7. Bố cục của luận văn
2.2. Cách thức khảo sát
Để thực hiện việc khảo sát nội dung giảng dạy hành động ngôn từ trong các giáo trình dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ hiện nay, chúng tôi sẽ tiến hành theo các bƣớc sau:
Thứ nhất, chúng tôi tiến hành phân chia giáo trình thành ba cấp độ: giáo trình sơ
cấp, giáo trình trung cấp và giáo trình cao cấp.
Thứ hai, ở mỗi giáo trình, chúng tôi tiến hành phân loại hành động ngôn từ theo 5
nhóm dựa trên cách phân loại của Searle.
Thứ ba, với mỗi nhóm, chúng tôi tiếp tục phân thành các loại hành động ngôn từ
cụ thể trong tiếng Việt dựa theo quan điểm của hai tác giả Đỗ Hữu Châu và Đỗ Việt Hùng. Tuy nhiên, trong 5 nhóm, chúng tôi chỉ phân loại cụ thể ở nhóm 2, 3, 4. Còn nhóm 1 và nhóm 5 chúng tôi sẽ không tiến hành phân loại bởi vì:
+) Nhóm 1 là nhóm hành động trình bày, bao gồm các hành động ngôn từ nhƣ:
miêu tả, tường thuật, khẳng định, thông báo, giải thích, tường trình, thuyết minh, tổng
kết, tóm tắt … sẽ không có những biểu thức ngôn hành đặc trƣng cho loại hành động này.
Và vì thế, việc phân loại các hành động ngôn từ thuộc nhóm 1 là vô nghĩa. Hơn nữa, nhóm hành động ngôn từ này có đích là miêu tả, kể lại một sự tình nhằm làm cho Sp2 biết sự tình, và Sp1 tin rằng sự tình đó là đúng. Do vậy, với nhóm hành động ngôn từ này thì ngữ cảnh giao tiếp không quá quan trọng và có thể đƣợc thực hiện ở trong hầu hết mọi hoàn cảnh. Nghĩa là, đối với ngƣời học ngoại ngữ thì việc thực hiện hành động thuộc nhóm này là tƣơng đối dễ dàng. Và vì thế, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ
39
liệt kê ở đây chứ không phân tích về nội dung cũng nhƣ cách thức giảng dạy của hành động trình bày.
+) Nhóm 5 là nhóm hành động tuyên bố. Theo lý thuyết của Searle, nhóm hành
động này có đích ở lời là làm cho có hiệu lực điều đƣợc nêu ra trong nội dung mệnh đề của biểu thức ngôn hành, trạng thái tâm lí là ngƣời tuyên bố tin rằng mình có thẩm quyền tuyên bố và điều mình tuyên bố có hiệu lực ngay khi đƣợc tuyên bố. Cũng theo quan điểm của hai tác giả Đỗ Hữu Châu và Đỗ Việt Hùng, nhóm tuyên bố bao gồm những hành động nhƣ: tuyên bố, tuyên án, buộc tội.
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi cũng không tiến hành phân loại nhóm hành động tuyên bố thành các loại nhỏ bởi qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng, tần số xuất hiện của các hành động ngôn từ thuộc nhóm 5 là quá ít, vì thế việc phân loại này thực sự không cần thiết. Chúng tôi sẽ liệt kê để phân tích từng hành động tuyên bố xuất hiện trong các giáo trình mà chúng tôi khảo sát.
Thứ tư, dựa trên kết quả phân loại đó, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích nội dung,
cách thức và hiệu quả giảng dạy các hành động ngôn từ trong các giáo trình dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ hiện nay.