Cơ sở của việc lấy hành động ngôn từ làm nền tảng của việc giảng dạy tiếng

Một phần của tài liệu Khảo sát nội dung giảng dạy hành động ngôn từ trong các giáo trình dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ hiện nay (Trang 109)

7. Bố cục của luận văn

3.2.1.Cơ sở của việc lấy hành động ngôn từ làm nền tảng của việc giảng dạy tiếng

động ngôn từ

3.2.1. Cơ sở của việc lấy hành động ngôn từ làm nền tảng của việc giảng dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ Việt nhƣ một ngoại ngữ

Thứ nhất, có thể thấy rằng, số lƣợng và phạm trù các hành động ngôn từ hoàn toàn

không có sự khác biệt lớn giữa các ngôn ngữ. Lý thuyết về hành động ngôn từ của Austin và Searle đã chia thành 5 nhóm cơ bản: nhóm hành động trình bày, nhóm hành động điều

khiển, nhóm hành động cam kết, nhóm hành động biểu cảm và nhóm hành động tuyên bố.

Các ngôn ngữ khác nhau về nguồn gốc, khác nhau về đặc điểm loại hình, khác nhau về đặc điểm sử dụng các phƣơng tiện hình thức ngôn ngữ. Tuy nhiên, các cộng đồng khác nhau đều thực hiện những loại hành động ngôn từ nhƣ nhau. Ví dụ, với hành động chào, tiếng Việt có thể nói: Chào anh/Chào chị/Bà có khỏe không?/Cô đi siêu thị ạ? …., tiếng Anh có Good morning/ Hello/ Nice to meet you/ Good to see you/ It has been a long time, tiếng Pháp có Bonsoir/ Bonjour … Nghĩa là, phƣơng tiện hình thức có thể có khác nhau nhƣng bản chất hành động là giống nhau. Bởi, ngôn ngữ là một hiện tƣợng xã hội, là công cụ, phƣơng tiện của tƣ duy. Chúng ta có thể so sánh với một hình ảnh rất đời thƣờng nhƣ thế này: ngƣời Việt Nam sử dụng đũa, ngƣời Anh sử dụng thìa và dĩa, nhƣng đều thực hiện một hành động ăn. Theo quy luật tự nhiên, ngƣời ta sẽ dạy cho một đứa trẻ hiểu hành động ăn (nghĩa là đƣa thức ăn vào miệng) rồi mới hƣớng dẫn nó sử dụng đũa hay là thìa hoặc dĩa. Đứa trẻ nếu chƣa hiểu đƣợc hành động ăn thì chắc chắn nó sẽ đƣa đũa hay thìa hoặc dĩa vào một nơi nào đó chứ không phải là miệng. Và lúc đó nó đã không thực hiện thành công hành động ăn. Bởi vậy, việc lấy hành động ngôn từ làm nòng cốt cho việc dạy tiếng là đi từ đặc điểm sử dụng phổ quát đến các đặc điểm sử dụng cấu trúc hình thức. Quá trình này phù hợp với tự nhiên hơn là đi từ các cấu trúc đến sử dụng các cấu trúc đó.

102

Thứ hai, mục tiêu của việc học ngôn ngữ nói chung và học ngoại ngữ nói riêng là

học để sử dụng ngôn ngữ một cách có hiệu quả trong giao tiếp chứ không phải học chỉ để nắm vững các cấu trúc ngôn ngữ (ngoại trừ một số ít các nhà nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ học). Nhƣ chúng tôi đã trình bày ở chƣơng 1, trên thế giới hiện nay có rất nhiều phƣơng pháp giảng dạy ngoại ngữ. Mỗi phƣơng pháp đều có những ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng. Tuy nhiên, việc học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Việt đối với ngƣời nƣớc ngoài nói riêng, suy cho cùng vẫn nhằm mục đích có thể nói-nghe-hiểu-viết đƣợc. Nói-nghe-hiểu đấy chẳng phải là giao tiếp đó sao? Vì thế, lấy hành động ngôn từ làm nòng cốt trong việc giảng dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ chính là đi theo phƣơng pháp giảng dạy giao tiếp. Bởi, một thực tế cho thấy, khi học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Việt nói riêng, ngƣời học có thể nắm rất vững cấu trúc ngữ pháp nhƣng không thể nghe hiểu hoặc không thể giao tiếp đƣợc với ngƣời bản ngữ. Đây chính là hệ quả của việc giảng dạy ngoại ngữ theo phƣơng pháp ngữ pháp dịch (Grammar-Translation Method) mà từ trƣớc đến nay hầu hết các giáo trình đều đƣợc biên soạn theo đƣờng hƣớng này.

Với sự phát triển của ngành ngữ dụng học mà xƣơng sống là lý thuyết hành động ngôn từ đã góp phần không nhỏ vào việc đổi mới phƣơng pháp dạy tiếng hiện đại. Hành động ngôn từ luôn xuất hiện trong hội thoại, trong giao tiếp, do đó sử dụng hành động ngôn từ làm nền tảng trong việc dạy tiếng nghĩa là luôn đặt ngƣời học vào cảnh huống giao tiếp cụ thể. Từ cảnh huống cụ thể đó, ngƣời học mới bắt đầu tìm ra các cách khác nhau để giao tiếp. Nói một cách dân dã nhƣ trên, hành động giao tiếp chính là hành động

ăn của đứa trẻ, và việc hƣớng đứa trẻ đến sử dụng đũa, thìa hay dĩa chính là tìm ra các cấu trúc để thực hiện hành động giao tiếp.

Phƣơng pháp giao tiếp (Communicative Method) hƣớng ngƣời học vào năng lực giao tiếp. Nghĩa là, hƣớng ngƣời học đến việc biết cách sử dụng ngôn ngữ cho nhiều mục đích và chức năng khác nhau; biết cách thay đổi lối sử dụng ngôn ngữ theo ngữ cảnh và ngƣời tham gia; biết cách sản sinh và hiểu đƣợc các văn bản khác nhau; biết cách duy trì giao tiếp bằng cách sử dụng các chiến lƣợc giao tiếp mặc dù có những hạn chế nhất định trong kiến thức ngôn ngữ. Ngữ liệu đƣợc lấy để giảng dạy là ngữ liệu nguyên gốc, lấy từ

103

thực tế cuộc sống. Và ngữ liệu ấy nên chăng sẽ bắt nguồn, có nền tảng từ các hành động ngôn từ. Vừa gần gũi với tất cả mọi đối tƣợng học viên, vừa có thể đƣợc áp dụng một cách thƣờng xuyên nhất không chỉ trong lớp học mà trong cuộc sống, trong mọi cảnh huống giao tiếp ngoài lớp học.

Một phần của tài liệu Khảo sát nội dung giảng dạy hành động ngôn từ trong các giáo trình dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ hiện nay (Trang 109)