7. Bố cục của luận văn
1.2.5.2. Biểu thức ngôn hành trực tiếp
Biểu thức ngôn hành trực tiếp là biểu thức ngôn hành đƣợc sử dụng để thực hiện hành động ngôn từ một cách trực tiếp, nghĩa là, biểu thức ngôn hành chứa các dấu hiệu đặc trƣng cho hành động ngôn từ nào thì đƣợc sử dụng để hƣớng tới hành động ngôn từ đó. Ví dụ:
27
(23) Ngày mai em sẽ đi học sớm.
Cả hai hành động ngôn từ trên đều thuộc nhóm cam kết. Biểu thức ngôn hành (22) có dấu hiệu ngôn hành của hành động cam kết “hứa”, trong khi đó biểu thức ngôn hành (23) lại không có dấu hiệu ngôn hành đó nhƣng dựa vào nội dung mệnh đề, ngƣời nhận có thể hiểu đó là hành động cam kết của ngƣời phát.
Vì thế, biểu thức ngôn hành trực tiếp đƣợc chia thành hai loại: Biểu thức ngôn hành trực tiếp tƣờng minh và biểu thức ngôn hành trực tiếp nguyên cấp.
- Biểu thức ngôn hành trực tiếp tường minh: Là những biểu thức ngôn hành trực tiếp có
chứa các động từ ngôn hành đƣợc sử dụng ở chức năng ngôn hành. Ví dụ:
(24) Anh thề yêu em suốt đời.
Động từ ngôn hành là động từ biểu thị hành động ngôn ngữ và đƣợc dùng đúng với các điều kiện của chức năng ngôn hành sau đây:
+ Động từ đó đƣợc dùng ở ngôi thứ nhất (Sp1 làm chủ ngữ). + Động từ đó đƣợc dùng ở thời hiện tại.
+ Động từ đó đƣợc dùng ở thức hiện thực (không có các từ ngữ tình thái: muốn, định, toan, nên, giá nhƣ, … đi kèm).
+ Động từ đó có bổ ngữ trực tiếp ở ngôi thứ hai (Sp2). Xét ví dụ:
(25) Tôi khuyên anh bỏ thuốc lá đi. (26) Anh ấy khuyên anh bỏ thuốc lá đi.
(27) Tôi đã khuyên anh bỏ thuốc lá rồi mà anh có chịu nghe đâu. (28) Giá như tôi có thể khuyên anh bỏ thuốc lá thì tốt biết mấy.
28
Động từ ngôn hành khuyên trong biểu thức ngôn hành (25) thỏa mãn cả 4 điều kiện trên, nghĩa là trong phát ngôn (25) nó đƣợc sử dụng đúng với chức năng ngôn hành, và vì thế (25) là biểu thức ngôn hành trực tiếp tƣờng minh. Trong khi đó, động từ ngôn hành khuyên trong các biểu thức còn lại (26), (27), (28) đều không thỏa mãn cả 4 điều kiện, nó đƣợc dùng ở chức năng miêu tả. Vì thế, các biểu thức (26), (27), (28) đều không phải là biểu thức ngôn hành trực tiếp tƣờng minh.
- Biểu thức ngôn hành trực tiếp nguyên cấp: Là biểu thức ngôn hành trực tiếp không có
các động từ ngôn hành đƣợc dùng ở chức năng ngôn hành. Ví dụ:
(29) Anh uống nước đi.
(30) Tôi đã yêu cầu cô ấy giải quyết toàn bộ công việc trong sáng nay.
Biểu thức ngôn hành (30) có chứa động từ ngôn hành yêu cầu nhƣng động từ này không đƣợc dùng ở chức năng ngôn hành. Vì thế, đây cũng đƣợc xem là biểu thức ngôn hành trực tiếp nguyên cấp.