Thay đổi nguồn lực sinh kế

Một phần của tài liệu Vai trò của hoạt động bán hàng rong trong chiến lược sinh kế của hộ ở thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (Trang 110)

4.2.3.1Thay đổi về đất

Do đặc điểm nghề nghiệp ở nông thôn, hầu hết các hộ điều tra đều hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên đa phần nguồn lực đất đai mà các hộ nắm giữ là đất sản xuất nông nghiệp và đất thổ cư.

Những số liệu ở bảng 4.23 cho thấy, có một thực trạng chung đang diễn ra ở cả hai nhóm hộ điều tra, đó là sự tăng lên về diện tích đất ở, và giảm xuống của diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Theo số liệu điều tra cho thấy, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của cả 2 nhóm hộ khi có người đi bán hàng rong giảm 20.172 m2, trong đó nhóm 2 giảm 11.136m2 , các hộ thuộc nhóm 1 giảm 9.036 m2 . Ngoài lý do góp đất mở rộng hệ thống thủy lợi phục vụ đề án dồn điền đổi thửa, hay xã lấy lại đất để chia thổ thì nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên là do những năm gần đây sản xuất nông nghiệp mất mùa liên tục, cây trồng không mang lại giá trị kinh tế cao khiến nhiều hộ gia đình bỏ bớt ruộng để có thêm thời gian đi làm công việc khác hay đi bán hàng rong cho thu nhập khá hơn.

Bảng 4.23 Sự thay đổi diện tích đất của các hộ trước và sau khi có người đi bán hàng rong Chỉ tiêu Trước khi có người đi bán hàng rong Sau khi có người đi bán hàng rong So sánh DT (m2) CC (%) DT (m2) CC (%) (+/-) (%) - Nhóm 1 46.884 100 38.926 100 -7.958 83,03 Đất thổ cư 6.180 13,18 7.258 18,65 1.078 117,44 Đất sản xuất NN 40.704 86,82 31.668 81,35 -9.036 77,80 BQ đất thổ cư/hộ 206 241,9 35,9 117,43 BQ đất NN/hộ 1.356,8 1.055,6 301,2 77,80 - Nhóm 2 47.307 100 36.968 100 -10.339 78,14 Đất thổ cư 5.835 8,50 6.632 10,39 797 113,66 Đất sản xuất NN 41.472 97,66 30.336 87,56 -11.136 73,15 BQ đất thổ cư/hộ 194,5 221,07 26,57 113,66 BQ đất NN/hộ 1.382,4 1.011,2 371,2 73,15

(Nguồn: Số liệu điều tra,2015)

Đất thổ cư, đất vườn là đất để ở bao gồm cả đất để xây nhà và vườn. Nguồn vốn này giúp cho người dân ổn định chỗ ở, tiếp tục thực hiện các chiến lược sinh kế khác. Ở cả 2 nhóm hộ, sau khi có người đi bán hàng rong diện tích đất đều tăng lên, tốc độ tăng ở mỗi nhóm hộ là như nhau (113,66%). Giải thích cho vấn đề này, theo trả lời của các hộ có diện tích đất ở tăng lên, nguyên nhân chính là khi có người đi bán hàng rong, số tiền hàng năm người lao động kiếm được các chủ hộ tiết kiệm thành một khoản lớn để mua thêm đất thổ mới, mục đích của việc mua đất thổ có thể để ở, dùng cho hoạt động kinh doanh hoặc có thể bán lại nếu được giá cao hơn. Đây chính là một sự đầu tư cho tương lai của người dân trong thị trấn.

4.2.3.2 Thay đổi về vốn bằng tiền

STT Nguồn vốn Số người (Người ) Tỷ lệ (%) 1 Vốn tự có 28 43,75 2 Chủ hàng cấp vốn 15 23,44 3 Vay ngân hàng 1 1,56

4 Vay người thân, họ hàng 13 20,31

5 Vay bạn bè/cùng nghề 7 10,94

6 Tổng 64 100

(Nguồn: Số liệu điều tra,2015)

Như vậy nguồn vốn chính thức mà chị em có được là do bản thân tự có (43,75%). Một số thì do chủ hàng cấp vốn (23,44%), còn lại là họ hàng và bạn cùng nghề. Số người nhận được sự trợ giúp của nhà nước là rất ít chỉ có 1,56% người được vay vốn ngân hàng. Trong khi đó hiện nay ở nước ta có rất nhiều chính sách trợ cấp người nghèo, có nhiều chương trình, dự án của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ được đưa ra nhằm hổ trợ cho những người tham gia vào hoạt động bán hàng rong. Vậy mà, cũng trong diện đó, số những người bán hàng rong vẫn phải lang thang kiếm sống ở các đô thị Hà Nội lại hầu như không nhận được sự trợ cấp nào từ phía nhà nước hay bất kỳ một tổ chức nào. Vấn đề quyền lợi của họ chưa được đảm bảo một cách thiết thực. Mặt khác những người bán hàng rong cũng chưa thật sự mạnh dạn, chưa nhận thức được đầy đủ các quyền lợi của mình từ phiá nhà nước nên chưa có đơn vay vốn hay một thủ tực nào đó tương tự để nhận được sự trợ giúp.

