Ảnh hưởng từ các chính sách của Nhà Nước

Một phần của tài liệu Vai trò của hoạt động bán hàng rong trong chiến lược sinh kế của hộ ở thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (Trang 117)

Hoạt động buôn bán hàng rong đúng là rất khó quản lí nên Nhà nước chúng ta đã có đề ra những chính sách để nhằm quản lí nó. Một trong những chính sách đó là nghị định 39/ 2007/ NĐ – CP của Thủ tướng Chính phủ quy định về phạm vi kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng kí kinh doanh(buôn bán hàng rong) và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của các đối tượng này.

Những địa điểm cấm kinh doanh hàng rong

Nghị định nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm sau đây: Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp và hạng, các danh lam thắng cảnh khác, khu vực các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế; khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, doanh trại Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển,của khẩu quốc tế, bến tàu, sân ga và trên các phương tiện vận chuyển,khu vực trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo; nơi tạm dừng của các phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông, bao gồm cả đường bộ và đường thủy; phần đường bộ bao gồm lối ra vào khu chung cư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm,vỉa hè lòng đường, lề đường của đô thị,đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đường bộ

được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động thương mại.

Các tuyến đường, khu vực do UBND tỉnh, thành phố trục thuộc Trung ương.

Vấn đề chấp hành pháp lệnh về trật tự an toàn giao thông của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng rong và ảnh hưởng lớn đến chiến lược sinh kế của hộ. Pháp lệnh này trực tiếp hay gián tiếp đánh vào túi tiền của người bán hàng rong: “ Lòng đường và hè phố, chỉ được dùng cho mục đích giao thông. Cấm tụ tập đông người trên vỉ hè, lòng đương, gây ùn tắc, cản trở giao thông. Cấm mọi hành vi lấn chiếm lòng, lề đường, hè phố để họp chợ, trưng bày, bán hàng hóa và treo biển quảng cáo, để vật liệu và các hành vi khác gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông. Cấm đổ rác hoặc các vật dụng hay chất thải khác ra vỉ hè, đường phố”. Với quy định như trên thì lòng đường, hè phố đã trả lại cho người đi bộ. Tuy nhiên, với người bán hàng rong thì lề đường, vỉ hè lại là nơi buôn bán, làm ăn của họ nên người bán hàng rong không tránh khỏi lo lắng khi lòng đường bị cấm. Chính vì chính sach này mà nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến mức thu nhập của các hộ dân trong thị trấn.

Các chính sách được ban hành ra đồng nghĩa với việc người bán hàng rong có thể bị công an bắt vì vi phạm các quy định của chính sách mà Nhà nước hay UBND thành phố Hà Nội đã quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của người bán hàng rong phải tuân theo những quy định đấy. Những quy định đấy khác gì cản trở, gây khó khăn cho người bán hàng rong trong quá trình kiếm thêm thu nhập cho gia đình mình. Khi bị công an bắt điều này đồng nghĩa với việc bị phạt tiền hoặc bị tịch thu hàng. Mỗi lần bị bắt người bán hàng rong phải nộp phạt cho công an từ 25.000 đến 50. 000 đồng ( chi phí này được sử dụng cho việc giữ vệ sinh đường phố). Nếu bị tịch thu hàng thì giá trị hàng vào khoảng 500.000 đồng đối với những người bán hàng đồ ăn như cơm nắm, giò, chả...Tuy nhiên, đối với một số người bán rong rau, hoa quả chất

lượng cao hay hàng quần áo giá trị tiền phạt có thể lên tới 1.000.000 đồng. Đây là số tiền không nhỏ so với khoản tiền thu nhập hàng ngày của họ.

