngầm, vượt trần, lãi suất cho vay tăng bất thường, một số Tổ chức kinh tế rút vốn đầu tư kinh doanh, một số cá nhân tiết kiệm quay vòng, rút vốn từ Chi nhánh gửi Ngân hàng cổ phần để hưởng lãi cao, vốn của Chi nhánh bị san sẻ, Chi nhánh gặp khó khăn trong công tác tiếp thị, giữ khách hàng truyền thống.

2011 (tăng 673 tỷ đồng), tuy nhiên lượng tăng vẫn còn hạn chế, tổng nguồn vốn vẫn chưa bằng năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2012 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế, nhất là khu vực Hà Nội, địa bàn tập trung nhiều doanh nghiệp trọng điểm của cả nước. Tăng trưởng kinh tế Hà Nội đều nhưng thấp, giá cả các mặt hàng hóa các tháng đầu năm tăng cao, về cuối năm đã giảm so với đầu năm. Hoạt động khối doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp, hàng tồn kho tăng, các khoản phải thu khó thu hồi, bất động sản đóng băng, chi phí sản xuất cao, nhiều doanh nghiệp phá sản, kinh doanh thua lỗ, lợi nhuận sụt giảm dẫn đến không trả được nợ ngân hàng.

Ngoài ra, do lãi suất trần huy động của NHNN giảm, người dân có xu hướng tìm kiếm các kênh đầu tư khác ví dụ như vàng... Thêm nữa do mật độ NHTM trên địa bàn lớn, cạnh tranh huy động vốn cao, khó tiếp thị khách hàng hoặc chồng chéo.

Khó khăn chung từ nền kinh tế, khối Ngân hàng trên địa bàn Hà Nội cũng gặp áp lực lớn trong hoạt động kinh doanh, dòng vốn kinh tế doanh nghiệp khó luân chuyển; vốn đọng thị trường bất động sản, chứng khoán; thu hút vốn đầu tư nước ngoài giảm… tạo nên nợ xấu tín dụng cao và nguồn vốn tăng thấp so năm trước mặc dù lãi suất huy động hiện tại khá thu hút so với sự trầm lắng của đầu tư chứng khoán và bất động sản. Bên cạnh đó, do nhiều NHTM lớn cùng tập trung trên địa bàn nên Chi nhánh khó có cơ hội tiếp thị khách hàng mới cũng như khách hàng cũ khi các NHTM vẫn có các chương trình và sản phẩm ưu việt thu hút. Vì vậy, mà tổng nguồn vốn huy động được của chi nhánh tăng trưởng không cao. Sau đây là cơ cấu nguồn vốn cụ thể qua các năm của Chi nhánh:

Thứ nhất, cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền

Bảng 2.1: Bảng huy động vốn theo loại tiền qua các năm

Đơn vị: Tỷ đồng Năm Cơ cấu 2010 2011 2012 Nội tệ 5.525 2.731 3.345 Ngoại tệ 1.249 774 797 Tổng nguồn vốn 6.774 3.50 5 4142

Nguồn: báo cáo thường niên của NHNo & PTNT Thăng Long

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền gửi.

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNo CN Thăng Long

Nguồn nội tệ ảnh hưởng bởi tỷ trọng tiền gửi BHXH nên có sự biến động mạnh ở các thời kỳ .

xuống thấp so năm 2008, 2009 nên việc huy động vốn ngoại tệ cũng gặp khó khăn hơn, tiền gửi dân cư khó thu hút, tiền gửi các tổ chức, doanh nghiệp giảm mạnh.

Năm 2011, nguồn vốn huy động giảm hơn hẳn so với năm 2010. Vốn huy động USD năm 2011 đạt 774 tỷ giảm 475 tỷ (-38%) so với 2010 nguyên nhân là do trong khoảng hai năm gần đây, đặc biệt là giai đoạn cuối năm 2011 xuất hiện tình trạng khan hiếm nguồn USD, tỷ giá biến động nhanh mạnh, có chênh lệch về tỷ giá mua bán, bên cạnh đó các chính sách như hạn chế dư nợ bằng USD, tăng dự trữ bắt buộc, và việc các DN vẫn giao dịch chủ yếu bằng đồng USD… đã khiến cho nguồn cung USD của chi nhánh gặp khá nhiều khó khăn. Tuy Chi nhánh luôn cố gắng đảm bảo nguồn USD nhưng vẫn chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu khách hàng.

