Kinh nghiệm trong nước về vai trò của hoạtđộng bán hàngrong trong chiến

Một phần của tài liệu Vai trò của hoạt động bán hàng rong trong chiến lược sinh kế của hộ ở thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (Trang 49)

trong chiến lược sinh kế của hộ

Việt Nam là một đất nước đang trong quá trình phát triển cho nên vẫn mang theo những tập quán tiểu nông của đại bộ phận người dân và có những tập quán cố ăn sâu vào tiềm thức người dân không dễ gì từ bỏ, hàng rong đã trở thành một đặc thù của hầu hết các đô thị Việt Nam. Thật ra, không chỉ ở Việt Nam mới có hàng rong mà nhiều nước trên thế giới cũng có hàng rong. Nhưng hàng rong Việt Nam có nét riêng khó trộn lẫn với nơi khác, đặc biệt là Hà Nội.Là một trong những thành phố lớn và sầm uất của Việt Nam, Hà Nội

vẫn mang trong mình hai dòng chảy văn hóa, đó là văn hóa nông nghiệp và văn hóa công nghiệp. Và ở thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm kinh tế phát triển nhất của cả nước vẫn còn cónhững gánh hàng rong và gánh hàng rong là một trong những yếu tố “ làng” tồn tại cùng với những đô thị văn minh hiện đại.

Cũng chính vì thế mà hàng rong có những ảnh hưởng không tốt đến với sự phát triển của đô thị Việt Nam, như là gây ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, làmcản trở sự quy hoạch đô thị. Nhưng cũng không thể phủ nhận nhũng gì mà hàng rong mang lại. Vì những thứ bán đó nói chung là rẻ phù hợp với túi tiền của những người có thu nhập thấp. Như đã nói từ đầu hoạt động buôn bán hàng rong nó đi đôi với sự phát triển của các đô thị. Trong đó ở Việt Nam có hai đô thị lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh có tỉ lệ người buôn bán hàng rong rất đông.Và một số thành phố khác cũng có hoạt động buôn bán này.

Đúng là hàng rong có mặt ở khắp mọi nơi và số lượng người hoạt động trong nghề này tương đối nhiều. Theo thống kê của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ y tế (2007) thì hiện cả nước ta có 10,771 xã phường, 671 quận huyện, các xã phường đều có hàng rong và hoạt động của lực lượng buôn bán này rất khó quản lý.

Tại các đô thị Việt Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, vỉa hè là đất sống của hàng trăm nghìn người bán hàng rong và nhiều thứ khác. Có thể thấy hoạt động buôn bán hàng rong diễn ra trên vỉa hè, lòng lề đường rất sôi động đến mức chức năng chính của vỉa hè là phục vụ người đi bộ cũng bị ảnh hưởng.

Những người buôn bán hàng rong thường xuyên vi phạm về an toàn giao thông, cản trở sự lưu thông của các phương tiện và một điều mà những người hoạt động trong lĩnh vực này hay vi phạm là buôn bán ở trên những con đường cấm, những địa điểm cấm bán hàng rong. Như thành phố Hà Nội đã triển khai việc cắm biển cấm bán hàng rong tại nhiều tuyến phố. Tuy nhiên,

tình trạng bán hàng rong, chợ cóc họp lộn xộn, lấn chiếm vỉa hè đang tái diễn. Ở thành phố Hồ Chí Minh cũng vậy Mặc dù trên nhiều tuyến đường của thành phố tuy đã có biển cấm họp chợ lề đường, cấm lấn chiếm vỉa hè, lề đường buôn bán, cấm xả rác.. nhưng không được người dân chấp hành. Tình trạng này diễn ra ngày càng trầm trọng hơn.

Đó là tình hình buôn bán hàng rong ở Việt Nam, còn các đô thị trên thế giới đã có những biện pháp hạn chế nhất định.

Tại điều 2, Quy định số 46/2009/QĐ-UBND “Quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn thành phố Hà Nội” đã nêu rõ: “Người bán hàngrong là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, khôngphải đăng ký kinh doanh, không có địa điểm kinh doanh cố định và không gọi là"thương nhân" theo quy định của Luật Thương mại.”

Theo đó, cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngàythực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy địnhcủa Luật Thương mại.

Quy định về hàng rong, Điều 5, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP quy định:các cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịchvụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:

a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theoquy định của pháp luật.

b) Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàngkhông bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của phápluật; hàng không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kémchất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh.

c) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Các hoạt động bán hàng rong

Theo Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP, bán hàng rong bao gồm các hoạt động thương mại:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địađiểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồmcả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phépkinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc khôngcó địa điểm cố định

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) cóhoặc không có địa điểm cố định

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyếnđể bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ

e) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe,trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định

f) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phảiđăng ký kinh doanh khác.

Một phần của tài liệu Vai trò của hoạt động bán hàng rong trong chiến lược sinh kế của hộ ở thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (Trang 49)