Nội dung nghiên cứu vai trò của hoạtđộng bán hàngrong trong chiến lược sinh

Một phần của tài liệu Vai trò của hoạt động bán hàng rong trong chiến lược sinh kế của hộ ở thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (Trang 28)

chiến lược sinh kế của hộ

2.1.4.1 Tăng khả năng giao tiếp giữa con người

Người bán rong mang hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, những người bán hàng rong liên kết người sản xuất và người tiêu thụ. Khi truyện trò họ trao đổi thông tin liên lạc, khi mua bán họ trao đổi giá cả và mặc cả. Theo cách này hệ thống người bán hàng rong sẽ góp phần phát triển được ngôn ngữ, nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa các nhóm người. Trong khi đó những lợi ích này trong siêu thị, nhà hàng không thể có được khi chỉ làm việc với chiếc máy tính cả ngày tại một chỗ hay hàng báo giá đã cố định sẵn.

Tác động của hàng rong tới xã hội là điểm quan trọng nhất vì hàng rong đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội dưới cả góc độ vi mô và cả góc độ vĩ mô.

2.1.4.2 Góp phần tạo công ăn việc làm

Trong hoàn cảnh đất nước ta, nền kinh tế tư nhân nhỏ lẻ, lực lượng tham gia vào bán hàng rong là rất lớn. Những gánh hàng rong có ý nghĩa cần thiết tới đời sống kinh tế của rất nhiều con người. Hầu hết những người bán

hàng rong là từ nông thôn ra, họ đi bán hàng rong vì những lý do rất khác nhau: vì thu nhập thấp không ổn định, không có công ăn việc làm, vì đất đai hạn hẹp, vì mất nghề truyền thống, họ không còn con đường mưu sinh nào khác. Trong khi đó Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ cũng chưa đủ khả năng trợ giúp.

Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng việc kiếm được một công việc ngày càng trở nên vô cùng khó khăn với nhóm người nghèo không có trình độ chuyên môn như ở nông thôn, rõ ràng bán hàng rong không hẳn là vấn đề mà đúng hơn là một giải pháp cứu cánh trước nhất. Điều dễ thấy nhất là bán hàng rong cung cấp rất nhiều việc làm. Vì bán hàng rong không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao, chủ yếu lấy công làm laic nên phù hợp với một bộ phận không nhỏ những người nông nhàn, đặc biệt là phụ nữ. Thật khó xác định được có tất cả bao nhiêu người dân đang kiếm sống bằng nghề bán hàng rong và bao nhiêu người dân sống bằng nghề sản xuất và cung ứng hàng hóa cho người bán hàng rong. Chỉ cần qua những tiếng giao đêm, qua những chiếc xe đẩy, những gánh hàng hóa trăm loại, chúng ta cũng có thể đoán được số người này rất lớn. Bán hàng rong là nghề kiếm sống của một lực lượng đông đảo những người dân nghèo thành thị, những người dân nhập cư và những người nông dân bị mất đất qua chuyện “đền bù và giải tỏa”. Đành rằng bán hàng rong là một nghề nhọc nhằn, vất vả và ít cớ tương lai, nhưng nó lại đang là nghề duy nhất để kiếm sống của rất nhiều người.

Bài học rút ra từ những người nông dân ngoại tỉnh các thành phố lớn, sau khi nhượng đất cho đô thị hóa còn đó. Mất đất rồi, kể cả có bạc tỷ trong tay mà không kế sinh nhai, biết bao nhiêu hậu quả xã hội kèm theo khi họ không có công ăn việc làm cũng từ đó mà ra.

Bán hàng rong cung cấp việc làm để kiếm sống của rất nhiều người có trình độ học vấn thấp, những người không thể tìm được việc đòi hỏi phải có kỹ năng lành nghề trong các cơ quan hay công ty chính thống, lứa tuổi và giới

tính của người bán hàng rong đa dạng: già, trẻ, trung niên, đàn ông, đàn bà. Người dân tự mình có thể giải quyết công ăn việc làm vốn sử dụng ít, hàng hóa đơn giản, dễ chế biến, pha chế, dễ mua. Người bán hàng rong không chỉ ở Hà Nội mà họ đến từ các tỉnh lân cận như Hà Tây, Hưng Yên, Phú Thọ, Nam Định, Thanh Hóa…Bán hàng rong là nguồn thu nhập chính để người bán có thể nuôi sống cả gia đình, cho con cái được ăn học, được đến trường..

