Thay đổi mức sống

Một phần của tài liệu Vai trò của hoạt động bán hàng rong trong chiến lược sinh kế của hộ ở thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (Trang 99)

4.2.2.1 Nhà ở

Kiên cố hóa nhà cửa và những tiện nghi, đồ dùng gia đình là một trong những tiêu chí để đo lường mức sống của người dân, mặc dù tiêu chí này không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực trạng về mức sống. Sau khi có người đi bán hàng rong, tỷ lệ các hộ đầu tư nâng cấp, xây mới nhà cửa tăng lên đáng kể so với khi chưa có người đi bán hàng rong. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong mục đích sử dụng tiền do hoạt động bán hàng rongđem lại cho

hộ gia đình, do đó chất lượng nhà ở của các hộ trước và sau khi có người đi bán hàng rong có sự thay đổi lớn.

Bảng 4.17 Sự thay đổi về chất lượng nhà ở của các hộ điều tra trước và sau khi có người đi bán hàng rong của các hộ

Loại nhà Trước khi đi bán hàng rong Sau khi đi bán hàng rong

Số hộ CC (%) Số hộ CC (%) Mái ngói 14 23,33 1 1,67 1 tầng 42 70 35 58,33 2 tầng 4 6,67 21 35 Từ 3 tầng trở lên 0 0 3 5 Tổng 60 100 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra,2015)

Số liệu điều tra hộ thể hiện trong bảng 4.17 cho thấy, số hộ gia đình có nhà mái ngói đã giảm hẳn sau khi có người đi bán hàng rong, từ 14 căn giảm xuống chỉ còn 1 căn. Tỷ lệ số nhà kiên cố từ 76,67% tăng lên 98,53%. Như vậy, có thể thấy rằng, nguồn vốn vật chất là nhà cửa đã được các hộ cải thiện đáng kể sau khi có nguồn tiền do lao động đi bán hàng rong kiếm được và từ các khoản tích góp của hộ.

Thực tế, các khoản đầu tư xây sửa nhà cửa và mua sắm đồ dùng sinh hoạt không cải thiện nhiều cho thu nhập và sinh kế của hộ trong tương lai. Tuy nhiên, một sự thật đáng nói là hầu hết các hộ đều giành một lượng tiền lớn cho khoản mục này. Qua tìm hiểu từ những người dân cũng sinh sống với các hộ trong địa bàn nghiên cứu tôi được biết, tâm lý ganh đua nhau giữa các hộ dân khiến điều này xảy ra, họ cảm thấy không thật sự thoải mái khi ngôi nhà của mình không khang trang, bề thế và kém tiện nghi so với những hộ khác, trong khi mình có trong tay khoản tiền không hề nhỏ. Trước mắt cuộc sống của họ có vẻ nâng cao khi sống trong ngôi nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi, cộng với đó là khoản tiền còn lại để duy trì cuộc sống.

Đồng thời, điều đó cũng làm cho bộ mặt nông thôn “thay da đổi thịt” rõ rệt. Những phải nói rằng, quá trình này khiến cho cuộc sống các hộ có thêm vẻ bộ hào nhoáng, những khó khăn được che lấp kín hơn, nhất là những bế tắc, những mặt xấu do bán hàng rong gây ra trong câu chuyện về sinh kế.

4.2.2.2 Phương tiện vật chất

Các đồ dùng sinh hoạt và phương tiện đi lại, liên lạc là những khoản đứng đầu danh mục chi tiêu mua sắm của các hộ gia đình. Sau khi có nguồn tiền từ bán hàng rong, rất nhiều hộ đầu tư mua sắm những đồ dùng sinh hoạt tiện nghi, hiên đại như xe máy, tivi, điện thoại, tủ lạnh... Số hộ có xe máy tăng từ 40 đến 57 hộ, 100% hộ có tivi và điện thoại. Đặc biệt, các đồ dùng bếp ga, tủ lạnh, máy giặt được các hộ trang bị nhiều hơn so với khi chưa có người đi bán hàng rong. Theo bảng 4.18, tài sản trong gia đình của cả 2 nhóm hộ điều tra đều có sự thay đổi đáng kể. Đặc biệt, sự thay đổi này diễn ra rõ nét ở các hộ nhóm 2, hầu hết các hộ thuộc nhóm này đã có xe máy, bếp ga, điện thoại, ti vi. Các hộ thuộc nhóm 1 có sự thay đổi chậm hơn nhóm 2 nhưng có thể lý giải bởi, do các hộ thuộc nhóm 1 đang có người đi lao động bán hàng rong, các điều kiện về nguồn vốn, cách thức hoạt động tạo thu nhập đều thấp hơn các hộ nhóm 2.

Bảng 4.18 Tài sản trong gia đình của các hộ được điều tra

Tài sản

Trước khi đi bán hàng rong Sau khi đi bán hàng rong

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 Nhóm 2 Số hộ (Hộ) CC (%) Số hộ (Hộ) CC (%) Số hộ (Hộ) CC (%) Số hộ (Hộ) CC (%) Xe máy 17 56,67 20 66.67 27 90 30 100 Bếp ga 10 33,33 6 20 25 83,33 29 96,67 Ti vi 26 86,67 27 90 30 100 30 100 Tủ lạnh 1 3,33 2 6,67 10 33,33 15 50 Điện thoại 16 53,33 11 36,67 30 100 30 100 Máy giặt 0 0 0 0 3 10 4 13,33

Sự thay đổi về tài sản gia đình giữa 2 nhóm hộ là khác nhau, nhưng nhìn chung, việc đầu tư vào các tài sản này đều nhằm mục đích phục vụ nhu cầu và phụ thuộc vào khả năng tài chính của mỗi hộ gia đình. Nguyên nhân của hiện tượng này được giải thích do trước đây, khi chưa có lao động bán hàng rong, hoạt động tạo thu nhập chủ yếu của các hộ là làm nông nghiệp và đi làm thuê, thu nhập của các hộ khá thấp và thời gian bị gò bó, sau khi chi tiêu cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, họ không đủ tiền để có thể mua sắm những vật dụng này và khả năng để duy trì hoạt động của chúng. Sau khi có người đi bán hàng rong, nhận được khoản tiền tích góp được nhờ vào bán hàng rong họ nghĩ ngay đến việc nâng cấp mức sống của mình bằng việc trang bị các thiết bị tiện nghi, điều này một phần cũng do tâm lý ganh đua của các hộ như đã phân tích ở trên. Và đúng những đồ dùng này đã mang đến cho họ một chất lượng cuộc sống cao hơn nhưng điều này chỉ xảy ra trong ngắn hạn. Việc trang bị cho những đồ dùng này đồng nghĩa với việc hóa đơn tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoai, chi phí xăng xe sẽ tăng theo tỷ lệ thuận với sự tiện nghi mà họ đang hưởng. Tuy rằng thu nhập hàng tháng của họ đã được cải thiện nhưng, tính chất các công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh cộng với việc hoàn toàn không có định hướng đầu tư cho tương lai, thì việc mua sắm những đồ dùng này đồng nghĩa với việc họ đã làm giảm đi sự dồi dào của nguồn vốn tài chính, đánh mất cơ hội cho những cách đầu tư khác có thể tạo ra một sinh kế bền vững trong tương lai của hộ.

Về cơ bản, các nguồn vốn vật chất của hộ được cải thiện đáng kể khi có người đi bán hàng rong, các hộ thuộc nhóm 2 có điều kiện thay đổi chất lượng các tiện nghi tốt hơn nhóm hộ 1. Tuy nhiên, ở cả 2 nhóm hầu hết sự cải thiện này chỉ xuất hiện ở nhóm tài sản sinh hoạt mà ít thấy ở nhóm tài sản phục vụ mục đích sản xuất.

4.2.2.3 Chi tiêu cho sinh hoạt Bảng 4.19 Mức chi cho gia đình của người bán hàng rong

Mức chi tiêu ( triệu đồng/tháng ) Số hộ lựa chọn (Hộ) Tỷ lệ (%) Dưới 2 3 4,69 Từ 2 – 2,5 18 28,13 Từ 2,5 – 3 31 48,44 Trên 3 12 18,75 Tổng 64 100

(Nguồn: Số liệu điều tra,2015)

Dựa vào số tiền trên ta thấy số tiền cao nhất mà một người đi bán hàng rong trên Hà Nội kiếm được ( ngoài những chi tiêu cho bản thân) là trên 3 triệu đồng, tuy nhiên con số này chiếm tỷ lệ ít chỉ có 18,75%. Còn phần lớn tiền họ thu nhập được sử dụng trong chi tiêu cho gia đình trung bình một tháng là từ 2,5 – 3 triệu đồng, tỷ lệ này chiếm đến 48,44% đây là một khoản tiền còn khiêm tốn đối với mức chi tiêu như hiện nay. Nhưng đó lại là một thực tế công việc bán hàng rong, tuy vất vả nhưng lại chẳng lời lãi được bao nhiêu. Qua đây ta có thể thấy người bán hàng rong đã phải chắt bóp từng đồng để tiết kiệm chi tiêu cho các khoản trong gia đình mình, họ có ý thức trách nhiệm rất cao đối với gia đình và con cái của mình.

