7. Bố cục của luận văn
1.2.3. Phân loại các hành động ở lời
Số lƣợng các hành động ở lời rất lớn. Cho đến nay, các nhà ngữ dụng học vẫn chƣa thỏa thuận với nhau về số lƣợng. Việc phân loại chúng cũng vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau. John Lyons trong cuốn Ngữ nghĩa học dẫn luận cho rằng không có cách phân loại nào đƣợc cho là cuối cùng, “Điều thậm chí còn vô lí hơn, là cố gắng xác lập một sự phân loại kín kẽ đối với tất cả các hành động ngôn từ có thể có, dựa trên các điều kiện cần và đủ để xét chúng là thuộc về nhóm này hay nhóm khác. Phần lớn các hành động ngôn từ, như tôi đã nói, là mang tính đặc thù văn hóa, thể hiện ở chỗ chúng phụ thuộc vào những quy ước về luật pháp, tôn giáo hoặc đạo lí và những hành xử đã được thể chế hóa trong những xã hội cụ thể” [24, tr.261]. Tuy nhiên, John Lyons cũng thừa nhận rằng có những hành động ngôn từ mang tính phổ quát và đƣợc chia thành ba kiểu: nhận định, hỏi và cầu khiến.
Austin (1962) đã chia hành động ở lời thành 5 phạm trù, đó là:
- Phán quyết (verditives): là những hành động đƣa ra những lời phán xét mà về cơ bản là những điều đánh giá về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cứ hoặc lí lẽ xác đáng: xử trắng án, miêu tả, phân tích, đánh giá, phân loại,…
- Hành xử (exercitives): là những hành động đƣa ra những quan điểm thuận lợi hay chống lại một chuỗi hành vi nào đó: ra lệnh, chỉ huy, đặt hàng, giới thiệu, van xin,…
- Kết ƣớc (commissives): những hành động này ràng buộc ngƣời nói vào một chuỗi những hành động nhất định: hứa hẹn, bày tỏ lòng mong muốn, giao ƣớc, bảo đảm, thề nguyền,…
19
- Trình bày (expositives): những hành động đƣợc dùng để trình bày các quan niệm, dẫn dắt các lập luận, giải thích cách dùng các từ nhƣ: khẳng định, phủ định, chối, trả lời, phản bác,…
- Khu xử (behabitives): đây là những hành động phản ứng với cách xử sự của ngƣời khác đối với các sự kiện có liên quan. Chúng cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành vi hay số phận của ngƣời khác: xin lỗi, cám ơn, khen ngợi, phê phán, chào mừng,…
Trong khi đó, Vendler hay Bach và Harnish lại chia hành động ngôn từ thành 6 nhóm. Vendler chia thành: trình bày (expositives), kết ƣớc (commissives), khu xử (behabitives), vấn lệnh (interrrogatives), hành xử (exercitives), phán quyết (verdictives), lệnh hiệu (operatives). Còn Bach và Harnish chia thành: xác nhận (assertives), kết ƣớc (commissives), đáp tạ (acknowledgments), điều khiển (directives), phán quyết (verdictives), thời hiệu (effectives).
Hay nhƣ Allan lại chỉ phân chia hành động ngôn từ thành 4 loại bao gồm: thông báo (statements), biểu lộ (expressives), mời khiến (invitationals), quyết thẩm (authoritatives).
Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng tình với cách phân loại hành động ở lời của Searle. Searle đã dựa vào 12 tiêu chí, trong đó có 4 tiêu chí quan trọng là :
- Đích ở lời
- Hƣớng khớp ghép lời – hiện thực - Trạng thái tâm lí
20
để phân ra 5 kiểu cơ bản của hành động ở lời là: hành động trình bày (representatives), hành động cam kết (commisives), hành động biểu cảm (expressives), hành động điều khiển (directives), hành động tuyên bố (declarations) 2
Trình bày: Các hành động ở lời thuộc nhóm trình bày có những đặc điểm sau: - Đích ở lời là ngƣời phát ngôn thông qua phát ngôn của mình để xác nhận sự có
mặt hoặc vắng mặt một sự việc nào đó.