Phần lớn người bán hàng rong đáp ứng những nhu cầu thiết thực của cuộc sống người nghèo hoặc trung bình nên người bình dân dễ sống. Bán hàng rong là một nghề nhọc nhằn, vất vả ít có tương lai, nhưng nó lại đang là nghề duy nhất để kiếm sống của rất nhiều người. Hàng rong đa phần là sản phẩm của nông nghiệp, người bán rong thường bán sản phẩm do chính họ làm ra, hoặc mua tận gốc bán tận ngọn, miễm được cho phí trung gian, đôi khi miễm cả thuế, nên giá cả phải chăng đối với người nghèo.

Hàng rong gắn với đời sống của những người nghèo, kể cả người bán lẫn người mua. Hàng rong là lối thoát khá hiệu quả đối với một khối lượng sản phẩm lớn của những người sản xuất nhỏ. Các hộ nông dân sản xuất nhỏ ở các vùng quê phụ thuộc một cách đáng kể vào những gánh hàng rong trên đường phố thông qua việc bao tiêu sản phẩm của họ. Rõ ràng, hàng rong không chỉ tạo ra việc làm cho bản thân của người bán hàng rong mà còn cả chuỗi sản xuất, dịch vụ liên quan đến hoạt động này.

2.1.4.3 Nâng cao dân trí

Những người bán hàng rong từ những làng quê xa xôi lên thành phố, tập trung ở những vỉ hè hay đi khắp các ngõ ngách trong thành phố được nghe nhìn những chuyện xảy ra hàng ngày. Điều này giúp họ mở rộng tầm hiểu biết về Văn hóa – Xã hội – Kinh tế - Chính trị, cập nhất được cuộc sống hiện đại hơn những người sống ở quê thiếu các phương tiện thông tin đại chúng và giáo dục phổ thông chưa quảng bá, những người bán rong được cập nhật phần nào tri thức có tác dụng tích cực gấp đôi.

Nhờ có nguồn thu nhập từ hàng rong nên con cái được học hành, có cơm ăn áo mặc, gia đình có tivi, đài báo để xem...Nên sự hiểu biết của những người liên quan đến những người bán hàng rong cũng được nâng cao. Con cái nhờ đó được theo học Cao đẳng, Đại học, Cao học và trở thành những người tri thức và có thể giúp ích trực tiếp cho bản thân cho gia đình và cho xã hôi.

Những người bán hàng rong đi bán báo, bán tranh, bán sách viết thư pháp, viết chữ nho...Đó là một kênh phân phối báo, tranh, sách... hiệu quả tiết kiệm được chi phí truyền thông, chi phí cửa hàng...Người dân dạo chơi trong công viên, ngồi bên bờ hồ, ngồi ở những quán cóc cũng có thể có sách báo đọc để cập nhật thông tin thay vì phải lãng phí thời gian và sức khỏe đến các cửa hàng để mua sách báo. Người dân cũng chủ động cập nhật thông tin mọi lúc, mọi nơi thay vì phải ngồi một chỗ để theo rõi tivi, internet..Như vậy hàng rong theo một khía cạnh nào đó, giúp cho người dân nâng cao được tri thức.

2.1.4.4 Lợi ích cho người tiêu dùng

Hàng bán rong ở những nơi công cộng như cổng cơ quan, trường học nên rất tiện ích cho người đi làm, học sinh, sinh viên..Khi có nhu cầu họ không phải mất công đi xa đến các cửa hàng để mua hàng. Do vậy người tiêu dùng tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Thay vào đó người tiêu dùng có thể làm được nhiều việc khác hữu ích trong khoảng thời gian đó. Hàng rong bán di động khắp nơi, đi bán ở mọi ngõ ngách, do vậy họ chỉ cần ngồi ở nhà họ vẫn có thể mua được đủ thứ cần thiết.

Việt Nam nằm trong nhóm những nước có mức thu nhập thấp nhất trên Thế giới, chất lượng cuộc sống của người dân còn hạn chế. Người bán hàng rong là một bộ phận cung cấp hàng hóa và dịch vụ quan trọng với giá tương đối thấp đến tất cả mọi người ở các tầng lớp kinh tế xã hội và phù hợp với những người có thu nhập bình dân. Có hàng rong, họ không phải vào nhà

hàng tiêu dùng những thứ đắt tiền.

