Khái quát về hoạtđộng bán hàngrong ở thị trấn Như Quỳnh

Một phần của tài liệu Vai trò của hoạt động bán hàng rong trong chiến lược sinh kế của hộ ở thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (Trang 73)

Theo số liệu thống kê từ UBND thị trấn Như Quỳnh cung cấp cho thấy, sự phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng và toàn thị trấn nói chung có xu hướng tăng lên so với trước đây nhưng chưa rõ rệt vì điều kiện sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp còn gặp nhiều hạn chế. Những năm trước đây, trong thời gian nông nhàn người dân trong thị trấn thường đi làm thuê như đi phụ hồ, xe ôm, bốc vác, giúp việc. Những công việc này vất vả nhưng thu nhập lại thấp. Vì vậy, đời sống nhân dân không được cải thiện. Tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm, thiếu đất, thiếu vốn sản xuất, thu nhập bấp bênh trong khi nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên luôn cần được đáp ứng mỗi ngày.Do vậy, mong muốn cải thiện mức sống đã thúc đẩy người dân nơi đây tìm kiếm việc làm để nâng cao mức sống. Trong đó, một số người dân đã chọn lựa việc đi bán hàng rong là một hướng đi đổi đời cho gia đình, đã đem lại nhiều hiệu quả và tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân trong thị trấn.

Hoạt động bán hàng rong lên Hà Nội trong thị trấn đã có từ lâu nhưng hoạt động này vẫn chưa được nhiều người dân để ý đến. Nó bắt đầu vào khoảng những năm 1990, với tình hình kinh tế thời đó hàng rong mới chỉ là biết sơ qua chứ chưa được mọi người chú trọng, quan tâm. Bởi vì căn bản tình hình kinh tế lúc đó còn khó khăn, chưa phát triển kinh tế như những năm gần đây. Lúc mới hình thành lượng người bán hàng rong trong thị trấn nói chung là vô cùng ít. Nhóm bán hàng rong lên Hà Nội thời đấy đếm trên đầu ngón tay cũng chỉ vẻn vẹn 10 người và họ đi thành một tốp bán, rủ nhau cùng đi, rủ nhau cùng về. Phương tiện di chuyển của họ thường là những chiếc xe đạp thô sơ. Chủng loại hàng hóa của người bán hàng rong còn chưa được đa dạng, phong

phú như hiện nay. Trước đây người bán hàng rong chỉ chú trọng kinh doanh vào đồ ăn như cơm nắm, giò, chả những loại hàng hóa đó thời đấy là khá phổ biến, người bán hàng rong là cầu nối cho những người dân trong thành phố thưởng thức được hương vị thơm, ngon, rẻ từ những sản phẩm quê nhà làm ra, đem đến, phục vụ cho người dân trong thành phố và căn bản là cũng phục vụ cho bản thân, tạo thêm thu nhập và kiếm được việc làm phù hợp với trình độ học vấn, vốn sống, hiểu biết của mình.

Từ năm 2007, nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình và chủ trương giải quyết việc làm của UBND thị trấn, hoạt động bán hàng rong có những bước phát triển mạnh mẽ và tạo thành một phong trào thu hút sự quan tâm của nhiều người dân. Theo số liệu phòng Lao động thương binh xã hội thị trấn cho thấy số lượng người đi bán hàng rong lên Hà Nội qua mỗi năm đều có sự thay đổi, điều đó thể hiện ở Đồ thị 4.1 như sau:

ĐVT: Lao động

( Nguồn: UBND thị trấn Như Quỳnh, 2015)

Đồ thị 4.1 Quy mô của hoạt động bán hàng rong ở thị trấn Như Quỳnh giai đoạn 2007 – 2015