Bảng 4.20 Đánh giá của các hộ điều tra về sự thay đổi của hộ

Chỉ tiêu SLNhóm 1CC (%) SLNhóm 2CC (%) SLBQ chungCC (%)

Chi tiêu sinh hoạt 30 30 60

Tăng 23 76,67 25 83,33 48 80

Không thay đổi 7 23,33 3 10 10 16,67

Giảm đi 0 0 2 6,67 2 3,33

(Nguồn: Số liệu điều tra,2015)

Mức tăng thu nhập của người dân sẽ không mạng lại ý nghĩa nếu như chi phí sinh hoạt tăng nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập. Có 80% hộ trả lời rằng chi phí sinh hoạt đang ngày càng đắt đỏ với mức giá tăng nhanh hơn thu nhập mà họ kiếm được. Bên cạnh chi phí cho lương thực, thực phẩm tăng cao, việc các hộ sau khi có tiền từ hoạt động bán hàng rong thu được chỉ tập trung mua

sắm các phương tiện, tiện nghi đã làm cho chi phí để duy trì các hoạt động này tăng cao hơn trước đây, điều này tạo nên sực ép tăng chi phí sinh hoạt của người dân giữa bối cảnh họ chưa có một kế sinh nhai ổn định.

Bảng 4.21 Đánh giá về cơ cấu chi cho gia đình của người bán hàng rong Việc được chi

Nhóm 1 Nhóm 2 BQ chung SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%)

Ăn uống cho gia đình 30 100 30 100 60 100

Tiền học cho con 26 86,67 28 93,33 54 90

Nuôi dưỡng cha mẹ 14 46,67 17 56,67 31 51,67

Đồng áng chăn nuôi 13 43,33 10 33,33 23 38,33 Mua sắm đồ đạc, đất đai 19 63,33 14 46,67 33 55 Sửa sang, nâng cấp nhà cửa 17 56,67 21 70 38 63,33

Trả nợ 30 100 27 90 57 95

Gửi ngân hàng 11 36,67 13 43,33 24 40

Làm vốn bán hàng 21 70 12 40 33 55

(Nguồn: Số liệu điều tra,2015)

Nhìn vào bảng trên ta thấy số tiền mà họ kiếm được phần lớn được chi vào ăn uống( 100%), trả nợ (95%) và tiền học cho con ( 90%) còn lại là nuôi dưỡng cha mẹ,sửa sang, nâng cấp nhà cửa và mua sắm đồ đạc... Qua bảng cơ cấu chi tiêu này còn cho ta thấy một điều rằng những người bán hàng rong họ biết rất rõ tiền mình kiếm về phục vụ cho những mục đích gì, họ có trách nhiệm trong việc quản lý, chi tiêu chứ không phải sử dụng tiền một cách bừa bãi. Đặc biệt tiền của những người bán hàng rong kiếm về được dùng vào một mục đích hết sức quan trọng đó là chi tiền học cho các con. Dù đi buôn bán hàng rong đầu tắt, mặt tối nhưng họ vẫn không hề thiếu đi sự quan tâm lo lắng cho con của mình.

Để tham gia vào hoạt động bán hàng rong thì đa phần là nguồn vốn tự có của các hộ. Vì trên thực tế thì số tiền bỏ ra đầu tư cho việc buôn bán hàng rong là tương đối nhỏ. Khoản chi cho việc mua bán các đồ ăn sẵn như giò, chả, cơm nắm, bánh giò, bánh mì…chi phí tối thiểu để mua hàng một ngày trung bình chỉ với 1.000.000đ là có thể mua được. Lượng lãi thu về cho một người bán hàng rong một ngày rơi vào khoảng 150 – 300ngàn đồng/ ngày. Chính vì lượng vốn đầu tư ít mà thu được lợi nhuận cao mà người dân thị trấn

thay nhau, tiếp bước, lối tiếp nhau lên Hà Nội để kiếm sống bằng nghề bán hàng rong.

Bảng 4.22 Xếp loại đánh giá mức sống của các hộ bán hàng rong

Mức sống của hộ Số hộ (Hộ) Tỷ lệ (%) Hộ đạt loại giàu 6 10,00 Hộ đạt loại khá 11 18,33 Hộ đạt loại trung bình 39 65,00 Hộ đạt loại nghèo 4 6,67 Tổng 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra,2015)

Mức sống của người dân trong thị trấn Như Quỳnh đã được cải thiện những năm gần đây, tỷ lệ người nghèo giảm, hộ khá – giàu tăng. Theo kết quả điều tra cho thấy, trong tổng số 60 hộ có 18,33% hộ đạt loại khá, 65% hộ thuộc loại trung bình và chỉ có 6,67% hộ thuộc loại nghèo. Hộ thuộc loại trung bình vẫn chiếm tỷ lệ nhiều nhất, tuy cuộc sống có được cải thiện nhưng chỉ cải thiện chút ít, số hộ khá – giàu vẫn ít và vẫn còn hộ nghèo. Nhờ có hoạt động bán hàng rong mà đã giúp được người dân trong thị trấn thay đổi được mức sống của mình.

Một phần của tài liệu Vai trò của hoạt động bán hàng rong trong chiến lược sinh kế của hộ ở thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w