2.1.4.5 Là môi trường xuất hiện nhiều nhà kinh doanh tương lai

Qua giao tiếp với khách hàng, người bán hàng rong rút ra được kinh nghiệm và kỹ năng kinh doanh. Tất cả những kỹ năng này sẽ rất có ích cho người bán hàng rong một khi tạo lập được cửa hàng hay doanh nghiệp của chính mình. Mục đích của người bán hàng rong là trở thành một chủ tiệm, chủ doanh nghiệp..Chọn nghề bán hàng rong là để khởi nghiệp có được độc lập kinh tế, tuy có rủi ro nhưng cũng có cơ hội. Đó là cách thức thành đạt của không ít doanh nhân vĩ đại. Con đường bán hàng rong không phải là con đường rộng lớn, nhưng đó là một trong những con đường mà dẫn đến những con đường khác rộng lớn.

Từ gánh hàng rong, nhiều người đã trở thành đại gia kinh tế. Một trong những tỷ phú giàu nhất Thế giới, vua dầu lửa John Davison Rockefeller cũng khởi nghiệp từ một gánh hàng rong rau cải. Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung – bak trước khi trở thành CEO giỏi nhất chỉ là một cậu bé bán kem, bánh kẹo, trái cây và hàng tạp hóa trên khắp các đường phố Seoul. Người giàu nhất Đông Dương trước năm 1945 là một doanh nhân chợ lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ông trở thành tỷ phú nhờ những tiếng rao đậu phộng giang trên khắp các con hẻm. Đã có rất nhiều daonh nhân thành đạt bắt đầu sự nghiệp từ những gánh hàng rong.

Hàng rong là bằng chứng sống động nhất cho tinh thần kinh doanh của người Việt. Vượt qua bao thăng trầm của lịch sử, kiểu làm ăn nhỏ vẫn tồn tại và phát triển ở Việt Nam. Gánh hàng rong là một trong những cách người nghèo chủ động tự xoay sở trong bối cảnh muôn vàn khó khăn. Những gánh hàng rong là cách mưu sinh phổ biến của những người nghèo và cũng trải qua không ít thăng trầm cùng những biến động kinh tế.

2.1.4.6 Tăng nguồn thu nhập cho người bán hàng rong

kể cả của người bán, cũng như của người mua. Đối với người bán, đó là nguồn thu nhập chính hàng ngày để trang trải cuộc sống. Với số vốn trung bình khoảng 600.000 – 1.000.000 đồng, họ có thể kiếm được ít nhất khoảng 150.000 đồng mỗi ngày. Nguồn thu này không lớn nhưng nó đảm bảo tiền ăn, tiền học, tiền khám chữa bệnh cho hàng ngàn người dân. Số tiền ấy nhân với số người tham gia vào công việc này lên tới hàng vạn người thì con số đóng góp vào GDP cũng không hề nhỏ.

Trong nền kinh tế hàng rong tạo việc làm với chi phí đầu tư rất thấp hiệu quả sử dụng vốn cao và đáp ứng hàng hóa nhỏ lẻ, phân tán.. Số tiền lãi mà những người bán hàng rong tạo ra cũng không biến mất mà lập tức được quay vòng vào thị trường. Đội ngũ bán hàng này cũng là những người vô cùng có kinh nghiệm trong việc phân phối hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng. Một đồng vốn không có giá trị lớn nhưng khi quay vòng 365 lần một năm sẽ cho hiệu quả không hề nhỏ.

Đối với người mua, hàng rong là nguồn hàng hóa, thực phẩm giá rẻ. Nguồn hàng hóa, thực phẩm này có thể không có chất lượng bằng các nguồn ở các cửa hàng và siêu thị. Thế nhưng, chúng hợp với túi tiền của những người nghèo. Thiếu chúng, nhiều người nghèo sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng, sẽ không thể tìm cách giật gấu, vá vai được nữa.

Một mặt, hiện nay tại các thành phố lớn có một số trục đường tương đối lớn, nhưng đa số các ngõ phố đều chật hẹp. Hàng rong vì vậy là cách cung ứng dịch vụ bán hàng rất hiệu quả và thiết thực. Với hệ thống giao thông công cộng chưa thật phát triển hiện nay, nhiều người dân đều đổ vào các trung tâm mua bán tập trung, trong điều kiện số lượng các trung tâm còn hạn chế như hiện nay thì các chi phí thực tế sẽ tốn kém hơn và từ đó giảm hiệu quả của nền kinh tế.

