Kết quả điều tra hộ có người đi bán hàng rong của thị trấn Như Quỳnh cho thấy, trong 60 hộ được điều tra, tổng số lao động đi bán hàng rong là 64 người trong đó, số lượng nữ là 59 người chiếm 92,19% tổng số, trong khi đó số lượng lao động bán hàng rong là nam chỉ có 5 người chiếm 7,81% tổng số. Hầu hết các lao động đi bán hàng rong có độ tuổi trung bình , tuổi bình quân chung là 38,23 tuổi. Tuy nhiên, ở mỗi nhóm điều tra đều có những điểm chung và sự khác biệt nhất định (Bảng 4.5).
Trong tổng số 64 người đi bán hàng rong, có 34 lao động bán hàng rong ở nhóm 1, ở nhóm 2 là 30 người. Có sự chênh lệch về số lượng lao động đi bán hàng rong là do trong tổng số 30 hộ nhóm 1, có 4 hộ gia đình có 2 người đi bán hàng rong, cùng số mẫu như vậy nhưng ở nhóm 2, mỗi hộ chỉ có 1 người đã từng tham gia vào hoạt động bán hàng rong (Bảng 4.5). Do đó, có thể thấy rằng, bên cạnh những lo lắng về rủi ro khi đi bán hàng rong, hoạt động bán hàng rong vẫn được kỳ vọng sẽ mang lại nguồn thu nhập cao cho người lao động, đặc biệt khi vấn đề việc làm đang ngày càng trở nên khó khăn
Bảng 4.5 Thực trạng về lao động bán hàng rong tại các hộ điều tra
Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Tổng SL (người) Cơ cấu (%) SL (người) Cơ cấu (%) SL (người) Cơ cấu (%) 1. Số người bán hàng rong 34 53,13 30 46,87 64 100
2.Giới tính của người bán hàng rong
Nam 2 5,88 3 10 5 7,81 Nữ 32 94,12 27 90 59 92,19 3. Trình độ học vấn Tiểu học 0 0 0 0 0 0 THCS 10 29,41 9 30 19 29,68 THPT 24 70,59 21 70 45 70,32 4. Trình độ chuyên môn Trung cấp 1 2,94 0 0 1 1,56 Cao đẳng 3 8,82 4 13,33 7 10,94 Đại học 1 2,94 0 0 1 1,56
Chưa qua đào tạo 29 85,30 26 86,67 55 85,94
(Nguồn: Số liệu điều tra,2015)
Trong lực lượng bán hàng rong phụ nữ chiếm 92,19%, có tới 85,94% số người không có trình độ chuyên môn, chưa qua đào tào.
Do trình độ học vấn không có, họ cũng không có lựa chọn nào khác ngoài công việc đòi hỏi không quá cao về trình độ lẫn vốn liếng, đó là bán hàng rong.
Độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, chuyên môn quyết định đến chất lượng nguồn lao động và thị trường lao động. Theo kết quả điều tra, căn cứ vào thời điểm đi bán hàng rong của các lao động, hầu hết tuổi của người lao động đi bán hàng rong nằm trong độ tuổi trung bình là 38 tuổi. Tuy nhiên, do phân loại chọn mẫu điều tra và thời gian thực hiện đề tài, tuổi bình quân của lao động bán hàng rong ở 2 nhóm có sự khác biệt rõ rệt. Nhóm 1 là nhóm lao động đang hoạt động bán hàng rong tại Hà Nội tuổi bình quân của nhóm này là 38,23tuổi; nhóm 2 là nhóm lao động đã từng tham gia vào hoạt động bán hàng rong tại Hà Nội tuổi bình quân của nhóm là 41,73 tuổi. Chính sự chênh lệch về tuổi bình quân này sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của hộ gia đình và tạo ra sự khác biệt cho 2 nhóm điều tra.
Từ Bảng 4.5 ta có thể thấy, số lượng lao động đi bán hàng rong, lao động nữ chiếm đa số, tất cả các lao động đều tốt nghiệp THCS hoặc THPT nhưng số lao động không có trình độ chuyên môn, chưa qua đào tạo chiếm tỷ
lệ khá cao (85,94% trong tổng số 55 lao động đi bán hàng rong). Tất cả các đặc điểm này đều diễn ra ở cả 2 nhóm hộ và phù hợp với xu hướng chung của toàn thị trấn và cả nước.
Bán hàng rong không đòi hỏi cao về chình độ chuyên môn và học vấn, cùng với đó bán hàng rong đem lại lợi nhuận tương đối cao với các hộ dân nghèo. Chỉ cần bỏ một khoản vốn ít ỏi ra để đầu tư cũng có thể đem lại hiệu quả cao cho người bán hàng rong, hầu như là ngày bán xấu nhất của các hộ cũng thu được đủ vốn và lãi được một khoản nhỏ. Vì vậy mà các hộ trong thị trấn lần lượt rủ nhau ra Hà Nội buôn bán để mong làm giàu, để cải thiện được cuộc sống khổ cực của chính bản thân và gia đình mình.
Bảng 4.6 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra trên địa bàn thị trấn Như Quỳnh
Chỉ tiêu ĐVT Nhóm 1 Nhóm 2
Chỉ tiêu bình quân
-Số nhân khẩu/ hộ Khẩu 4,57 3,97
-Số LĐ/ hộ LĐ/hộ 3,03 2,63
-Số LĐ bán hàng rong/ hộ LĐ/hộ 1,13 1
-Số nhân khẩu/ LĐ Khẩu/LĐ 1,51 1,51
(Nguồn: Số liệu điều tra,2015)
Qua bảng 4.6 ta có thể thấy rằng các nhóm hộ khác nhau có số lao động là khác nhau và việc lao động tham gia vào hoạt động bán hàng rong của các nhóm hộ khác nhau là cũng khác nhau. Ở nhóm 1 việc sử dụng lao động bán hàng rong là nhiều nhất, trung bình 1 hộ thuộc nhóm này sử dụng 1,13 lao động, trong khi đó nhóm 2 chỉ sử dụng hết 1 lao động. Như vậy, việc tham gia vào hoạt động bán hàng rong đã quyết định đến số lao động tham gia bán hàng rong của hộ trong thị trấn.
Trong cả 2 nhóm hộ điều tra ta có thể thấy rằng các loại mặt hàng, địa điểm bán, thời gian bán... hầu như là giống nhau.Qua các số liệu điều tra được tại các hộ trên địa bàn thị trấn Như Quỳnh được thể hiện qua các bảng sau:
Bảng 4.7 Chủng loại hàng hóa của người bán hàng rong
Loại hàng hóa Số người lựa chọn (Người)
Tỷ lệ (%)
Giò, chả, cơm nắm 31 48,44
Rau, hoa, quả 19 29,69
Quần áo, giày dép 3 4,69
Các mặt hàng khác 11 17,19
Tổng 64 100
(Nguồn: Số liệu điều tra,2015)
Ở khía cạnh này thì chúng ta có thể thấy được buôn bán hàng rong rất đa dạng, không chỉ có một mặt hàng buôn bán nhất định mà có nhiều loại hình khác nhau để đáp ứng những nhu cầu cần thiết của mỗi con người. Dựa vào bảng 4.7 ta cũng có thể nhận thấy được hiện trạng và loại mặt hàng buôn bán chủ yếu là giò, chả, cơm nắm chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Chiếm tới 48,44% trong bốn loại dịch vụ đó ( rau, hoa, quả chiếm 29,69%; quần áo, giày dép chiếm 4,69%, các mặt hàng khác chiếm 17,19% và số lượng người buôn bán về dịch vụ ăn uống đông đảo. Qua số liệu điều tra thu được thì số hộ trong thị trấn tham gia vào hoạt động bán hàng rong chủ yếu là kinh doanh mặt hàng ăn uống. Chứng tỏ ở Hà Nội người dân có nhu cầu lớn về mặt hàng ăn uống nhanh như thế này, tiện lợi cho những người có ít thời gian để làm công việc nội trợ này. Nhưng cũng chính vì thế mà tình trạng ô nhiễm, mất cảnh quan đô thị diễn ra ngày càng nhiều ở trên những vỉa hè như vậy, tình trạng vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định đã có ảnh hưởng lớn đến mỹ quan của thành phố.