Nguồn vốn của các hộ điều tra được thể hiện ở các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa các hộ với cộng đồng, các tổ chức xã hội. Bán hàng rong tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn bằng tiền mặt, điều kiện phát triển con người cho các hộ điều tra.

Việc tham gia của người dân trong các tổ chức đoàn thể địa phương thể hiện mối quan hệ hợp tác và mức độ tin cậy của hộ với các tổ chức đó. Đồng

thời, thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong cộng đồng. Các tổ chức đoàn thể ở địa phương mà các hộ tham gia như hội phụ nữ, hội nông dân. Đây cũng chính là những đoàn thể đi đầu trong việc tuyên truyền khuyến khích các hộ tham gia vào hoạt động bán hàng rong. Việc nắm bắt và tiếp cận với các tổ chức đoàn thể xã hội, địa phương giúp cho các hộ dân có nhiều cơ hội tiếp cận với các phương thức chuyển đổi sinh kế. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc lớn vào vai trò và hiệu quả của các tổ chức xã hội ở địa phương.

Hoạt động bán hàng rong tạo ra nguồn vốn bằng tiền mặt cho người bán hàng rong, việc buôn bán hàng rong thu nhập một ngày được bao nhiêu họ đều biết vì lãi, lỗ hay không sau buổi bán đó đều có thể tính được. Nhiều người cho rằng vốn bán hàng rong tăng nên vì nguồn vốn có trước khi bán hàng rong là đủ cộng thêm khoản sau khi bán thu được. Chính vì vậy mà lượng vốn kinh doanh ngày càng tăng, họ lấy một phần nguồn vốn đó để có thể chi cho việc sinh hoạt hay mua sắm cho gia đình mình, giúp cho hộ có thể thay đổi được mức sống, nguồn sinh kế mới.

4.2.3.3 Thay đổi chất lượng nhân lực

Con người là nguồn vốn quan trọng nhất trong các nguồn lực sinh kế của một hộ gia đình, một cộng đồng. Việc xác định được quy mô nhân khẩu, tình hình lao động, trình độ của các thành viên trong các hộ điều tra sẽ phản ánh tình trạng nguồn nhân lực của hộ.

Chủ hộ là người có vai trò lớn trong việc ra quyết định các vấn đề kinh tế cũng như đời sống của hộ. Nghiên cứu chủ hộ điều tra để thấy khả năng ra quyết định của hộ như thế nào.

Bảng 4.25 Chất lượng nguồn nhân lực của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Nhóm 1 Nhóm 2 Tổng

1. Số hộ điều tra Hộ 30 50 30 50 60 100 2. Giới tính chủ hộ Nam Người 29 96,67 29 96,67 58 96,67 Nữ Người 1 3,33 1 3,33 2 3,33 3. Trình độ học vấn Tiểu học Hộ 5 16,67 4 13,33 9 15 THCS Hộ 15 50 14 46,67 29 48,33 THPT Hộ 10 33,33 12 40 22 36,67 4. Trình độ CM Trung cấp Hộ 2 6,67 3 10 5 8,33 Cao đằng Hộ 1 3,33 0 0 1 1,67 Đại học Hộ 0 0 0 0 0 0 Không gì cả Hộ 27 90 27 90 54 90

(Nguồn: Số liệu điều tra,2015)

Theo số liệu điều tra hộ (Bảng 4.25), thông tin chung về chủ hộ của cả hai nhóm khá tương đồng nhau. Trong tổng số 60 hộ điều tra, đa số chủ hộ gia đình là nam giới chiếm 96,67%.

Một đặc điểm nữa đó là sự hạn chế về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, từ bảng 4.25, có tới 63,33% chủ hộ chưa tốt nghiệp trung học phổ thông, hầu hết các chủ hộ được điều tra đều không có trình độ chuyên môn, chiếm 90%. Vì lý do này mà phần lớn các chủ hộ đều làm nông nghiệp hoặc vừa làm nông nghiệp vừa làm thêm các nghề khác. Như vậy, thông tin về chủ hộ đã thể hiện phần nào sự hạn chế về vốn con người trong các hộ điều tra, đặc biệt là khía cạnh trình độ học vấn và chuyên môn.

4.2.3.4 Thay đổi về quan hệ xã hội

Nguồn vốn xã hội của các hộ điều tra được thể hiện ở các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa các hộ với cộng đồng, các tổ chức xã hội. Bán hàng rong tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn xã hội, điều kiện phát triển con người cho các hộ điều tra.

