Khái quát về hộ điều tra

Một phần của tài liệu Vai trò của hoạt động bán hàng rong trong chiến lược sinh kế của hộ ở thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (Trang 81)

Những người đi buôn bán hàng rong thường thấy ở nông thôn thu nhập thấp không đáp ứng đủ với nhu cầu tiêu dùng của họ, với lại ở quê không có công ăn việc làm, vì đất đai hạn hẹp, vì mất nghề truyền thống nên đã đổ xô ra thành phố kiếm sống. Vì vậy bán hàng rong trở thành một giải pháp, bán hàng rong cung cấp việc làm và là nghề duy nhất để kiếm sống của rất nhiều người không chỉ sống bằng nghề bán hàng rong mà cả những lao động khi nông nhàn hay ở những vùng đất đai khan hiếm hoặc do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trong thời gian gần đây. Hơn nữa họ hi vọng ở thành phố sẽ kiếm được nhiều tiền hơn với công việc này.Với lại người dân trong hoạt động buôn bán hàng rong chưa tha thiết với việc học nghề, học việc, mà hầu hết là họ đều hài lòng với công việc và khoản thu nhập có được trong hoạt động buôn bán hàng rong. Các hộ điều tra tham gia vào hoạt động bán hàng rong thường là do thói quen ưa “tự do” về thời gian và họ có thể ngừng công việc và bắt đầu công việc của mình lại bất cứ lúc nào tùy thích, rồi lại phù hợp với năng lực, tuổi tác của những người dân nông thôn.

Ngành nghề của chủ hộ là yếu tố cấu thành nên ngành nghề của hộ. Do sản xuất nông nghiệp cho thu nhập thấp cùng với nhu cầu tuyển dụng lớn từ khu công nghiệp Phố Nối A cộng thêm khoản thu nhập từ người đi bán hàng rong, các thành viên trong hộ gia đình có người đi bán hàng rong đang có xu hướng chuyển đổi sang làm kinh doanh dịch vụ, làm trong KCN, làm thêm các nghề khác. Vì vậy, số lượng hộ kiêm tăng lên nhiều và chiếm tỷ trọng lớn trong số hộ điều tra. Qua điều tra, tổng hợp chúng ta có bảng số liệu sau:

Bảng 4.4 Nghề nghiệp của chủ hộ và các thành viên trong hộ điều tra

Ngành nghề của hộ Nhóm 1 Nhóm 2 Tổng

SL CC(%)

Kinh doanh dịch vụ, buôn bán 1 2 3 5

NN và KD dịch vụ 3 5 8 13,33

NN và làm KCN, làm nghề phụ 8 15 23 38,33

NN và bán hàng rong 18 8 26 43,33

Tổng 30 30 60 100

(Nguồn: Điều tra hộ, 2015)

Hộ kinh doanh dịch vụ, buôn bán là những hộ có điều kiện thuận lợi về địa điểm, nguồn vốn kinh doanh. Thu nhập của gia đình hoàn toàn từ kinh doanh dịch vụ, họ không làm ruộng hoặc có làm nhưng ít, không tạo ra thu nhập lớn từ sản xuất nông nghiệp.

Hộ sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ, buôn bán là những hộ vừa làm nông nghiệp vừa kinh doanh dịch vụ, buôn bán. Đây là 2 nguồn chính tạo ra thu nhập cho hộ.

Hộ sản xuất nông nghiệp và làm trong KCN là những hộ vừa làm KCN vừa làm nông nghiệp. Do thời gian làm việc trong khu công nghiệp phải theo ca nên họ có thể tận dụng thời gian chưa phải đi làm tham gia vào các hoạt động nông nghiệp của hộ. Đây là 2 hoạt động chính tạo ra thu nhập cho hộ.

Hộ sản xuất nông nghiệp và làm các nghề phụ, tương tự như hộ sản xuất NN và làm trong khu công nghiệp nhưng khác ở chỗ, hộ có thể tận dụng thời gian nông nhàn trong sản xuất nông nghiệp đi làm thêm việc khác như đi xây, phụ hồ, thuê rèn, thời gian làm việc không căng thẳng như làm việc trong KCN.

Từ Bảng 4.4 chúng ta thấy, trong 60 hộ điều tra thì phần lớn vẫn là các hộ nông nghiệp và bán hàng rong, chiếm 43,33% trong tổng số 60 hộ và tập trung chủ yếu ở nhóm hộ 1 với 18/30 hộ. Mặc dù vậy, kết quả khảo sát thực tế cho thấy, tuy có 57 hộ vừa làm nông nghiệp vừa kiêm thêm các nghề khác

nhưng hầu như họ làm rất ít ruộng. Điển hình một hộ có 3 – 5 sào ruộng nhưng họ chỉ làm 2 – 3 sào, phần còn lại khoán cho người khác hoặc bỏ không. Nghề nông không trở thành nghề chính của đa số các hộ có người tham gia vào hoạt động bán hàng rong, mục đích làm ruộng chủ yếu là “làm đủ lúa ăn”. Khi không làm nông nghiệp, thời gian còn lại của các thành viên trong hộ có người tham gia vào hoạt động bán hàng rong chủ yếu là đi làm thuê trong các khu công nghiệp, đi xây theo các công trình, bán hàng thuê. Thu nhập từ các công việc này đủ để trang trải các chi phí sinh hoạt trong gia đình, còn khoản tiền lao động từ bán hàng rong kiếm được họ thường dành dụm và gửi tiết kiệm.

Với những hộ có điều kiện và sự nhạy bén trong kinh doanh thì họ sử dụng khoản tiền đó đầu tư vào kinh doanh dịch vụ, buôn bán. Số lượng hộ hoạt động trong lĩnh vực này chiếm rất ít, chỉ 5% số hộ chuyên kinh doanh dịch vụ và 13,33% số hộ vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh, tuy nhiên thu nhập tạo ra hoàn toàn không hề nhỏ. Nhóm hộ chuyên dịch vụ kinh doanh và nhóm hộ kiêm nông nghiệp với kinh doanh tập trung nhiều ở nhóm 2 – các hộ đã có người từng đi bán hàng rong vì họ có đủ điều kiện về nguồn lực để thực hiện hơn, họ có khoản tiền bán rong để lại để chuyển hướng kinh doanh để đầu tư vào các ngành nghề khác.

Số lượng hộ nông nghiệp và làm trong KCN chiếm số lượng khá cao, với 23 hộ chiếm 38,33% trong tổng số 60 hộ, chủ yếu tập trung ở các hộ thuộc nhóm 2. Thị trấn Như Quỳnh nằm gần khu công nghiệp Phố Nối A, hàng năm KCN tuyển lao động với số lượng lớn vào làm việc tại các nhà máy. Đây là cơ hội tốt cho người lao động trong thị trấn tìm được việc làm, đặc biệt là các lao động vừa không tham gia vào hoạt động bán hàng rong, họ có kĩ năng làm việc trong môi trường công nghiệp, một số lao động thành thạo ngoại ngữ sẽ

dễ dàng có được công việc với mức thu nhập cao hơn các lao động khác. Nhìn chung, tình hình sản xuất của các hộ có lao động đi bán hàng rong đều có sự chuyển biến rõ rệt, từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh dịch vụ.

Một phần của tài liệu Vai trò của hoạt động bán hàng rong trong chiến lược sinh kế của hộ ở thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (Trang 81)