2.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng rong

2.1.5.1 Vị trí, vai trò đặc thù của hộ dân khi tham gia vào hoạt động bán hàng rong

nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay ở nước ta nói riêng và những nước đang phát triển nói chung. Đây cũng được xem là một nỗi lo ngại của công tác quản lý đô thị. Nó nảy sinh trước tình trạng thiếu lao động giản đơn ở thành phố, dư thừa lao động ở nông thôn. Đặc biệt là mức thu nhập bình quân giữa thành thị và nông thôn. Và vì vậy thành thị trở thành điểm hấp dẫn cho những lao động dư thừa ở nông thôn, đặc biệt là đối với phụ nữ nông thôn những người luôn sẵn tính chịu thương, chịu khó, nhẫn nại. Mặt khác, cuộc sống của người di dân, quan hệ xã hội, khả năng thích ứng và hòa nhập của họ tại các thành phố lớn cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Đặc biệt, phụ nữ được xem là nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong xã hội đô thị. Họ đang thm gia vào các công việc khác nhau trong các khu vực kinh tế dân doanh và kinh tế nhà nước. Công việc của họ đang góp phần sản xuất ra của cải vật chất cho xã hộivà cung cấp một số dụng cụ cho cư dan đô thị. tuy hiên, việc nhận thức về trách nhiệmvà quyền lợi đối với thị trường bán rong còn nhiều bất cập cần được nghiên cứu, tìm hiểu.

Trên thực tế theo ước tính của các cơ quan quản lý đô thị hiện nay có khoảng 3 triệu người nhập cư trái phép. Đây chỉ là con số khỏa sát được ở 24 cụm thuộc 13 phường có nhiều người nhập cư nhất, thì sai số giữa con số thực tế đếm được và con số báo cáo là khoảng 20 - 30%. Như vậy, số người lao động ngoại tỉnh tập trung ở đây ước tính tối thiểu lên tới 4 triệu người. Cũng theo các đó thì số dân các tỉnh miền bắc di chuyển vào nội thành tìm việc hàng năm lên tới từ 1. 6 - 2. 5 vạn người.

Với thị trường lao động hỗn tạp đủ mọi nghề, mọi thành phần, công việc bán hàng rong của người bán hàng rong trên các thành phố bởi một số lý do sau:

Xét từ khía cạnh xã hội

Việc một tỷ lệ lớn những người phụ nữ nông thôn với trình độ văn hóa trung bình Tiểu học, Trung học cơ sở, nghề không có nên phải liên tục di chuyển vào các thành phố lớn để kiếm sống với một số nghề nhất định (chủ

yếu là buôn bán hoa quả, đồ ăn chín, hàng xén, đồng nát.. ) đã góp phần làm đa dạng hóa các loại hình lao động phổ thông làm hình thành “dịch vụ xã hội tại nhà ”. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động làm hình thành một nhóm xã hội mới, nhóm phụ nữ bán rong. Đây là một hiện tượng xã hội cần được nghiên cứu.

Từ góc độ khoa học Tâm lý

Cần có những nghiên cứu toàn diện về góc độ nhận thức của nhóm phụ nữ bán hàng rong, để chỉ ra được những biến đổi trong nhận thức, sự nhìn nhận, đánh giá của chính họ về những quyền lợi và trách nhiệm của bản thân khi tham gia vào thị trường bán rong.

Trên bình diện khoa học về giới

Nghiên cứu nhận thức của chị em phụ nữ quyền lợi và trách nhiệm sẽ góp phần làm sáng tỏ những suy tư, trăn trở của người phụ nữ trong điều kiện, hoàn cảnh phải xa gia đình kiếm sống, đòng thời thấy được sự phân hóa các vai trò giới ở nhóm phụ nữ bán hàng rong. Trên cơ sở này các nhà soạn thảo chính sách xã hội sẽ đưa ra được những chính sách giúp đỡ “nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong đó có nhóm phụ nữ nông thôn bán hàng rong trên các đường phố.. ”

Từ góc độ gia đình

Việc nghiên cứu nhận thức về trách nhiệm của những người vợ, người mẹ vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, phải đi làm ăn xa là cần thiết. Họ nghĩ gì? nói gì ? về việc thiếu vắng “người chủ gia đình ” đã gây nên sự “lệch chuẩn” trong vấn đề giáo dục con cái và tổ chức gia đình. Đây là một trong những hiện tượng ly tán gia đình. Cần phải thấy rõ thái độ, nhận thức của chính những chủ nhân vì hoàn cảnh bắt buộc đã gây nên tình trạng này

Xét từ khía cạnh luật pháp

Một phần của tài liệu Vai trò của hoạt động bán hàng rong trong chiến lược sinh kế của hộ ở thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w