Theo thông tin trong các hộ điều tra cho thấy lượng người tham gia vào hoạt động bán hàng rong lên Hà Nội ngày càng tăng, các mặt hàng buôn bán chủ yếu là về thực phẩm, ăn uống được như giò chả, cơm nắm, các loại xôi, rau, củ quả được sản xuất từ các nhà bán buôn, bán lẻ trong thị trấn. Qua tìm hiểu thì thấy được thời gian buôn bán hàng rong của các hộ cũng được
tính và thể hiện qua các năm đúc rút kinh nghiệm từ hoạt động bán hàng rong trong thị trấn.
Về thời gian buôn bán của người bán hàng rong lên Hà Nội ở thị trấn Như Quỳnh
Bảng 4.8 Thâm niên bán hàng rong của người lao động
Thâm niên bán hàng rong (Năm) Số người lựa chọn (Người) Tỷ lệ (%) Dưới 1 năm 7 10,94 Từ 1 – 3 năm 13 20,31 Từ 3 – 5 năm 15 23,44 Trên 5 năm 29 45,31 Tổng 64 100
(Nguồn: Số liệu điều tra,2015)
Theo kết quả điều tra, nghiên cứu nhận thấy rằng: Những người buôn bán hàng rong lên Hà Nội và sống tại thị trấn Như Quỳnh đã có một khoảng thời gian buôn bán ở đấy là tương đối dài, với nhiều lứa tuổi khác nhau. Bán hàng rong lên Hà Nội là một thực trạng khá phổ biến hiện nay tại thị trấn. Bởi vì ở thị trấn Như Quỳnh mà muốn kiếm được một công việc với mức thu nhập ổn định không phải là điều dễ dàng, chính nguyên nhân đó cũng đủ làm cho số lượng người đổ ra thành phố ngày một đông. Nhưng với trình độ hạn chế thì kiếm việc cũng khó và buộc họ phải đi bán hàng rong để nuôi sống bản thân rồi nuôi cả gia đình.
Dựa vào bảng 4.8 ta có thể thấy những người có thời gian buôn bán từ 1 – 3 năm và từ 3 đến 5 năm có tỷ lệ tương đương nhau. Từ 1 – 3 năm chiếm 20.31% còn từ 3 đến 5 năm chiếm tỷ lệ 23,44%, có sự chênh lệch về số lượng người lao động trong 2 khoảng này là số ít. Nhưng số lượng người buôn bán trên 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (45,31%). Điều này cũng chứng tỏ rằng hoạt động buôn bán hàng rong lên Hà Nội trên địa bàn thị trấn đã có từ rất lâu rồi và số lượng người buôn bán hàng rong cũng khá đông.