Qua đồ thị 4.1 chúng ta thấy rằng, qua mỗi giai đoạn hoạt động bán hàng rong đều có những xu hướng khác nhau. Trong khoảng từ năm 2007 đến năm 2015, toàn xã có 353 lượt người đi bán hàng rong trên địa bàn Hà Nội. Trong đó, năm 2009 có lượng người đi bán hàng rong là cao nhất, tăng 28 người so với năm 2007, tăng 30,51% so với năm 2008. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến năm 2011, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế cùng với những rào cản về chính sách, luật bán hàng rong của Việt Nam nên số lượng người đi bán hàng rong giảm đáng kể, từ năm 2009 đến năm 2010 giảm 32 người, tới năm 2011 chỉ có 18 người đi bán hàng rong. Không chỉ giảm về số lượng người đi bán hàng rong, mà còn có một số người khi đi làm đã gặp không ít khó khăn trong công việc buôn bán và trong gia đình mà họ đã phải từ bỏ việc bán hàng rong để về làm các công việc khác mà tạo ra thu nhập. Bắt đầu năm 2012 cho tới năm 2015, lượng người đi bán hàng rong ở thị trấn Như Quỳnh cũng tăng dần theo xu hướng chung, tuy nhiên tốc độ tăng vẫn chậm hơn so với giai đoạn năm 2007 – 2009. Nguyên nhân là do chi phí để đi bán hàng rong cao hơn, cùng với những rủi ro khi đi bán hàng rong trên Hà Nội, nên nhiều người vẫn còn e ngại khi quyết định tham gia vào hoạt động này. Mặc dù vậy, trong 3 năm trở lại đây, con số này có dấu hiệu phục hồi tuy tốc độ tăng vẫn còn khá chậm, nhưng chứng tỏ người lao động vẫn còn quan tâm và kì vọng lợi ích mà bán hàng rong mang lại cho họ và gia đình mình.

Người đi bán hàng rong hầu hết nằm trong độ tuổi lao động chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 31 – 35 tuổi, đối tượng này là lực lượng chủ yếu của công tác tham gia vào hoạt động bán hàng rong nói chung:

Bảng 4.1 Lực lượng lao động tham gia bán hàng rong ở thị trấn Như Quỳnh giai đoạn 2007 – 2015

Chỉ tiêu Số lượng ( LĐ) Cơ cấu (%)

1. Theo độ tuổi 18 – 25 7 1,98 26 – 30 37 10,48 31 – 35 183 51,84 >35 126 35,70 2. Theo trình độ học vấn Tiểu học 65 18,42 THCS 141 39,94 THPT 147 41,64 3. Theo giới tính Nam 34 9,63 Nữ 319 90,37

(Nguồn: UBND thị trấn Như Quỳnh, 2015)

Lao động đi bán hàng rong của thị trấn Như Quỳnh tập trung chủ yếu ở lứa tuổi 31 – 35 tuổi số lượng 183 và chiếm tỷ lệ 51,84% (Bảng 4.1). Đây là nhóm tuổi làm trong tốp trung, có sức khỏe, khả năng thích ứng môi trường làm việc và nắm bắt yêu cầu thị trường, nắm bắt được thị yếu người tiêu dùng tương đối nhanh vì họ có kinh nghiệm nhiều trong việc bán hàng rong qua các năm đúc rút ra được nhiều bài học để đời. Một phần lớn trong số đó là những lao động có độ tuổi >35 tuổi với 126 lao động chiếm 35,70%, trong khi đó, người bán hàng rong trong độ tuổi từ 18 – 25 tuổi là rất ít, chỉ chiếm 1,98% tổng sốngười bán hàng rong. Và từ 26- 30 cũng chỉ chiếm 10,48% trong tổng số người tham gia vào hoạt động bán hàng rong của thị trấn.

Về trình độ học vấn lao động đi bán hàng rong của thị trấn Như Quỳnh nhìn chung đều ở mức trung bình. Trình độ học vấn của người đi bán hàng rong ở mức phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất (41,64%), ở mức tiểu học chỉ chiếm 18,41%. Thường thì những người bán hàng rong chủ yếu chỉ học qua

THPT và không có học qua các trường lớp cao hơn bậc phổ thông hay đại học. Họ thường là những người có có tầng hiểu biết và dân trí thấp.Vì muốm kiếm thêm thu nhập họ mới bắt đầu tham gia vào hoạt động bán hàng rong để cải thiện mức sống , cải thiện mức sinh kế cho toàn trị trấn, đảm bảo giảm tỷ lệ hộ nghèo cho toàn thị trấn.

