Tình hình sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại và sản xuất thức ăn chăn nuôi ALPHA (Trang 46)

Theo thống kê từ cục chăn nuôi, cơ quan quản lý Nhà nước về sản xuất TĂCN, hiện cả nước có trên 249 nhà máy sản xuất TĂCN, bao gồm thức ăn gia súc, thức ăn cho tôm, cá…Các nhà máy đã cung cấp cho thị trường 4,1 triệu tấn (năm 2011), đủ cung cấp khoảng 78,8% nhu cầu trong nước. Nhu cầu TĂCN đến năm 2012 là khoảng 13 trệu tấn/năm. Mức sản xuất và tiêu thụ TĂCN công nghiệp ở giai đoạn hiện nay đã có phần phát triển nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa cao.

Thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam khá lớn, hàng năm nhập khẩu tới trên 1,5 tỉ Đô la Mỹ nguyên liệu. Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi năm tháng đầu năm 2011 đạt khoảng 832 triệu Đô la Mỹ, giảm 27,84% so với cùng kỳ năm trước; trong đó giảm nhiều nhất quí 1 với mức 37,81% so với cùng kỳ năm 2010. Có thể nhận thấy tác động rõ nét của cuộc khủng hoảng kinh tế từ cuối năm 2010 đối với tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam. Tháng 1/2011, nhập khẩu giảm mạnh nhất, chỉ đạt hơn 90 triệu Đô la Mỹ, tức là chưa bằng 45% so với tháng 1/2010. Theo báo cáo ngành thức ăn chăn nuôi quí 2 của trung tâm Thông tin nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agroinfo), dấu hiệu hồi phục nhập khẩu mạnh rơi vào khoảng tháng 4- 2011. Tuy nhiên, sang tới tháng 5, có hai nguyên nhân chính khiến số lượng và kim ngạch nhập khẩu bị chững lại.

+ Thứ nhất, giá thế giới của đa số các mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi liên tục biến động mạnh. Đầu tháng 5-2011 đánh dấu chu kỳ tăng giá mới của đa số các mặt hàng như khô đậu tương, bắp... nên các doanh nghiệp Việt Nam muốn dừng lại nghe ngóng tình hình và quan sát diễn biến của thị trường.

+ Thứ hai, khó khăn trong việc tiếp cận ngoại tệ khiến nhiều doanh nghiệp quyết định tạm ngừng nhập khẩu. Bởi, nếu tiếp tục ký hợp đồng mới, các doanh nghiệp hoặc sẽ phải đối mặt với rủi ro về tỷ giá hoặc có thể bị mất khả năng thanh toán.

Đối với thị trường TĂCN, các công ty thường phân phối qua các đại lý cấp I, đại lý cấp II. Nhiều đại lý cấp I được mở rộng đến tận các huyện, xã nhất là những vùng đồng bằng làm cho việc tiêu thụ sản phẩm rất thuận tiện. Tuy nhiên công tác quản lý các hoạt động tiêu thụ TĂCN còn nhiều hạn chế: vẫn xuất hiện các loại thức ăn giả kém chất lượng trên thị trường, các đại lý thiếu đội ngũ bán hàng có trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, nhiều đại lý không có giấy đăng ký kinh doanh, không có giấy đăng ký chất lượng hàng hóa.

Ngành chăn nuôi phát triển còn phụ thuộc vào thời tiết, vào tính mùa vụ của ngành nông nghiệp do đó việc tiêu thụ TĂCN vẫn mang tình thời vụ. Ở Việt Nam ngành chăn nuôi đã bắt đầu phát triển theo hướng công nghiệp, các hộ chăn nuôi hiện nay đa số chăn nuôi theo quy mô lớn, TĂCN công nghiệp đã được phân phối đến vùng sâu, vùng cao nhưng chưa thực sự phát triển nhiều.

Tác động của quá trình hội nhập dẫn đến hàng loạt các công ty sản xuất TĂCN nước ngoài xuất hiện ở Việt Nam với sức cạnh tranh lớn khiến nhiều công ty trong nước mất ưu thế, làm ăn thua lỗ và có nguy cơ phá sản.

Chương III: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT CHĂN NUÔI

ALPHA

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại và sản xuất thức ăn chăn nuôi ALPHA (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w