Đã từ lâu vấn đề di dân được nhiều khoa học nghiên cứu. Nó được mô tả như một phần không thể thiếu của quá trình nghiên cứu. Herry Reempen (1996) đã cho rằng: Di dân nông thôn đến thành thị là nguồn nhân lực chủ yếu cung cấp cho khu vực kinh tế chính thức. Ronald Skedon (1997) nhận định rằng: Di dân nông thôn thành thị là yếu tố thực sự có thể giúp giảm tỉ lệ nghèo đói ở nông thôn. Đặc biệt gần dây ông cho rằng: Xu hướng di dân Châu Á- Thái Bình Dương là sự gia tăng dân số ở tất cả loại hình chủ yếu (bao gồm di dân trong nước và di dân quốc tế), ông cho rằng nguyên nhân đằng sau xu thế
này là quá trình toàn cầu hóa. Lim Oishi Nana (1996) chỉ ra răng di dân quốc tế đang có xu hướng phụ nữ hóa, đặc biệt là ở các nước Châu á. Hơn thế nữa phụ nữ đang phải đối mặt với luật lệ và các cản trở xã hội, phân biệt giới và bóc lột ở cả những nước tiếp nhận và gửi đi. Ph.ăng ghen, trong tác phẩm “Chống Đuy-ring” (1877-1878) đã đề cập đến việc những người lao động nông thôn đi tìm việc làm thêm để kiếm sống. Ông đã phân tích tiến trình phát triển của hiện tượng này trong xã hội tiền tư bản và tư bản. Việc bán hàng rong trên các đường phố, khu du lịch hiện là mối quan tâm của đông đảo dư luận. Tại Hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình”, PGS.TS. Trần Thị Minh Đức & ThS. Bùi Thị Hồng Thái có tham luận “Vấn đề người bán hàng rong trên các đường phố Hà Nội” (Trần Thị Minh Đức, Nguyễn Thúy Lành,2002).
Khi đề câp p đến vấn đề“Đi làm ăn xa – phương thức tăng thu nhập gia đình” , Nguyễn Thị Diễm và Nguyễn Thị Minh Châu đã tìm hiểu về tác động của di cư đến kinh tế hộ gia đình theo hai hướng chính đó là : những đặc trưng chủ yếu của những người đi làm ăn xa như: tuổi, giới tính, học vấn, tình trạng hôn nhân, tình trạng gia đình và mức độ tác động đến kinh tế hộ gia đình từ việc đi làm ăn xa.
Một nghiên cứu gần đây của Lê Văn Thành “Dân nhập cư với vấn đề phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả khẳng định thực tế ở thành phố HCM có hai thách thức nổi bật là quy mô dân số quá lớn, ngày càng tăng nhanh và dân nhập cư tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây làm nảy sinh rất nhiều vấn đề đối với sự phát triển của thành phố. Với một lượng dân nhập cư có trình độ thấp, nguy cơ thất nghiệp cao cũng như dễ nảy sinh các tệ nạn cho thành phố ở hiện tại cũng như trong tương lai. Chính vì thế mà Nhà nước cần có những bài toán quản lý phù hợp đối với dân nhập cư ở các đô thị nói chung.