2. Tổng các yếu tố làm giảm lợi nhuận
3.3 Phân tích điểm mạnh điểm yếu trong ma trận SWOT
Hoạt động sản xuất kinh doanh TĂCN ở Việt Nam bắt đầu được phục hồi và phát triển theo hướng CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn và ngành chăn nuôi đã trở thành mục tiêu chủ yếu trong chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Vì thế mà nhu cầu về TĂCN ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng. Để công ty tồn tại lâu dài và hoạt động SXKD đạt được lợi nhuận cao thì công ty phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về thị trường, vấn đề nội tại của công ty. Mô hình phân tích ma trận SWOT phối hợi các yếu tố: Điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức được coi như là một công cụ trợ giúp cho việc ra quyết định SXKD của công ty.
Như vậy, trong từng giai đoạn của nền kinh tế, hàng hóa với từng mục tiêu khác nhau mà việc ra các chiến lược không giống nhau với từng thị trường.
Nghiên cứu các yếu tố trong ma trận SWOT giúp công ty có những quyết định đúng đắn hơn cho từng thị trường.
Điểm mạnh
Công ty đã có gần 10 năm kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh, sử dụng dây chuyền máy móc được nhập khẩu từ nước ngoài, sản xuất sản phẩm với công suất cao. Doanh thu hàng năm đạt tới hàng trăm tỷ đồng.
Lực lượng lao động CNV cũng như đội ngũ quản lý của các nhân viên quản lý các phân xưởng đều có năng lực tốt, có nhiều kinh nghiệm, các trưởng phòng đều là trình độ chuyên môn tối thiểu là đại học. Lực lượng này sẽ góp phần tạo ra sản phẩm chất lượng, tư vấn kỹ thuật cho người chăn nuôi.
Một số loại thức ăn cho lợn và vịt có chất lượng cao, uy tín và có sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Các loại cám thì đều có công thức chung nhưng mỗi công ty đều có bí quyết công nghệ riêng, tạo nên sự khác biệt về chất lượng sản phẩm. Hiện nay, các loại thức ăn đậm đặc cho lợn TA – XC, thức ăn hỗn hợp viên cho vịt đẻ trứng, cao đạm cho gà thịt là những loại sản phẩm có sức cạnh tranh lớn trên thị trường.
Giá cả sản phẩm và chế độ bán hàng khá hấp dẫn cho các đại lý và người chăn nuôi. So với các sản phẩm cùng loại, những sản phẩm của công ty có sức cạnh tranh trên thị trường luôn rẻ hơn các hãng nước ngoài và ngang bằng với các hàng trong nước, đây chính là lợi thế của công ty để cạnh tranh trên thị trường. Công ty thực hiện chế độ chiết khấu, thưởng và hỗ trợ các đại lý khá tốt nên sản phẩm có thể tiêu thụ tại các thị trường xa xôi.
Điểm yếu
VLĐ ít nên rất hạn chế trong kinh doanh. SXKD cần lượng VLĐ lớn để mua nguyên liệu sản xuất: trong 3 năm qua vốn lưu động có tăng nhưng với tỷ lệ rất ít, nguồn vốn kinh doanh của xí nghiệp chủ yếu là do vòng quay từ bán hàng
và vốn từ hoạt động dịch vụ khác. Khó khăn trên là nguyên nhân dẫn đến công tác mua nguyên vật liệu sản xuất gặp nhiều khó khăn (giá cao, chất lượng không ổn định,…)
Đội ngũ cán bộ thị trường chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của hoạt động bán hàng. Hoạt động của đội ngũ trên chủ yếu là đến thăm hỏi và thực hiện các chế độ bán hàng cho các đại lý. Công ty đang thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật ở các thị trường và những công tác viên bán hàng địa phương.
Chất lượng sản phẩm không ổn định, cơ cấu tiêu thụ các loại sản phẩm không cân đối, qua bảng 4.5 ta thấy, lượng tiêu thụ các sản phẩm TĂ cho gà, siêu sữa cho lợn nái, cám cá ít hơn nhiều. Do đó các sản phẩm này không có uy tín trên thị trường, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của xí nghiệp chưa phát huy hiệu quả.
Sản lượng tiêu thụ tại các đại lý thấp, nhiều địa lý làm ăn không hiệu quả, không thu hồi được vốn về. Sản lượng tiêu thụ ít khiến cho chi phí bình quân cho mỗi đại lý tăng, lợi nhuận của công ty giảm. Mặt khác, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên nhiều đại ý giảm sản lượng, không thu hồi được nợ từ người chăn nuôi.
