Đa dạng hóa các sản phẩm truyền thống và phát triển các sản

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn- chi nhánh Thăng Long (Trang 94)

triển các sản phẩm mới

-Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cung cấp trên thị trường theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống, phát triển các dịch vụ mới.

+Đối với các dịch vụ truyền thống (như dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán…) đây là yếu tố nền tảng không chỉ có ý nghĩa duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, mà còn tạo ra thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Vì vậy, chi nhánh cần phải duy trì và nâng cao chất lượng theo hướng: Hoàn thiện quá trình cung cấp dịch vụ, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đơn giản thủ tục làm cho dịch vụ dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng. Nâng cao chất lượng tín dụng gắn với tăng trưởng tín dụng; xoá bỏ những ưu đãi trong cơ chế tín dụng nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng; hoàn thiện cơ chế huy động tiết kiệm bằng VNĐ và ngoại tệ với lãi suất phù hợp để huy động tối đa vốn nhàn rỗi trong xã hội vào ngân hàng; nghiên cứu áp dụng cách phân loại nợ dựa trên cơ sở rủi ro và trích dự phòng rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế để nâng cao uy tín của ngân hàng.

+Đối với các dịch vụ mới như chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng, thấu chi, các sản phẩm phái sinh… cần phải nâng cao năng lực marketing của NH, giúp các doanh nghiệp và công chúng hiểu biết, tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các dịch ngân hàng; nâng cao tiện ích của các dịch vụ ngân hàng; sử dụng linh hoạt công cụ phòng chống rủi ro gắn với các đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng.

+ Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp trong từng thời kỳ, nghiên cứu lợi thế và bất lợi của từng dịch vụ, giúp khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng một cách hiệu quả nhất.

Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, khảo sát, đánh giá tiềm năng nguồn vốn ở từng địa bàn thuộc phòng giao dịch quản lý, từng nhóm khách hàng để có chính sách mở rộng thị phần phù hợp tạo điều kiện cho Phòng giao dịch thu hút nguồn mới.

Xây dựng các sản phẩm mới cạnh tranh và phù hợp với thị hiếu khách hàng như:

Hình thức gửi hẹn rút: Trong thực tế, có rất nhiều khách hàng không thể có kế hoạch cụ thể cho các khoản tiền sẽ chi tiêu trong tương lai của mình. Nếu như họ đem gửi không kỳ hạn thì sẽ rất thiệt thòi vì lãi suất không kỳ hạn là rất thấp, còn nếu đem gửi có kỳ hạn xác định thì khoản tiền đó tuy được hưởng lãi suất cao hơn nhưng lại mất đi tính chủ động về thời gian. Từ thực tế trên, để có thể đáp ứng được nhu cầu của đối tượng khách hàng này, Ngân hàng nên tìm ra một phương thức sao cho có thể tiện dụng cả hai bên, vừa tiện dụng cho khách hàng mà ngân hàng lại vừa có thể chủ động được nguồn vốn của mình. Đó là phương thức khi gửi tiền người gửi sẽ được lựa chọn một khoảng thời gian nhất định cho việc rút tiền của mình, như một cuộc hẹn với ngân hàng về khoảng thời gian đáo hạn cho khoản tiền gửi.

yếu trong quá trình ngân hàng tiến hành các nghiệp vụ thanh toán hộ khách hàng. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự kết nối giữa các nền kinh tế khác nhau trên toàn thế giới đòi hỏi sự nhanh nhạy trong các giao dịch kinh doanh. Để làm được điều này, các khách hàng sẽ có một cam kết nhờ ngân hàng trực tiếp thực hiện các khoản thanh toán thay họ với các đối tác trong và ngoài nước. Việc này đòi hỏi tính chất của các khoản chi sẽ được chia nhỏ lẻ thành từng món, theo các thời gian khác nhau nhưng lại cần tính chính xác cao. Hình thức này chính là quá trình gửi một lần nhưng yêu cầu được rút nhiều lần.

Hình thức gửi nhiều lần, rút một lần(tiết kiệm gửi góp): Đây là một hình thức đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới và có khả năng thực hiện khả thi ở nước ta. Hình thức này thích hợp với các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp. Họ không có nhiều tiền và không có các khoản thu nhập lớn nhưng họ vẫn có nhu cầu về các khoản chi trong tương lai. Chính vì vậy họ muốn gửi số tiền nhỏ của mình vào ngân hàng và kỳ vọng một mức lãi suất tốt cho tới khi số tiền đó đủ để họ có thể thực hiện một mục tiêu lớn nào đó trong cuộc sống của họ. Đối với mức sống của dân Việt Nam hiện nay, việc có thể để ra một khoản tiền cho mục đích “để giành” quả thật là rất khó, tuy nhiên nếu hình thức huy động vốn này có thể đem lại một mức lợi nhuận kỳ vọng thì có thể người dân sẽ yên tâm hơn cho cuộc sống của gia đình họ và chính họ trong tương lai.. Chính vì thế hình thức huy động vốn này sẽ nhắm vào đối tượng là những người dân có mức thu nhập trung bình, những người chỉ còn lại một chút ít tiền sau khi đã đáp ứng được mức nhu cầu tối thiểu trong sinh hoạt hàng này.

Song song với đó là tiến hành đánh giá, rà soát sau khi triển khai các sản phẩm dịch vụ để loại bỏ những sản phẩm triển khai chưa hiệu quả, tốn nhiều chi phí.

Tổ chức tốt công tác chi trả kiều hối, tư vấn, hỗ trợ khách hàng, tăng cường quảng bá và tiếp thị dịch vụ tại các điểm giao dịch và Chi nhánh, thông qua đó người dân biết đến các sản phẩm tiền gửi, dịch vụ khác. Lắp đặt thêm mới các máy ATM tại địa điểm giao dịch và các điểm trung tâm, phát triển máy POS cạnh tranh với các ngân hàng đi trước có thế mạnh như ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Á Châu…

Kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh thường xuyên thái độ, tác phong của cán bộ trực tiếp giao dịch, đánh giá chất lượng công việc thêm tiêu chí phục vụ tốt khách hàng đến giao dịch.

Thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ giao dịch để tạo điều kiện hỗ trợ cán bộ giao dịch trong tư vấn, phục vụ khách hàng.

Nâng cao chất lượng tín dụng, nhất là tín dụng trung dài hạn, quản lý cho vay có hiệu quả, đảm bảo mức vốn ổn định bình quân, giúp nguồn vốn không bị giảm hoặc đọng, tạo điều kiện vốn tăng trưởng thực.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn- chi nhánh Thăng Long (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w