- Hƣớng khớp ghép là: lời – hiện thực (lời phải phù hợp với hiện thực). - Trạng thái tâm lí là tin vào điều mình trình bày.
- Nội dung mệnh đề: là một mệnh đề đánh giá đƣợc theo tiêu chí đúng/sai.
Ví dụ: (6) Sp1: Hôm qua, tôi có gặp anh ấy ở sân bay.
Nhóm trình bày bao gồm một số hành động ngôn từ tiêu biểu nhƣ: miêu tả, kể, xác nhận, khẳng định.
Điều khiển: các hành động ngôn từ thuộc nhóm điều khiển có những đặc điểm sau đây:
- Đích ở lời là ngƣời phát thông qua phát ngôn của mình để đặt ngƣời nhận vào trách nhiệm thực hiện một hành động trong tƣơng lai.
- Hƣớng khớp ghép là hiện thực – lời (hiện thực phù hợp với lời) - Trạng thái tâm lí: sự mong muốn của ngƣời phát.
- Nội dung mệnh đề là hành động tƣơng lai của ngời nhận.
Ví dụ: (7) Sp1: Chị ăn đi!
2
Năm thuật ngữ: representatives, declarations, expressives, directives, commisives được Nguyễn Văn Hiệp dịch là xác nhận, kết ước, biểu lộ, điều khiển, tuyên bố (2008), Nguyễn Thiện Giáp dịch là biểu kiến, ước kết, biểu cảm, cầu khiến, tuyên bố (2014), Đỗ Hữu Châu dịch là tái hiện, cam kết, biểu cảm, điều khiển, tuyên bố (2003). Chúng tôi theo cách dịch của Đỗ Hữu Châu và Đỗ Việt Hùng (2008).
21
Nhóm điều khiển bao gồm một số hành động ngôn từ tiêu biểu nhƣ: yêu cầu, đề nghị, ra lệnh, sai, mời, khuyên.
Cam kết: các hành động ngôn từ thuộc nhóm cam kết có những đặc điểm sau: - Đích ở lời là ngƣời phát thông qua phát ngôn của mình để tự đặt mình vào
trách nhiệm phải thực hiện một hành động trong tƣơng lai. - Hƣớng khớp ghép là hiện thực – lời (hiện thực phù hợp với lời). - Trạng thái tâm lí: ý định của ngƣời phát.
- Nội dung mệnh đề: hành động tƣơng lai của ngƣời phát.
Ví dụ: (8) Sp1: Tuần sau, tôi sẽ trả tiền cho anh.
Nhóm cam kết bao gồm một số hành động ngôn từ tiêu biểu nhƣ: hứa, đe dọa, …
Biểu cảm: các hành động ngôn từ thuộc nhóm biểu cảm có những đặc điểm sau: - Đích ở lời là ngƣời phát thông qua phát ngôn của mình để bày tỏ trạng thái tâm
lí.
- Hƣớng khớp ghép là lời – hiện thực (lời phù hợp với hiện thực).
- Trạng thái tâm lí: thay đổi tùy theo từng loại hành vi (vui thích/khó chịu, mong muốn/rẫy bỏ, …).
- Nội dung mệnh đề là hành động hoặc tính chất nào đó có tƣ cách là nguồn gây ra cảm xúc ở ngƣời phát.
Ví dụ: (9) Sp1: Ôi, cái áo của chị đẹp quá!
Nhóm biểu cảm bao gồm một số hành động ngôn từ tiêu biểu nhƣ: khen, phê bình, chê, xin lỗi, cảm ơn, …
Tuyên bố: Các hành động ngôn từ thuộc nhóm tuyên bố có những đặc điểm sau: - Đích ở lời là ngƣời phát thông qua phát ngôn của mình để làm cho nội dung
22
- Hƣớng khớp ghép vừa là lời – hiện thực, vừa là hiện thực – lời. - Nội dung mệnh đề là một mệnh đề.
Ví dụ: (10) Sp1: Chúng ta dừng buổi học tại đây.
Nhóm tuyên bố bao gồm một số hành động ngôn từ tiêu biểu nhƣ: tuyên bố, tuyên án, buộc tội, …