Xét về quy mô của hoạt động bán hàng rong theo giới tính của thị trấn Như Quỳnh trong giai đoạn 2007– 2015 thì chủ yếu là lao động nữ là lao động tham gia vào hoạt động bán hàng rong nhiều nhất.

Qua bảng 4.1 ta thấy, trong tổng số 353 lao động đi bán hàng rong thì có đến 34 lao động là nam giới chiếm 9,63%, còn lao động nữ giới cao hơn tới 319 người chiếm 90,37%. Như vậy, nữ giới có xu hướng đi bán hàng rong nhiều hơn nam giới. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiệm công việc phù hợp và vừa sức với nữ giới, cũng tạo cơ hội việc làm cho những người phụ nữ có vốn hiểu biết và trình độc học vấn thấp. Chính vì vậy mà ngoài việc lựa chọn công việc bán hàng rong ra họ không còn cơ hội lựa chọn những công việc nào khác với trình độ học vấn và với số vốn ít ỏi của mình được.

Đi làm công ty cũng là một giải pháp cho các hộ dân trong xã nhưng thường thấy thì dù cho mức lương có cao đến đâu người dân vẫn mất rất nhiều sức lao động. Bởi vì công việc thường rất nặng nhọc, vất vả, thời gian thì gò bó mình không thể tự ý nghỉ được.

Những công việc cho mức lương cao người lao động đều phải làm việc trong môi trường nặng nhọc, vất vả như nhà máy, xưởng sản xuất, công trường xây dựng, những công việc này phù hợp với nam giới nhiều hơn.

(Nguồn: UBND thị trấn Như Quỳnh,2015)

Đồ thị 4.2 Quy mô lao động bán hàng rong phân theo các thôn trong trong thị trấn Như Quỳnh giai đoạn 2007 - 2015

Đồ thị 4.2 cho thấy, Thôn Minh Khai có số lượng lao động đi bán hàng rong là thấp nhất, chỉ có 11 người. Lý do vì đây là thôn có nghề truyền thống thu mua và tái chế phế liệu nên hoạt động chủ yếu của các hộ ở đây là kinh doanh buôn bán tái chế phế liệu mang lại lợi nhuận thu nhập khá cao. Chính vì vậy mà số người tham gia vào hoạt động bán hàng rong là thấp nhất thị trấn chỉ chiếm 3,12% tổng số người đi bán hàng rong trong toàn thị trấn. Trong 4 thôn có số lượng người đi bán hàng rong lớn nhất là thôn Như Quỳnh, Ngô Xuyên, Ngọc Quỳnh và Hành Lạc với 307 người, chiếm 86,97% tổng số. Đây là những thôn có số nhân khẩu và lao động thiếu việc làm khá lớn, cùng với mong muốn thoát nghèo, làm giàu, người dân nắm bắt khá nhanh thời cơ tận tận dụng tìm việc làm. Vì giao thông thuận lợi mà việc kinh doanh buôn bán hàng rong lên Hà Nội cũng không có gì là khó khăn với người dân trong thị trấn. Cũng chính vì thế mà lượng người bán hàng rong trong 4 thôn này là khác cao, vượt trội nhất trong toàn thị trấn. Những lợi ích mà bán hàng rong

mang lại cho những người đi trước, đã kéo theo sự quan tâm của nhiều người khác. Từ đó có thêm nhiều người tham gia vào hoạt động bán hàng rong nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình mình.

Loại hàng hóa của người bán hàng rong cũng là một yếu tố quyết định đến thu nhập của người dân trong thị trấn. Người bán hàng rong phải biết mình lên kinh doanh mặt hàng nào cho phù hợp với địa điểm bán của mình, phù hợp với mức chi phí mình bỏ ra để thu mua loại hàng hóa đó và vừa túi tiền của mình, không những thế nó còn đem lại cho người bán rong mức thu nhập cao mà lại mất rất ít vốn.