Việc tham gia của người dân trong các tổ chức đoàn thể địa phương thể hiện mối quan hệ hợp tác và mức độ tin cậy của hộ với các tổ chức đó. Đồng

thời, thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong cộng đồng. Các tổ chức đoàn thể ở địa phương mà các hộ tham gia như hội phụ nữ, hội nông dân. Đây cũng chính là những đoàn thể đi đầu trong việc tuyên truyền khuyến khích các hộ tham gia vào hoạt động bán hàng rong. Việc nắm bắt và tiếp cận với các tổ chức đoàn thể xã hội, địa phương giúp cho các hộ dân có nhiều cơ hội tiếp cận với các phương thức chuyển đổi sinh kế. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc lớn vào vai trò và hiệu quả của các tổ chức xã hội ở địa phương.

Đối với các hộ có người đi bán hàng rong, nguồn vốn xã hội thay đổi sẽ làm thay đổi ít nhiều đến thói quen, lối sống, tập quán của các hộ.

Bảng 4.26 Mức độ thay đổi quan hệ xã hội của hộ bán hàng rong

Quan hệ xã hội Nhóm 1 Nhóm 2 Số hộ lựa chọn (Hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ lựa chọn (Hộ) Tỷ lệ (%)

Thay đổi nhiều 16 53,3 22 73,33

Thay đổi ít 6 20 8 26,67

Không thay đổi 8 26,67 0 0

Tổng 30 100 30 100

Bảng 4.26 cho ta biết, sau khi có người đi bán hàng rong hầu hết các hộ đều có sự thay đổi về quan hệ xã hội. Phần lớn số hộ ở cả 2 nhóm đều cho rằng, bán hàng rong ảnh hưởng nhiều tới mối quan hệ xã hội, tỷ lệ số hộ cho rằng, bán hàng rong không có tác động gì đến quan hệ xã hội của hộ đều rơi vào nhóm 1 với 26,67% trong tổng số 30 hộ.

Ở nhóm 2, quan hệ xã hội của họ còn được cải thiện nhiều hơn nữa vì từng tham gia vào quá trình hoạt động buôn bán hàng rong họ đã có những mối quan hệ nhất định, quen biết được nhiều người hơn, mở mang được tầm tri thức hơn. Nhờ vậy mà khi thôi không tham gia vào quá trình buôn bán hàng rong nữa họ vẫn biết cách làm thế nào để có được thay đổi mối quan hệ xã hội của mình. Họ biết cách dung hòa giữa thời gian làm việc với thời gian nghỉ ngơi, giao lưu với mọi người và tham gia nhiều vào các công tác xã hội để thể hiện thêm tình thân ái, hữu nghị giữa người với người.

Thực tế cho thấy, khi người bán hàng rong tham gia vào quá trình buôn bán thì thông thường họ luôn phải giữa mối quan hệ thân thiết với khách hàng của mình. Đây chính là mục đích, hướng mà người bán hàng rong nghĩ đến. Có thân thiết thì mới có thể buôn bán thuận lợi, dễ dàng hơn được. Không những thế người bán hàng rong trước đây chủ yếu đầu tắt, mặt tối bán lưng cho đất, bán mặt cho trời mức độ giao lưu, quan hệ với mọi người xung quanh là vô cùng ít, họ không có đủ thời gian để làm được chuyện đó. Công việc buôn bán hàng rong của họ là một nghề kiếm sống, đòi hỏi phải tiếp xúc với nhiều người trong xã hội từ già, trẻ, gái, trai, giàu nghèo họ đều phải tạo cho mình một mối quan hệ khăng khít với mọi người xung quanh, với bạn hàng, đồng nghiệp. Từ khi đi bán hàng rong họ có thể tiếp thu thêm được một chút vốn kiến thức và học hỏi thêm nhiều từ những người xung quanh, giao lưu buôn bán với nhiều người hơn, biết cách ứng xử nhanh nhạy, tinh tế hơn. Chính vì vậy, từ khi đi bán hàng rong những người dân trong số các hộ điều tra đều có nhận xét rằng đã cải thiện được mối quan hệ xã hội với tất cả mọi

người. Mối quan hệ càng nhiều, càng tốt sẽ giúp cho họ có thêm lượng khách nhiều hơn, tìm được những mối lấy hàng ít tốn chi phí hơn, vừa cải thiện được mối quan hệ của mình vừa giúp cho mình tạo thêm được thu nhập, giảm chi phí và các vấn đề khác xoay quanh công việc bán hàng rong của hộ.

Một phần của tài liệu Vai trò của hoạt động bán hàng rong trong chiến lược sinh kế của hộ ở thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w