Để hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2011 về chỉ tiêu nguồn vốn chi nhánh đã đa dạng các hình thức huy động vốn, chủ động khai thác, tiếp cận khách hàng, coi trọng công tác huy động vốn từ dân cư, nguồn vốn ổn định. Chi nhánh đã xây dựng cơ chế khoán cho các phòng giao dịch trực thuộc, cho từng cán bộ. Lấy chỉ tiêu khoán nguồn về bình xét khoán lương và thi đua theo quý. Việc giao khoán không chỉ nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ nhân viên đối với nguồn vốn của chi nhánh mà còn là cơ sở để các đơn vị xếp loại lao động hàng tháng, tránh hiện tượng cào bằng. trong đó có 03 PGD hoàn thành xuất sắc kế hoạch giao

Năm 2012, lãi suất huy động theo trần lãi suất quy định, khá thu hút đối với người dân trên địa bàn so với các đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán..., tuy nhiên cạnh tranh huy động vốn của các NHTM cổ phần mạnh vẫn là áp lực lớn đối với Chi nhánh nên nguồn vốn ngoại tệ cũng như nội tệ có tăng hơn so với năm 2011 nhưng lượng tăng vẫn chậm, chưa cao.

kỳ hạn. Nguồn không kỳ hạn thuộc các dự án ODA chiếm 40%/tổng nguồn vốn, tuy nhiên, hiện nay một số dự án đang đi vào giai đoạn cuối và đóng tài khoản, số dư bình quân trên tài khoản đặc biệt giảm mạnh chỉ khoảng 10 triệu USD, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh, cụ thể:

Dự án PMU2 (số dư bình quân trước 05 triệu USD) đã kết thúc và 

đóng tài khoản tháng 7/2012;

Dự án nông thôn 3(số dư bình quân trước đây khoảng 2 triệu USD), 

thường về tài khoản lại giải ngân ngay, bình quân duy trì khoảng 0,5 triệu USD;

Các dự án khác đang đi vào giai đoạn cuối như: Lâm nghiệp WB3, 

Y tế đồng bằng sông Cửu Long…số dư bình quân chỉ còn khoảng 2 triệu USD ( trước đây bình quân khoảng 04 triệu USD).

Nguồn vốn nội tệ tăng 614 tỷ đồng so với năm 2011 chủ yếu do tăng tiền gửi dân cư. Đạt được điều này cũng do Chi nhánh đã không ngừng tiếp thị, thu hút vốn từ các tổ chức kinh tế trên địa bàn, bù đắp lượng tiền từ BHXH.

Thứ hai, cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị : tỷ đồng

Nguồn vốn 2010 2011 2012

Tiền gửi không kỳ hạn 1.923 1.234 1.458

Tiền gửi và GTCG kỳ hạn<12 tháng 2.283 717 589

Tiền gửi & GTCG kỳ hạn 12-<24 tháng 161 82 94

Tiền gửi & GTCG kỳ hạn >=24 tháng 2.407 1.472 2001

Tổng nguồn vốn 6.774 3505 4142

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian năm 2010

Nguồn: báo cáo thường niên của NHNo &PTNT CN Thăng Long Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian năm 2011

Nguồn: báo cáo thường niên của NHNo &PTNT CN Thăng Long

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian năm 2012

Nguồn vốn không kỳ hạn qua các năm nhìn chung là tương đối đồng đều. Nguồn tiền gửi và GTCG kỳ hạn <12 tháng có sự sụt giảm mạnh, năm 2010 huy động là 2.283 tỷ đồng, năm 2011 giảm còn 717 tỷ đồng (giảm 1.566 tỷ đồng so với năm 2010), đến năm 2012 giảm xuống còn 589 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do trong thời kỳ này các NHTM cổ phần huy động vượt trần lãi suất ở các kỳ hạn ngắn <12 tháng, đặc biệt là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng điều này đã khiến một lượng lớn KH rút tiền từ Chi nhánh sang Ngân hàng bạn.

Nguồn tiền gửi & GTCG <12 đến dưới 24 tháng năm 2011 giảm 79 tỷ đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 12 tỷ đồng so với năm 2011. Ngoài ra, do biến động lãi suất thị trường cùng mối quan hệ giao dịch vốn giữa BHXH và cty cho thuê tài chính II thuộc NHNo&PTNT Việt nam có chiều hướng không tốt đẹp, khách hàng có nhu cầu thu hẹp quy mô gửi vốn tại các Chi nhánh NHNo&PTNT VN và chuyển hoán kỳ hạn dài hạn sang ngắn hạn dẫn đến số dư vốn dài hạn và mức độ ổn định của vốn dài hạn tại Chi nhánh giảm. Kỳ hạn này luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các kỳ hạn của chi nhánh do biến động lãi suất huy động mạnh từ năm 2008 đến nay, lãi suất ngắn hạn có thời điểm cao hơn lãi suất dài hạn. Do vậy, một bộ phận khách hàng dân cư chuyển vốn dài hạn sang gửi ngắn hạn hoặc gửi bậc thang, rút vốn linh hoạt để hưởng lãi cao. Nguồn tiền gửi và GTCG kỳ hạn >= 24 tháng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các kỳ hạn ở các năm chủ yếu là do NHNo và PTNT VN cũng như chi nhánh Thăng Long có sản phẩm tiết kiệm bậc thang( kỳ hạn >24 tháng nhưng từ 1 tháng trở lên KH đã có thể rút bất kỳ lúc nào và hưởng lãi suất có kỳ hạn). Ngoài ra, do trần lãi suất huy động của NHNN giảm trong năm 2012 có tác động tới tâm lý và kỳ vọng người gửi tiền cá nhân dẫn tới tiền gửi có kỳ hạn dân cư tăng ở các kỳ hạn dài >24 tháng.

Thứ ba, cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tiền gửi dân cư 1.983 1568 2.325

Tiền gửi TCKT 4.500 1782,5 1.632,5

Tiền gửi TCTD 291 154,5 184,5

Tổng nguồn vốn 6.774 3.505 4.142

Nguồn: báo cáo thường niên của CN NHNo & PTNT Thăng Long

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng KH năm 2010

Nguồn: báo cáo thường niên của NHNo& PTNT CN Thăng Long

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng KH năm 2011

Nguồn: báo cáo thường niên của NHNo &PTNT CN Thăng Long

Nguồn: báo cáo thường niên của NHNo &PTNT CN Thăng Long

Nhìn biểu đồ ta thấy, trong hai năm 2010, 2011 tiền gửi của các TCKT luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2010 là 66,43%; năm 2011 là 50,86%, sang năm 2012 tỷ trọng tiền gửi TCKT (39,4%) đứng thứ hai sau tiền gửi của dân cư (56,13%) nguyên nhân chủ yếu là do nguồn của BHXH trong năm 2012 giảm mạnh. Nguồn tiền gửi của các TCTD luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tất cả các năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn vốn dân cư ổn định năm 2011 đạt 1.986 tỷ đồng tăng 3 tỷ đồng so với năm 2010. Trên thực tế do tỷ trọng nguồn TCKT tại Chi nhánh cao, nên tăng trưởng nguồn dân cư khó nhận thấy. Mật độ các NHTM trên địa bàn dày, cạnh tranh vốn dân cư mạnh, với nhiều hình thức huy động vốn, chương trình khuyến mãi, phương thức nhận vốn, trả gốc, lãi linh hoạt phù hợp với thị hiếu, nhu cầu thị trường, nên không dễ tiếp thị tới khách hàng. Hiện tại, đa phần nhu cầu của khách hàng tiết kiệm tại Chi nhánh là gửi theo bậc thang để thuận tiện khi lãi suất thị trường tăng dẫn đến Chi nhánh gặp khó khăn khi thực hiện kế hoạch tăng trưởng vốn dân cư.

Năm 2012, Công tác huy động vốn năm 2012 gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh ngầm về lãi suất vượt trần của các Ngân hàng khác trên địa bàn kéo theo sự sụt giảm các khoản nguồn Tổ chức và dân cư, tính chất nguồn trở nên thiếu

ổn định với các kỳ hạn ngắn. Từ thời điểm tháng 5, tình hình có ổn định hơn, song cạnh tranh ngầm vẫn tiếp tục, ngày càng khó phát hiện, là trở ngại rất lớn cho việc tiếp thị vốn dân cư, tổ chức mới cũng như duy trì vốn cũ.

Tóm lại, mỗi năm chi nhánh đề ra các giải pháp tích cực hết sức cụ thể mang lại hiệu quả thiết thực để khơi tăng nguồn vốn huy động như: tạo được niềm tin cho khách hàng; áp dụng lãi suất linh hoạt phù hợp với tình hình chung trên địa bàn, thu hút khách hàng bằng hình thức ưu đãi về lãi suất. Ngoài ra, việc đổi mới phong cách phục vụ, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tiện ích như tổ chức thu tiền mặt, nhận chi trả lương, thực hiện chuyển tiền tự động đều được Chi nhánh chú trọng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn- chi nhánh Thăng Long (Trang 46)