Theo thông tin điều tra được từ các hộ thì UBND thành phố Hà Nội chuẩn bị đưa ra lệnh cấm bán hàng rong trên một số tuyến phố. Đây là tin buồn cho những người bán hàng rong trong thị trấn nói riêng và toàn thể người bán hàng rong đang hoạt động bán hàng rong trên Hà Nội nói chung, họ vừa buồn, vừa lo lắng cho việc buôn bán hàng rong của mình. Tâm trạng lo lắng của họ là hoàn toàn có cơ sở vì cấm bán hàng rong sẽ mất kế sinh nhai của người bán hàng rong. Trong số hộ điều tra thì họ không có nghề gì ngoài ruộng lúa, chăn nuôi, thêm vào đó là trình độ học vấn thấp, họ không thể kiếm được một công việc ổn định, có thu nhập nên bán hàng rong là một lựa chọn tối ưu của họ. Bây giờ mà bị cấm bán hàng rong thì cuộc sống của người nông dân sẽ rơi vào khó khăn. Họ không biết làm gì để trang trải cuộc sống, để có tiền cho con đi học. Chị Phạm Thị Hương, một người bán rong sinh sống ở thôn Ngô Xuyên cho biết:

Hộp 4.1 Tâm lý lo lắng của người bán hàng rong khi có lệnh cấm bán trên một số tuyến phố

“ Chúng tôi biết theo quy định thì hàng rong không được phép, nhưng nếu không đi bán hàng rong thì sẽ không có đủ tiền để đóng học phí, nuôi các con và duy trì cuộc sống cho gia đình, sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình tôi”.

Phạm Thị Hương, 2015 Lệnh cấm bán hàng rong được thực thi là đồng nghĩa với việc họ giảm đi một kế sinh nhai, gia đình họ lại rơi vào khó khăn hơn. Lệnh cấm này đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bán hàng rong về phương diện đời sống kinh tế và tâm tư tình cảm, thậm trí một số người còn cảm thấy bất bình trước lệnh cấm này. Từ lâu nay bán hàng rong đã là một nghề kiếm sống của

người dân ở thị trấn Như Quỳnh. Đối với người dân Hà Nội, công việc bán hàng rong cũng ít nhiều mang lại sự tiện lợi cho người dân thủ đô và phù hợp với túi tiến những người có mức thu nhập trung bình trong xã hội.

Việc cấm bán hàng rong khiến cho công việc của người bán hàng rong khó khăn hơn trước. Họ phải tìm địa điểm mới để bán mà không còn được bán trên các tuyến phố chính, hoặc nếu có bán được thì lúc nào cũng phải lo chạy công an. Một người bán hàng rong cho biết:

Hộp 4.2 Tâm trạng lo lắng khi phải vừa lo bán hàng, vừa lo chạy công an

“ Từ khi có lệnh cấm công việc của tôi trở nên khó khăn hơn trước vì vừa đi bán hàng vừa lo chạy công an, tiền thì không có mấy khi mà bị tịch thu lại mất đi một số vốn buôn bán thì tôi lại mất đi một khoản tích góp tiền cho các con ăn học và chi tiêu cho gia đình”.

Nguyễn Thị Giang, 2015 Ngoài ra việc mua bán hàng cũng chậm hơn vì công an đi dẹp nhiều nên họ tìm được ít người mua và họ phải đi đường vòng xa hơn do phải tránh công an.

Hoạt động bán rong đã và đang chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội,

Những khu vực cấm thường là nơi mà người bán hàng rong có thể kiếm được thu nhập nhiều nhất, vì ở đó tập trung đông đúc người qua lại. Việc bán hàng rong ở đó chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận cao cho người dân. Chính những chính sách ngăn cấm này đã làm giảm tỷ lệ bán hàng của người dân và không những thế nó còn ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế của người dân trong thị trấn.

Với nhiều hộ,cá nhân hoạt động buôn bán hàng rong lên Hà Nội sinh sống ở thị trấn Như Quỳnh trong thời gian qua họ cũng đã phải cảm nhận nỗi nhọc nhằn khi bị lực lượng công an khu vực rượt đuổi, nhưng do nhiều nguyên nhân, họ vẫn phải tiếp tục “tự thu xếp” với việc buôn bán này. Như vậy thì hàng rong luôn tồn tại với sự phát triển kinh tế của xã hội.

Một phần của tài liệu Vai trò của hoạt động bán hàng rong trong chiến lược sinh kế của hộ ở thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w