Tổ chức yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại và sản xuất thức ăn chăn nuôi ALPHA (Trang 51)

Đối với một nền kinh tế hội nhập quốc tế như nước ta hiện nay, thì việc cạnh tranh các sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước cũng như với doanh nghiệp nước ngoài là điều không thể tránh khỏi. Các đơn vị cạnh tranh quyết liệt từ khâu đầu tiên như việc thu mua nguyên vật liệu đầu vào, rồi đến quá trình sản xuất cho đến khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Hiệu quả hoạt động SXKD bắt đầu từ việc xác định yếu tố đầu vào tối ưu. Đối với các yếu tố đầu vào thu mua như thế nào cho hiệu quả nhất, hợp lý nhất, chi phí thấp nhất là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp.

Công ty cổ phần thương mại và sản xuất chăn nuôi ALPHA đã thành lập được gần 10 năm và hoạt động sản xuất kinh doanh chính thức trên địa bàn huyện Văn Giang đã được 7 năm. Do vậy, việc tổ chức thu mua nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty tương đối ổn định về giá cả cũng như chất lượng.

Nguyên liệu tạo ra sản phẩm của công ty bao gồm nhiều loại khác nhau, nhưng chủ yếu có 16 nguyên liệu chính thường được đưa vào sản xuất. Các nguyên liệu này được nhập khẩu ở nước ngoài thông qua các tổng công ty lớn ở các tỉnh khác nhau như Hà Nội, Hải Phòng…Các nguyên liệu này phải nhập khẩu qua trung gian nên giá đắt làm hạn chế khả năng cạnh tranh sản phẩm của công ty. Đối với các nguyên liệu như: bột cá, bột đá, ngô, cám gạo, muối được thu mua ngay trong nước tại các địa bàn Gia Lâm, Hưng Yên, Hà Nội, Hải Dương…Các nguyên liệu như: đậu nành Lecithin, chất khoáng, vitamin, bột khô tinh dầu, khô đậu, khô cải được nhập từ nước ngoài thông qua các công ty tại Hà Nội, Hải Phòng. Công tác thu mua nguyên liệu này là do một bộ phận trong phòng quản lý kinh doanh và phòng marketing đảm nhiệm, hoạt động thu mua các nguyên liệu của công ty được tiến hành một cách thuận tiện, do công ty đã ký kết hợp đồng mua nguyên liệu với các công ty khác từ trước, với các nguyên liệu thu mua trong nước công ty cũng đã hợp đồng sẵn với người dân cho nên đã tiết kiệm được chi phí thu gom nguyên liệu: ngô, cám,…Điều đó đã làm tăng hiệu quả kinh tế, giảm giá thành sản phẩm sản xuất ra. Cụ thể tình hình thu mua, sử dụng nguyên liệu của công ty được thể hiện qua bảng 3.1.

Qua bảng số liệu ta thấy, do công ty đi vào hoạt động thời gian tương đối dài nên lượng nguyên liệu nhập và xuất khá ổn định. Qua 3 năm (2009 – 2011) thì khô đậu là nguyên liệu được nhập vào nhiều nhất: năm 2009 là 4845,47 (tấn); năm 2010 là 4946,37 (tấn); năm 2011 là 4953,20 (tấn). Sau đó là bột cá và ngô cũng là nguyên liệu được nhập nhiều. Nhìn chung lượng nguyên liệu nhập vào qua các năm không biến động lớn, tình trạng tồn đọng nguyên liệu không lớn. Một điều mà chúng ta thấy ở bảng số liệu 3.1 đó là lượng tồn kho của nguyên liệu đầu vào tăng lên. Sở dĩ có điều này là do chính sách dự trữ nguyên vật liệu của công ty. Nguyên nhân và ảnh hưởng của việc tồn kho nguyên liệu tăng:

+ Nhằm tránh rủi ro cho công ty trong quá trình sản xuất. Bởi vì, giá cả của nguyên vật liệu đầu vào chế biến thức ăn chăn nuôi thường biến động. Đối với loại nguyên liệu thu mua trong mước giá cả có sự biến động do phụ thuộc tính chất mùa vụ của những sản phẩm nông nghiệp, đây là điểm cần lưu ý đối với doanh nghiệp khi mua nguyên liệu, yếu tố mùa vụ tác động tới công tác thu mua nguyên liệu rất lớn. Để từ đó mà công ty mua được nguyên liệu rẻ và chất lượng. Mặt khác, đối với những nguyên liệu được nhập khẩu từ nước ngoài thì biến động giá nguyên liệu theo biến động của sự phát triển nền kinh tế. Nước ta trong thời gian năm 2009, 2010: lạm phát tăng, lãi suất ngân hàng tăng, đây cũng chính là yếu tố ảnh hưởng đến mặt tài chính của công ty. Nên đối với những nguyên liệu nhập từ nước ngoài thì nên có những chính sách thu mua đúng thời gian kết hợp với công tác điều tra thị trường của bộ phận marketing của công ty.

+ Bên cạnh đó thì việc tồn kho nguyên liệu tăng sẽ gây khó khăn cho công ty trong công tác bảo quản, dự trữ nguyên liệu. Đối với những nguyên liệu như: lysine, đậu nành lecithin, khô đậu, khô cải, cám gạo,… dễ bị ẩm mốc nên khi dự kho thì công ty phải có chính sách bảo quản cẩn thận, tránh để ẩm mốc làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Như vậy, dựa vào đặc điểm của các nguyên liệu, thị trường thu mua công ty có những chính sách thu mua, dự trữ hợp lý và sử dụng nguyên liệu hợp lý để đảm bảo yếu chất lượng và giá thành sản phẩm đầu ra tốt nhất.

Bảng3.1: Tình hình thu mua và sử dụng nguyên liệu của công ty (2009 – 2011)

Nguyên liệu Giá mua

(1000 đ) 2009 2010 2011 SL mua (Tấn) SL SD (Tấn) Tồn kho (Tấn) SL mua (Tấn) SL SD (Tấn) Tồn kho (Tấn) SL mua (Tấn) SL SD (Tấn) Tồn kho (Tấn) Đậu nành Leccithin 18,4 – 20,0 84,13 0,00 1,90 85,88 82,78 5,01 86,00 85,45 5,56 Chất khoáng 12,1 – 13,0 8,58 8,58 0,00 8,76 8,37 0,40 8,77 7,88 1,29 Vitamin 167,2 – 170,5 7,60 5,37 2,22 0,00 1,20 1,02 7,77 1,24 5,50 Premix 22,63 – 23,0 22,09 18,36 3,73 23,65 22,36 5,02 22,59 0,00 27,61 Muối 2,52 – 2,7 88,68 60,54 28,14 87,78 58,57 57,35 25,43 59,92 22,86 Bột cá 9,78 – 10,0 2763,38 2759,02 4,36 2520,92 2421,77 103,51 2824,82 2500,02 428,30 Bột đá 0,23 – 0,5 812,21 130,69 681,53 829,12 886,35 624,30 830,27 914,99 539,58

Bột khô tinh dầu 2,82 – 3,0 1,23 0,71 0,52 0,00 0,24 0,28 0,00 0,25 0,02

Cám gạo 3,65 – 4,0 86,37 56,05 30,32 21,94 52,66 - 0,41 99,53 50,72 48,81 Ngô 5,03 – 5,5 1321,46 978,54 342,92 1403,74 1025,26 721,40 1238,54 1833,41 126,53 Lysine 22,5 – 24,0 2,50 1,25 1,25 1,01 0,44 1,83 0,00 0,46 1,37 Khô đậu 6,96 – 7,5 4845,47 3968,95 876,52 4946,37 4879,29 943,60 4953,20 5878,67 18,13 Khô cải 5,08 – 5,5 2,34 1,38 0,96 262,48 124,59 138,86 0,00 128,61 10,25 CuSO4 39,24 6,89 5,65 1,23 4,74 5,00 0,97 7,00 5,60 2,37

(Nguồn: Phòng Kế toán của công ty)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại và sản xuất thức ăn chăn nuôi ALPHA (Trang 51)