7. Bố cục của luận văn
1.2.5.1. Biểu thức ngôn hành
Biểu thức ngôn hành (hay còn gọi là biểu thức ngữ vi) là biểu thức ngôn ngữ giúp ngƣời phát thực hiện hành động ngôn từ. Mỗi biểu thức ngữ vi có những dấu hiệu hình thức nhất định đƣợc gọi là các dấu hiệu ngữ vi. Các dấu hiệu ngôn hành có thể kể đến nhƣ:
- Kiểu kết cấu các từ ngữ đặc trưng: Mỗi loại biểu thức ngôn hành đều có thể chứa các từ
ngữ đặc trƣng cho nó. Chẳng hạn, biểu thức ngôn hành hỏi thƣờng chứa các từ để hỏi nhƣ: ai, gì, nào, bao nhiêu, đâu, … ; biểu thức ngôn hành biểu cảm thƣờng chứa các từ ngữ: ôi, chao ôi, ối giời ơi, quá!, … .
- Trật tự các từ ngữ trong phát ngôn: Các phát ngôn có trật tự từ khác nhau có thể biểu
hiện cho những hành động ngôn từ khác nhau. Ví dụ:
(15) Anh ấy chưa đến. (16) Anh ấy đến chưa?
Rõ ràng hai biểu thức trên có chứa các từ ngữ giống nhau nhƣng đƣợc sắp xếp theo những trật tự khác nhau, và chúng trở thành các biểu thức ngôn hành khác nhau. (15) là biểu thức ngôn hành thực hiện hành động trình bày, trong khi đó biểu thức ngôn hành (16) lại thực hiện hành động hỏi.
- Cấu trúc ngữ nghĩa của nội dung mệnh đề: Nội dung mệnh đề có chủ thể hành động khác nhau hoặc thời gian hành động khác nhau cũng là những dấu hiệu để có thể nhận ra hành động ngôn từ khác nhau. Chẳng hạn nhƣ:
(17) Anh sẽ giải quyết vấn đề này. (18) Tôi sẽ giải quyết vấn đề này.
26
(19) Tôi đã giải quyết vấn đề này rồi.
Chúng ta có thể thấy rằng, (17) và (18) chỉ khác nhau về chủ thể hành động nhƣng đã tạo ra các hành động ngôn từ khác nhau. (17) là hành động ra lệnh, yêu cầu (thuộc nhóm hành động điều khiển), trong khi đó, (18) lại là hành động cam kết. Còn (19) khác (17) và (18) về thời gian, là hành động trần thuật (thuộc nhóm hành động trình bày).
Mỗi biểu thức ngôn hành với dấu hiệu ngôn hành đặc trƣng cho một kiểu hành động ngôn từ. Trong thực tế ngôn ngữ, ngƣời ta có thể sử dụng biểu thức ngôn hành để thực hiện một hành động ngôn từ mà nó đặc trƣng. Ví dụ:
(20) - Chị đi siêu thị đấy à?
( - Ừ, em có cần mua gì không?)
Biểu thức ngôn hành (20) với dấu hiệu ngôn hành đặc trƣng là từ ngữ để hỏi thực hiện hành động hỏi.
Tuy nhiên, cũng có những trƣờng hợp, ngƣời ta lại sử dụng biểu thức ngôn hành vốn đặc trƣng cho hành động ngôn từ này để hƣớng tới đích ở lời của hành động ngôn từ khác. Ví dụ:
(21) – Chào chị!
- Chị đi siêu thị đấy à?
Biểu thức ngôn hành (21) vốn đặc trƣng cho hành động hỏi nhƣng trong trƣờng hợp này lại thực hiện chức năng là hành động chào.