Tình hình nghiên cứu hành động ngôn từ trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Khảo sát nội dung giảng dạy hành động ngôn từ trong các giáo trình dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ hiện nay (Trang 37)

7. Bố cục của luận văn

1.3.Tình hình nghiên cứu hành động ngôn từ trong tiếng Việt

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu nhƣ: Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Việt Hùng, Đào Thanh Lan, Nguyễn Văn Hiệp, Lê Đông là những ngƣời mở đƣờng, góp phần nghiên cứu và phát triển ngành ngữ dụng học. Mà trong đó hành động ngôn từ là một trong những đối tƣợng nghiên cứu của ngữ dụng học.

Năm 1998 cuốn Ngữ dụng học (tập 1) của tác giả Nguyễn Đức Dân với những cơ sở lý thuyết khá căn bản về dụng học cũng đề cập đến vấn đề hành động ngôn từ.

Đến năm 2001, tác giả Đỗ Hữu Châu đã cho tái bản có sửa chữa và bổ sung phần

Ngữ dụng học trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học - tập 2, phần Ngữ dụng học. Những

cơ sở lí thuyết mở đầu về ngữ dụng học cũng đƣợc tác giả trình bày trong cuốn Cơ sở

ngữ dụng học - tập 1 (2003). Có thể nói, các vấn đề về ngữ dụng và ngữ nghĩa đã đƣợc

tác giả trình bày một cách rất hệ thống và chi tiết.

Năm 2004, trong cuốn Dụng học Việt ngữ, tác giả Nguyễn Thiện Giáp đã lí giải một số vấn đề thuộc về ngữ dụng học áp dụng vào tiếng Việt. Tác giả cũng đã chỉ ra những rắc rối trong lý thuyết hành động ngôn từ: thứ nhất, danh sách các hành động ngôn

30

từ là không thể liệt kê hết; thứ hai, một số động từ có thể miêu tả hành động ngoài lời 3 nhƣng không thể dùng làm động từ ngôn hành; thứ ba, bất cứ câu nào cũng có hiệu lực ngoài lời nhƣng không phải câu nào cũng dùng động từ ngôn hành. Cũng trong cuốn sách này, tác giả cho rằng, hành động ngôn từ là “ý định về mặt chức năng của mỗi phát

ngôn” [11, tr.42]. Và tác giả đồng tình với cách phân loại hành động ngôn từ của Searle.

Năm 2008, trong cuốn Giáo trình ngôn ngữ học, tác giả Nguyễn Thiện Giáp lại một lần nữa đề cập đến vấn đề hành động ngôn từ. Tác giả đã có sự thay đổi về thuật ngữ. Thay vì sử dụng thuật ngữ: hành động tại lời, hành động ngoài lời và hành động sau lời,

tác giả đã sử dụng: hành động ngôn tại, hành động ngôn trung và hành động ngôn tác với hi vọng có thể diễn đạt chính xác hơn các khái niệm tƣơng ứng.

Tác giả Nguyễn Văn Hiệp trong cuốn Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp (2008), khi nói về hành động ngôn từ, tác giả cho rằng: “Theo quan sát của chúng tôi, trong văn liệu tiếng Việt, vai trò của các hành động ngôn từ đã được cường điệu hóa quá mức. Làm như thể chỉ có các động từ ngôn hành, với những điều kiện sử dụng kèm theo, mới là dấu hiệu tường minh của các phát ngôn ngôn hành. Thực tế, trong định nghĩa về phát ngôn ngôn hành tường minh không hề có những quy định nào cho rằng các động từ ngôn hành

là dấu hiệu tường minh duy nhất” [18, tr.214]. Đồng thời, tác giả đƣa ra bảng phân loại

hành động ngôn từ của Austin, Searle, Vendler, Bach & Harnish, Allan rồi đi đến nhận xét chung: (1) số lƣợng các nhóm hành động ngôn từ theo các tác giả là khác nhau, (2) cùng nhóm hành động ngôn từ nhƣng tên gọi của nhóm có thể khác nhau, (3) cùng một tên gọi nhƣng số lƣợng hành động ngôn từ thành viên trong nhóm có thể nhiều, ít khác nhau.

Giáo trình ngữ dụng học của các tác giả Đỗ Hữu Châu và Đỗ Việt Hùng (2008)

trình bày khá rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu về lý thuyết hành động ngôn từ cũng nhƣ việc nghiên cứu hành động ngôn từ trong tiếng Việt. Các tác giả sử dụng thuật ngữ hành động ở lời và cho rằng hành động ở lời là một hành động xã hội. Trong cuốn sách, hai tác giả

3

Tác giả sử dụng thuật ngữ: hành động tại lời, hành động ngoài lờihành động sau lời. Lý thuyết về hành động ngôn từ chủ yếu liên quan đến hành động ngoài lời.

31

đã bác bỏ quan điểm “mỗi biểu thức ngữ vi nguyên cấp đều có một biểu thức ngữ vi

tường minh làm cơ sở” [5, tr.72]. Bởi, (1) có những hành động ở lời chỉ có thể dùng biểu

thức ngữ vi nguyên cấp mà không thể dùng biểu thức ngữ vi tƣờng minh, (2) nghĩa của biểu thức ngữ vi nguyên cấp và biểu thức ngữ vi tƣờng minh cùng một hiệu lực ở lời có khác nhau. Các tác giả cũng đồng tình với cách phân loại của Searle.

Tác giả Đào Thanh Lan, năm 2010 đã xuất bản cuốn Ngữ pháp ngữ nghĩa của lời

cầu khiến, chỉ nghiên cứu về hành động ngôn từ cầu khiến. Cuốn sách vì thế trình bày rất

tỉ mỉ về hành động cầu khiến tiếng Việt: khái niệm, tiêu chí phân loại, phƣơng thức biểu hiện…

Cũng năm 2010, tác giả Đặng Thị Hảo Tâm đã hoàn thành công trình nghiên cứu

Hành động ngôn từ gián tiếp và sự tri nhận. Cuốn chuyên luận này, tác giả chỉ tập trung

nghiên cứu hành động ngôn từ gián tiếp (cụ thể là các hành động ngôn từ gián tiếp đƣợc thực hiện bằng hành động trần thuật và hành động hỏi) nhƣng dƣới góc độ của ngƣời nghe, tác giả đứng về phía ngƣời nghe để tìm ra cơ chế mà họ đã vận dụng để nắm bắt các hành động ngôn từ gián tiếp.

Năm 2011, trong cuốn Ngữ dụng học, tác giả Đỗ Việt Hùng đã trình bày những kiến thức về ngữ dụng học một cách khái quát, ngắn gọn và rất rõ ràng. Tác giả đã sử dụng thuật ngữ hành động ngôn ngữ và đồng nhất thuật ngữ này với thuật ngữ hành động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ở lời, bởi lẽ “trong số các hành động ngôn ngữ, chỉ có hành động ở lời và hiệu lực của

hành động ở lời là đối tượng của ngữ dụng học” [19, tr.45].

Cuốn sách gần đây nhất của tác giả Nguyễn Thiện Giáp (2014), Nghĩa học Việt ngữ, cũng đề cập đến vấn đề hành động ngôn từ. Tác giả đồng tình với cách phân loại hành động ngôn từ của Searle và chỉ đề cập đến 3 tiêu chí phân loại: (1) đích ngôn trung, (2) hƣớng khớp ghép giữa từ ngữ và thực tại, (3) trạng thái tâm lí đƣợc thể hiện. Trong cuốn sách này, tác giả đã đƣa ra đƣợc các dấu hiệu nhận diện hành động ngôn từ gián tiếp cũng nhƣ trình bày quan hệ giữa hình thức câu với hành động ngôn từ.

32

Ngoài ra còn có đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ Đặc điểm văn hóa giao tiếp

của người Việt qua một số hành động ngôn từ do tác giả Đỗ Việt Hùng chủ nhiệm đề tài

cũng đề cập đến vấn đề hành động ngôn từ.

Bên cạnh đó còn có một số luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ cũng đã trình bày về các vấn đề hành động ngôn từ nhƣ:

+ Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Ngân, 2012, nghiên cứu

về Các hành động thuộc nhóm cầu khiến tiếng Việt.

+ Luận văn thạc sỹ của các tác giả Nguyễn Thị Ngân, Đinh Thị Hà, Lê Thị Thu Hoa (1996) đã nghiên cứu về cấu trúc ngữ nghĩa của một nhóm động từ nói năng, biểu thị các hành động ngôn từ trong tiếng Việt nhƣ: nhóm "thôngtin", nhóm "bàn, tranh luận, cãi"; nhóm "khen, tặng, chê".

+ Sau này có các luận văn của Vũ Tố Nga, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Hà Thị Hải Yến với đề tài về các hành vi: "cam kết", "chê", "cảm thán". Những luận văn này đã đặt hành động ngôn từ trong tƣơng tác hội thoại để nghiên cứu. Các tác giả này đã xác lập đƣợc các biểu thức ngữ vi, các phát ngôn ngữ vi cho hành vi ngôn ngữ tƣớng ứng.

Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu hay bài viết của một số tác giả khác về đề tài hành động ngôn từ, nhƣng chúng tôi không thể kể hết ra đây đƣợc. Có thể nói trong những năm gần đây, việc nghiên cứu hành động ngôn từ trong tiếng Việt đã có sự phát triển vƣợt bậc về lƣợng và chất. Tuy nhiên, nhiều đề tài, nhiều vấn đề chƣa đƣợc khai thác hoặc chƣa đƣợc nghiên cứu một cách thấu đáo, đang chờ đợi những nghiên cứu tiếp theo.

Có thể nói rằng, tuy là một ngành mới nhƣng rõ ràng ngữ dụng học đã có những công trình nghiên cứu đáng kể. Tất cả những công trình nghiên cứu trên là khung cơ sở lý thuyết vô cùng bổ ích giúp chúng tôi thực hiện đề tài khảo sát hành động ngôn từ trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, để xác lập đƣợc cái khung vấn đề nhằm triển khai những nghiên cứu của mình,

33

chúng tôi chủ yếu đi theo quan điểm của hai tác giả Đỗ Hữu Châu và Đỗ Việt Hùng cũng nhƣ đồng tình với việc sử dụng thuật ngữ của hai tác giả này.

Một phần của tài liệu Khảo sát nội dung giảng dạy hành động ngôn từ trong các giáo trình dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ hiện nay (Trang 37)