Về thời gian bán hàng trong một ngày của các hộ điều tra Bảng 4.9 Thời gian bán hàng rong một ngày của các hộ
Thời gian dành cho việc buôn bán (1 ngày) Số người lựa chọn (Người) Tỷ lệ (%) Dưới 8 tiếng 9 14,06 Từ 8 – 10 tiếng 31 48,44 Từ 10 – 12 tiếng 17 26,56 Trên 12 tiếng 7 10,94 Tổng 64 100
(Nguồn: Số liệu điều tra,2015)
Theo kết quả điều tra thì thời gian buôn bán của những người bán hàng rong thì dưới 8h là 14,06%, từ 8 – 10h là 48,44%, từ 10 – 12 là 26,56% và trên 12h là 10,94%. Có thể giải thích sự chênh lệch này dựa vào mặt hàng mà những người đó buôn bán. Hàng rong thì có những loại hàng hóa chỉ bán một phần nhỏ thời gian ban ngày và đến chập tối lại tiếp tục bán, những mặt hàng như thế thì bán dưới 8h. Còn những loại hàng hóa khác thì có thời gian bán lâu hơn. Chính vì thế mà thời gian buôn bán của mỗi người khác nhau cũng là tùy thuộc vào loại mặt hàng mà người đó bán. Phụ thuộc vào khoảng thời gian tiêu thụ được, phụ thuộc vào thời điểm người mua nhiều, mua ít trong khoảng thời gian đó.
Một số hộ có người bán hàng rong trong thị trấn thường thì ngoài việc buôn bán hàng rong thời gian rảnh rỗi họ có thể kinh doanh thêm các mặt hàng khác tại nhà hoặc làm thêm, tăng gia sản xuất lúa, hoa màu…Vừa kiếm thêm thu nhập từ việc buôn bán, vừa kiếm thêm thu nhập trên những mảnh đất chuyên trồng trọt của mình, tạo thêm thu nhập chi tiêu cho gia đình.
Về địa điểm buôn bán
Đồ thị 4.3 Địa điểm buôn bán của người bán hàng rong
Để có thể nhanh chóng bán được hàng thì những người bán rong không thể đứng ở những nơi không có người đi lại, mà là những nơi tấp nập, người đi lại thường xuyên, hoặc là trước các cổng trường học, cổng bệnh viện, hay ở lòng lề đường, ngõ hẻm khu vực đông dân cư. Và theo kết quả điều tra và dựa vào đồ thị thì ta có thể thấy rằng những người bán rong chủ yếu là bán ở những nơi gần trung tâm chợ, quanh đường phố, ngõ hẻm nơi mà có nhiều người đi lại nhất, lại tiện lợi cho người bán và người mua. Những người buôn bán ở quanh gần trung tâm chợ chiếm tỷ lệ 31,25%, cao hơn hẳn so với nhũng địa điểm khác và bán ở quanh đường phố, ngõ hẻm cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao 20,31%. Người bán rong không chỉ bán một địa điểm cố định mà là bán ở khắp mọi nơi, đó là những người thuộc nhóm kinh doanh lưu động, không có địa điểm cố định, thường là sử dụng những đôi quang gánh hay những chiếc nàn, xảo để đựng hàng. Vật dụng mà những người phụ nữ bán hàng rong dùng để vận chuyển hàng băng qua các con phố hay những nơi muốn đến đều bằng những đôi quang gánh hoặc là những chiếc xe đẩy để tiện cho việc buôn bán di chuyển của mình. Cũng chính vì địa điểm buôn bán
không cố định này mà trong 64 người bán hàng rong của thị trấn đều nằm trong nhóm kinh doanh lưu động vì họ không có một địa điểm cố định để bán nên họ đành phải đi bán như vậy. Hơn nữa chính vì vậy mà họ thường bị công an trật tự bắt phạt vì hay vi phạm.
Từ đây ta có thể thấy rằng địa điểm bán cũng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến lượng hàng bán được của người bán hàng rong và người bán hàng rong chọn được điểm bán thích hợp thì có thể vừa đáp ứng được nhu cầu của người mua,vừa tạo thêm được thu nhập cho chính bản thân của mình và gia đình.
Bảng 4.10 Mô hình di chuyểncủa người bán rong
Mô hình di chuyển Số người lựa chọn (Người)
Tỷ lệ (%)
Sáng đi, tối về 28 43,75
Sáng đi, trưa về 21 32,81
Trưa đi, tối về 12 18,75
Ở trọ Hà Nội 3 4,69
Tổng 64 100
(Nguồn: Số liệu điều tra,2015)
Bán hàng rong giờ là một nghề kiếm sống của các hộ dân trong thị trấn hiện nay. Người bán hàng rong cần có một khoảng thời gian buôn bán, di chuyển nhất định, phụ thuộc vào các loại hàng bán và địa điểm buôn bán làm sao cho hợp lý, để tiết kiệm khoảng thời gian sao cho không bị lãng phí và vừa bán được hết hàng. Chính vì vậy mà người đi bán hàng rong lên Hà Nội trong thị trấn đã phải chia ra làm nhiều tốp bán, với khoảng thời gian phù hợp cho tất cả những người bán rong. Trong đó thời gian người bán hàng rong chọn để di chuyển nhiều nhất là sáng đi, tối về chiếm khoảng 43,75% số hộ lựa chọn. Cùng với đó lượng người bán hàng rong di chuyển vào thành phố Hà Nội cũng tương đối cao trong thị trấn là sáng đi, trưa về chiếm tới 32,81% số hộ chọn lựa. Còn lại chiếm tỷ lệ thấp là trưa đi, tối về chiếm khoảng 18,75% và ở trọ cũng chỉ chiếm khoảng 4,69%. Người dân ở trọ tại Hà Nội tương đối là ít vì một phần là nơi họ ở là thị trấn Như Quỳnh tiếp giáp với Hà
Nội, từ đây cách chỗ bán là không hề xa và đường đi rất thuận lợi. Hơn thế nữa là hiện nay thị trấn đã có tuyến bus 40 để phục vụ cho việc đi lại thuận tiện và dễ dàng hơn không chỉ cho những người bán hàng rong mà ngay cả người dân trong thị trấn cũng thuận tiện đi lại hơn so với trước rất nhiều. Tùy thuộc vào khối lượng hàng hóa, mặt hàng buôn bán, thời gian, địa điểm bán mà người bán hàng rong chọn mô hình di chuyển cho phù hợp với mình để tạo ra mức thu nhập tối đa một ngày cho hộ.
Phương tiện di chuyển của hộ
Bảng 4.11 Phương tiện di chuyển của người bán hàng rong
Phương tiện di chuyển Số người lựa chọn (Người) Tỷ lệ (%) Ô tô chuyên trở hàng 7 10,94 Xe máy 31 48,44 Xe bus 23 35,94 Xe đạp 3 4,69 Tổng 64 100
(Nguồn: Số liệu điều tra,2015)
Qua bảng 4.11 ta có thể thấy rằng lượng người bán rong di chuyển, mang hàng lên Hà Nội bán thông thường thì họ vận chuyển bằng xe máy, số lượng này chiếm tỷ lệ khá cao lên tới 48,44% số người lựa chọn. Cũng chính nhờ vào chiếc xe máy của mình mà họ có thể vận chuyển được lượng hàng cần thiết cho một ngày bán tại Hà Nội, đem lại hiệu quả cao trong quá trình buôn bán hàng rong. Vốn dĩ địa bàn thị trấn rất thuận lợi có tuyến xe bus 40 lên người dân đã tận dụng cơ hội đó, chọn lựa phương tiện di chuyển đi bán hàng rong của mình bằng xe bus làm phương tiện chính nó chiếm khoảng 35,94% số người lựa chọn.
Chính nhờ những phương tiện di chuyển này mà người dân trong thị trấn an tâm hơn về phương tiện vận chuyển, nó là người bạn đồng hàng trên chặng đường của những người buôn bán hàng rong thị trấn. Không những thế nó cũng là một trong những cách di chuyển đi lại của người dân lên Hà Nội
mà còn không hề tốn kém, tiết kiệm thêm chi phí đi lại cho người dân, thuận tiện cho con đường buôn bán cho người dân trong hộ.
Lý do chọn hoạt động trong lĩnh vực bán hàng rong Bảng 4.12 Lý do chọn hoạt động trong lĩnh vực bán hàng rong
Lý do chọn hoạt động trong lĩnh vực này