Bảng 4.2 Loại hàng bán của người dân trong thị trấn Như Quỳnh

Loại hàng hóa Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Giò, chả, cơm nắm 135 38,24

Rau, hoa, quả 117 33,14

Quần áo, giày dép 28 7,93

Các mặt hàng khác 73 20,69

Tổng 353 100

(Nguồn: UBND thị trấn Như Quỳnh, 2015) Loại hàng mà người bán hàng rong ưu tiên nhất vẫn là giò, chả, cơm nắm, nó chiếm tỷ lệ cao nhất ( 38,24%) trong số các mặt hàng bán rong. Loại hàng này thường thì đầu tư không cần nhiều vốn và vận chuyển không quá cồng cồng, họ chỉ cần một cái làn cộng thêm đôi quang gánh là có thể đem mặt hàng đó đến tay người dùng,mà không mất nhiều công vận chuyển. Loại hàng rau, hoa, quả cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn vì nó phù hợp với người dân tại thành phố Hà Nội với yếu tố là người ta thích những đồ ăn tươi ngon, rau, củ quả sạch không chất bảo quản mà giá lại thấp, phù hợp với tâm lý của người mua. Chính vì những lý do đó mà người dân trong thị trấn thường kinh doanh các loại hàng hóa này.

Để đi bán hàng rong trên địa bàn Hà Nội thì việc tìm hiểu và lựa chọn điểm bán là vô cùng quan trọng. Chủ yếu người dân thường bán tại các khu chợ lớn, khu đông dân cư trường học, công sở…Nơi tập trung nhiều người thường bán tại các ngõ hẻm, con phố đông đúc tấp nập người qua lại.

Bảng 4.3 Địa điểm bán hàng mà người dân trong thị trấn Như Quỳnh hay lui tới bán

Khu vực Số lượng ( Người ) Tỷ lệ (%) Gần chợ 112 31,73 Quanh đường phố, ngõ hẻm 93 26,35 Gần cổng trường 54 15,30

Gần nơi công sở, bệnh viện 48 13,60

Gần khu trung cư, khu tập thể 46 13,02

Tổng 353 100

(Nguồn: UBND thị trấn Như Quỳnh, 2015)

Qua bảng ta có thể thấy tỷ lệ số dân tham gia vào hoạt động bán hàng rong tại các khu gần những chợ lớn là chiếm tỷ lệ cao nhất ( 31,73%), vì chợ là nơi trao đổi hàng hóa, là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán, đông đúc người tới mua hàng. Cũng chính vì thế mà người bán hàng rong thường tập trung bán tại chợ là nhiều nhất. Mặt hàng của họ thường là những thứ mà người dân thành phố đang cần tới, tìm kiếm. Hàng hóa mà người dân trong thị trấn đem lên Hà Nội bán thường là những mớ rau sạch, bánh, hoa quả của nhà hoặc từ những nguồn hàng đáng tin cậy vì cậy chất lượng thường được đảm bảo hơn là mua tại các cửa hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Không những thế giá cả lại phải chăng, vừa với túi tiền của người tiêu dùng.

Bán tại các khu vực đường phố, ngõ hẻm cũng chiếm tỷ lệ cao (26,35%) nó thuận lợi cho người tiêu dùng, người mua không cần đi xa mà cũng có thể mua được những thứ mình cần, không những thế lại toàn là những mặt hàng mang từ quê ra với giá thành rẻ mà lại đảm bảo là rõ nguồn gốc xuât xứ, cho người ta một sự tin tưởng và có thể họ sẽ là các khách hàng

quen thuộc sau này cho người bán hàng rong của thị trấn.

Các khu vực còn lại cũng chiếm tỷ lệ tương đối, giúp cho người bán hàng rong thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán,cũng là cầu nối để người tiêu dùng biết đến các sản phẩm, mặt hàng ngon,bổ, rẻ của người dân trong thị trấn.

Một phần của tài liệu Vai trò của hoạt động bán hàng rong trong chiến lược sinh kế của hộ ở thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (Trang 73)