Cơ hội
Ngành chăn nuôi ở Việt Nam đang có rất nhiều tiềm năng phát triển: Nhu cầu thực phẩm từ ngành chăn nuôi ở nước ta trong những năm gần đây tăng mạnh. Trong đó ngành chăn nuôi chỉ mới đáp ứng được môt phần nhu cầu trong nước, đa số lượng sữa vẫn phải nhập từ nước ngoài. Ngành chăn nuôi hiện đang được nhà nước khuyến khích phát triển, đặc biệt là phát triển theo hướng trang trại, điều đó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh TĂCN phát triển theo.
Nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp ngỳ một tăng: ngành chăn nuôi công nghiệp phát triển dẫn đến xu hướng sử dụng thức ăn chăn nuôi
tăng mạnh, năm 2007 năm 2008 năm 2009 dự tính năm 2010 nhu cầu tăng lên. Nhu cầu trên tạo điều kiện cho công ty có cơ hội nâng sản lượng trong những năm tới.
Quá trình hội nhập WTO dẫn đến công ty có điều kiện nhập được nhiều giống lợn ngoại tốt để phục vụ cho nhu cầu trong nước kinh doanh các dịch vụ phát triển chăn nuôi, xây dựng mô hình liên kết kinh tế giữa nhà máy với người chăn nuôi.
Thách thức
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp SX TĂCN có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm tốt xuất hiện trên thị trường. Năm 2009 ngành chăn nuôi và thức ăn gia súc đã thu hút được trên 88 dự án đầu tư nước ngoài, chiếm 12% tổng vốn đầu tư nước ngoài cào lĩnh vực nông nghiệp. Các công ty SX TĂCN không ngừng tăng, năm 2004 có 138 công ty đến năm 2009 có tới 225 công ty. Đa số các công ty SX TĂCN xuất hiện sau là những công ty liên doanh hoặc công ty nước ngoài, có tiềm lực vê tài chính, cạnh tranh về sản phẩm nên là một thách thức lớn với các công ty trong nước làm ăn không hiệu quả.
Dịch cúm gia cầm vẫn còn gây những ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi gia cầm bị lỗ vốn, nhiều doanh nghiệp đã phá sản. Năm 2004 dịch gia cầm bùng phát sang năm 2005 ngành gia cầm đang phục hồi thì năm 2006 một số ổ dịch lại xuất hiện ở một số địa phương và kéo dài tới nay gây tâm lý không yên tâm của người chăn nuôi. Việt Nam được đánh giá là một nước thành công trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, nhưng quá trình thực hiện chủ yếu là tiêu hủy sản phẩm, gây lãng phí kinh tế và tạo tâm lý hoang mang cho các hộ chăn nuôi và người tiêu dùng. Hiện nay nhiêu hộ chăn nuôi vẫn chưa thực sự yên tâm để chăn nuôi gia cầm do sợ dịch cúm tái phát và phần vì không thể phục hồi được vì bị thua lỗ nhiều.
Nguyên liệu trong nước chất lượng thấp, không đủ cung cấp cho sản xuất TĂCN, nhiều nguyên liệu trong nước giá cao hơn cả nguyên liệu nhập khẩu. Hiện nay, đa phần nguyên liệu sản xuất đều phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá cả bấp bênh, không ổn định nên giá TĂCN biến động theo xu hướng tăng.
Hiện nay ngành chăn nuôi đang phát triển theo xu hướng chăn nuôi trang trại lớn, xu hướng sử dụng thức ăn chất lượng cao đi kèm với dịch vụ sau bán hàng hấp dẫn. Xu hướng này sẽ khiến cho sản phẩm của xí nghiệp có nguy cơ mất dần lợi thế cạnh tranh về giá trong tương lai.
Thông qua việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức chủ yếu trong hoạt động SXKD của công ty, chúng tôi tiến hành tổng hợp và đưa ra nhũng giải pháp thị trường qua bảng phân tích ma trận
Bảng 3.10: Ma trận SWOT trong phân tích tiêu thụ SP của công ty
(Nguồn: Tổng hợp từ phân tích số liệu)
Yếu tố bên trong
Yếu tố bên ngoài
Điểm mạnh (S)
1> Công ty đã có 10 năm kinh nghiệm SXKD, có dây chuyền SX nhập khẩu từ nước ngoài với công suất cao
2> Cán bộ quản lý, CNV trong công ty có kinh nghiệm, chuyên môn về TT và KTCN
3> Một số loại TĂ cho lợn và vịt có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên TT 4> Giá bán SP và chế độ bán hàng hấp dẫn Điểm yếu (W) 1. Vốn ít nên hạn chế trong SXKD. 2. Đội ngũ cán bộ thị trường thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu.