HSBC Holdings, bắt nguồn từ Tập đoàn ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (The Hongkong and Shanghai Banking Corporation) được thành lập năm 1866. Hiện nay là một trong những tổ chức tài chính hàng đầu tại thị trường tài chính năng động Châu Á Thái Bình Dương.
Thứ nhất, cần khám phá và khai thác sự đa dạng từ nhân viên và khách hàng.
Khi mới được thành lập, ngân hàng đa quốc gia lớn nhất này chưa thu hút được cảm tình của khách hàng và HSBC đã làm mọi thứ để gây ấn tượng bằng một hình ảnh khác biệt hơn là một tập đoàn khổng lồ vô danh. Sự khác biệt đó chính là tôn trọng và phát huy tính đa dạng, là trung tâm đối với nhãn hiệu của HSBC, là cách thức nâng cao vị thế cạnh tranh. Quan điểm về tính đa dạng của HSBC xuất phát từ nhận thức thế giới là một nơi đầy ắp những nền văn hóa, con người đa dạng, thú vị và có nhiều điều để học hỏi, trên cả 2 khía cạnh: nhân viên và khách hàng. Một tổ chức với những nhân viên đa dạng đem lại 1 tổ chức cân bằng và trọn vẹn hơn, làm cho tổ chức có thể thích nghi dễ dàng với những hoàn cảnh mới, đồng thời tôn trọng tính đa dạng trong nhân viên là cơ sở khám phá ra những nhân viên tiềm năng và phát huy những kỹ năng chưa khai thác hết của họ, là đường dẫn trực tiếp tới việc đạt được mục đích kinh doanh. Một tổ chức đánh giá được tính đa dạng của những thị trường mà tổ chức đang hoạt động tại đó sẽ giúp tổ chức thu hút, thấu hiểu và giữ được khách hàng từ việc cung cấp dịch vụ tốt nhất cho những khách hàng này.
Thứ hai, cần quan tâm đến lợi thế cạnh tranh quan trọng là cung cấp dịch vụ giá rẻ.
HSBC đã lập ra công ty thứ cấp cung cấp các dịch vụ giá rẻ (First Direct) - trên quan niệm các dịch vụ tài chính ngân hàng là để phục vụ cho tất cả những khách hàng có nhu cầu, từ bình dân đến cao cấp. Công ty thứ cấp cung cấp cho khách hàng một số sản phẩm thông qua Internet như tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản tiết kiệm và bảo hiểm. Khi tìm được những khách hàng lớn mà công ty thứ cấp.
Khách hàng của First Direct trung thành với mạng lưới ATM của hãng hơn cả khách hàng của HSBC, mặc dù cả hai đối tượng khách hàng này đều sử dụng chung một hệ thống ATM. Thậm chí, nếu khách hàng của HSBC đòi hỏi phải đặt máy ATM ở mỗi góc phố thì khách hàng của First Direct không cần nhiều máy như vậy, họ chỉ cần máy ATM đặt ở chỗ dễ nhìn thấy là được.
Thông qua mạng quốc tế liên kết bởi kỹ thuật tiên tiến cùng với nỗ lực không ngừng của mình, HSBC Holdings đã vươn lên trở thành một trong những tập đoàn cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng hàng đầu thế giới với tổng tài sản đạt 1.860,76 tỷ USD; doanh thu đạt 121,51 tỷ USD, lợi nhuận đạt 16,63 tỷ USD, đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng 2.000 tập đoàn lớn nhất thế giới năm 2006 do tạp chí Forbes bình chọn
Những kinh nghiệm tham khảo có thể vận dụng đối với các NHTM Việt Nam
Qua tìm hiểu về một số ngân hàng trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm tham khảo có thể vận dụng về nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hang No&PTNT chi nhánh Thăng Long nói riêng như sau:
- Tăng cường năng lực tài chính: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng giúp các ngân hàng có thể chống đỡ với các cú sốc trong môi trường kinh doanh đầy biến động. Biện pháp thực hiện việc mua lại, sáp nhập tổ chức tín dụng nhằm tăng qui mô và năng lực tài chính đã thực hiện từ khá lâu trên thế giới nhưng gần đây mới được Việt Nam đưa vào trong qui định và hướng dẫn kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015”.
- Cần mở rộng mạng lưới ngân hàng: chi nhánh, trụ sở, …
- Coi trọng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ. - Tăng cường đầu tư và áp dụng các công nghệ mới.
- Đào tạo và nâng cao chất lượng chất lượng nguồn nhân lực: nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ của đội ngũ nhân viên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh SPDVcủa NHTM, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh SPDV của một số NHTM trên thế giới. Từ đó, rút ra bài học tham khảo có thể vận dụng cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo &PTNT Việt Nam nói chung và NHNo và PTNT chi nhánh Thăng Long nói riêng. Trên cơ sở lý luận trong chương 1 tác giả đi vào phân tích thực trạng cạnh tranh sản phẩm dịch vụ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Thăng Long ở chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH THĂNG LONG 2.1. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH THĂNG LONG
Tên giao dịch: Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long
- Trụ sở chính: Số 4 Phạm Ngọc Thạch – Kim Liên - Đống Đa – Hà Nội. ĐT: 043. 8521692/ 5742194/ 5744337- Fax: 043. 8521693