3.2.3.1 Thu thập thông tin, tài liệu có sẵn (tài liệu thứ cấp)
Các vấn đề liên quan đến hoạt động bán hàng rong, các khái niệm về sinh kế, sinh kế bền vững và khung sinh kế bền vững và cả khái niệm về buôn bán hàng rong, những khái niệm xoay quanh vấn đề bán hàng rong được tìm hiểu qua sách, báo, tạp chí, đề tài khoa học của thư viện trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, một số thông tin được thu thập trên mạng internet. Ngoài ra, nghiên cứu còn tham khảo các báo cáo kinh tế - xã hội của thị trấn năm 2012 đến năm 2014.
3.2.3.2 Thu thập thông tin, số liệu mới (tài liệu sơ cấp)
Thông tin sơ cấp được thu thập qua việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân là chủ yếu, một số cán bộ xã. Việc phỏng vấn trực tiếp người nông dân nhằm thu thập những thông tin cơ bản, các thông tin về hoạt động buôn bán hàng rong của các hộ như: việc làm, thu nhập, chất lượng cuộc sống, bình đẳng về giới...khoảng cách từ những mặt hàng bán rong đến người bán rong và khoảng cách của người bán hàng rong đến tay người tiêu dùng sử dụng, những thuận lợi, khó khăn và mong muốn của những người bán hàng rong để có thể cải thiện chiến lược sinh kế của hộ dân trên địa bàn thị trấn Như Quỳnh.
3.2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý thông tin thứ cấp: tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục
vụ đề tài nghiên cứu.
- Xử lý thông tin sơ cấp: thông tin định tính (tổng hợp, phân loại và so
sánh).Thông tin định lượng (xử lý các số liệu điều tra bằng phần mềm Excel)
• Bước 1: Kiểm tra và làm sạch phiếu: Bảng hỏi sau khi được tiến hành phỏng
vấn cần kiểm tra để phát hiện sai sót, bổ sung và sửa chữa các thông tin chưa chính xác.
• Bước 2: Mã hóa thông tin và nhập số liệu: Các thông tin thu được hầu hết là các thông tin định tính, do đó cần được mã hóa thành các con số để thuận tiện cho việc nhập và xử lý thông tin.
• Bước 3: Xử lý số liệu: Tiến hành xử lý số liệu trên Công cụ Excel trong bộ MicroSoft Office.
3.2.3.4 Phương pháp phân tích
+ Phương pháp thống kê mô tả :Phương pháp này dùng để phân tích tình hình kinh tế xã hội, thực trạng hộ dân khi tham gia vào hoạt động bán
hàng rong của hộ dân trong xã, những thuận lợi,khó khăn, thách thức mà người dân gặp phải.
+ Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh các hiện tượng với nhau trong cùng một thời điểm hoặc so sánh chính hiện tượng đó ở các thời điểm khác nhau qua đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới hoạtđộng bán hàng rong của các hộ dân.
+Phương pháp nghiên cứu định tính: Thông qua các hoạt động thực tiễn và các số liệu quá khứ để nêu lên những đánh giá, nhận định cho vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu, số liệu
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, trên cơ sở đó tổng kết số liệu và kết quả thu được để đưa ra nhận xét và đánh giá chung.
3.2.3.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiện trạng các nguồn lực sinh kế của hộ dân:
+ Chỉ tiêu phản ánh nguồn nhân lực: Số lượng lao động của hộ, thời gian tham gia vào quá trình lao động của người lao độg trong hộ, tỉ lệ nam nữ/ tổng số hộ điều tra, cơ cấu tuổi, trình độ học vấn, chuyên môn, tri thức và kinh nghiệm về buôn bán hàng rong, sức khỏe.
+ Chỉ tiêu phản ánh nguồn lực tự nhiên: tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp, tổng diện tích đất phi nông nghiệp, tổng diện tích đất chưa sử dụng, diện tích đất canh tác của hộ
+ Chỉ tiêu phản ánh nguồn lực xã hội: Cơ cấu tham gia các hoạt động xã hội của người dân, cơ cấu tham gia các hoạt động tổ chức, cơ cấu được nhân hỗ trợ.
+ Chỉ tiêu phản ánh nguồn lực tài chính: thu nhập mỗi tháng, nguồn vốn thừa kế, lượng vay bình quân/người
sản nhỏ nhất, bình quân giá trị tài sản…
+ Chỉ tiêu phản ánh nguồn lực con người: tỉ lệ nam nữ/ tổng số hộ điều tra, cơ cấu tuổi, trình độ học vấn, chuyên môn
- Các chỉ tiêu đánh giá chiến lược sinh kế hiện tại của người dân: + Cơ cấu nghề nghiệp
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN