Bài học rút ra từ nghiên cứu thực tiễn

Một phần của tài liệu Vai trò của hoạt động bán hàng rong trong chiến lược sinh kế của hộ ở thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (Trang 53)

lượng lao động dư thừa và được xem là một hướng trong xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế của các hộ. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một số bằng chứng về những nhận định đó. Bên cạnh những kết quả tích cực của hoạt động bán hàng rong nó cũng tồn tại những tác động không mong muốn, nếu không có những biện pháp ngăn ngừa thích đáng thì ảnh hưởng của nó đến đời sống của thành viên những hộ gia đình và bản thân người tham gia vào hoạt động bán hàng rong, cộng đồng và xã hội không hề nhỏ.

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Thị trấn Như Quỳnh là một xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện Văn Lâm, cách thành phố 45 km về phía Nam. Hình thành từ rất lâu đời, có tọa độ:20°59'16"B 105°53'32"Đ, có diện tích đất tự nhiên là 740,37 ha, địa bàn thị trấn rộng gồm có 5 thôn và 1 phố, thị trấn Như Quỳnh tiếp giáp với các khu vực như:

- Phía Đông tiếp giáp với xã Lạc Đạo của huyện Văn Lâm. - Phía Tây tiếp giáp với xã Tân Quang của huyện Văn Lâm. - Phía Nam tiếp giáp với xã Đình Dù của huyện Văn Lâm.

- Phía Bắc tiếp giáp với xã Dương Quang, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Nguồn: google map

3.1.1.2 Địa hình

Nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ, địa hình trị trấn Như Quỳnh tương đối bằng phẳng, không có núi đồi. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông (với độ dốc 14cm/km) xen kẽ những ô đất trũng (đầm, hồ, ao, ruộng trũng) thường xuyên bị ngập nước. Độ cao đất đai không đồng đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng. Điểm cao nhất có cốt +9 đến +10, điểm thấp nhất có cốt +0,9

Đặc điểm địa chất

Thị trấn Như Quỳnh nằm ngọn trong một ô trũng thuộc đồng bằng sông Hồng, được cấu tạo bởi các trầm tích thuộc kỳ Đệ Tứ, với chiều dài 150 – 160m.

Đặc điểm thổ nhưỡng

Đất đai trong tỉnh được hình thành do phù sa sông Hồng bồi đắp. Thành phần cơ giới của đất, từ đất thịt nhẹ đến đất thịt pha nhiễm chua. Có thể chia làm ba loại:

• Loại đất phù sa sông Hồng được bồi: Màu nâu thẫm, đất trung tích, ít chua, đây là loại đất tốt

• Loại đất phù sa sông Hồng không được bồi lắng: Loại này có tầng phù sa dày, thành phần cơ giới từ đất thịt trung bình đến đất thịt nặng, đất trung tính, ít chua.

• Loại đất phù sa sông Hồng có tầng loang lổ, không được bồi lắng: Đất màu nâu nhạt, tầng phù sa mỏng, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, bị sét hóa mạnh, chất hữu cơ phân hủy chậm, thường bị chua.

3.1.1.3 Khí hậu thời tiết

Thị trấn Như Quỳnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Bắc Bộ. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 – 230C, độ ẩm dao động lớn, từ 80 - 90%.

Mưa

Tổng lượng mưa trung bình năm tại thị trấn Như Quỳnh là 140,4mm. Ngoài ra ở thị trấn Như Quỳnh còn xuất hiện những trận mưa giông, là những trận mưa lớn đột xuất kèm theo gió lớn và giông sét. Mưa giông xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 11 và tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9.

Nắng

Tại thị trấn Như Quỳnh thì tình hình nắng nóng, thời gian chiếu sáng trung bình năm khoảng 1.640 – 1.650 giờ. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, số giờ nắng chiếm khoảng 1080 – 1100 giờ. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau số giờ nắng chiếm khoảng 500 – 520 giờ. Số giờ nắng tháng cao nhất tuyệt đối 268 giờ và số giờ nắng tháng thấp nhất tuyệt đối 6,8 giờ.

Gió

Thị trấn Như Quỳnh có 2 mùa gió chính: Mùa đông có gió mùa đông bắc, thường từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Mùa hè có gió đông nam thường từ tháng 3 đến tháng 7. Gió đông nam chiếm ưu thế trong năm, sau đó là gió đông bắc. Các hướng khác chỉ xuất hiện đan xen nhau với tần xuất thấp không thành hệ thống.

Mùa bão

Hàng năm bão và áp thấp nhiệt đới không đổ bộ trực tiếp vào thị trấn Như Quỳnh như các vùng ven biển, nhưng ảnh hưởng về mưa do bão gây ra rất lớn. Lượng mưa do bão gây nên tại thị trấn Như Quỳnh chiếm tới 15 – 20% tổng lượng mưa năm. Và mùa bão thì thường bắt đầu từ tháng 5, kết thúc tháng 11 nhưng ảnh hưởng với tần suất lớn nhất trong các tháng 7, 8 và 9.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được vì nó tham gia vào tất cả các quá trình sản xuất kinh doanh của con người. Vai trò của đất

đai càng trở nên quan trọng hơn đối với những địa phương mà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu như ở thị trấn Như Quỳnh. Do đó việc khai thác sử dụng tài nguyên đất có ý nghĩa rất to lớn trong vấn đề phát triển kinh tế của thị trấn.

Qua bảng 3.1, ta thấy trong giai đoạn 2012 – 2014, tổng diện tích đất tự nhiên hầu như không thay đổi qua các năm, tuy nhiên, cơ cấu sử dụng đất theo các mục đích có sự thay đổi. Cụ thể:

Diện tích đất nông nghiệp từ năm 2012 cho đến năm 2014 giảm 4,63 ha. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 3,83 ha và diện tích đất nuôi trồng thủy sản giảm 0,8 ha. Nguyên nhân là theo quy hoạch diện tích trồng cây nông nghiệp hàng năm được chuyển sang mục đích kinh doanh, dồn điền lại để thực hiện các mô hình chăn nuôi có hiệu quả, mở rộng hệ thống kênh mương, còn một số diện tích thị trấn có chủ trương cấp đất thổ cư cho một số hộ tách hộ, vì vậy làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm. Không những thế trong thị trấn cũng đã nhường chỗ cho các công ty hoạt động trên mảnh đất màu mỡ của mình, vì vậy mà diện tích đất nông nghiệp ngày càng trở lên hạn hẹp, nhỏ.

Do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp nên diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên qua các năm. Qua 3 năm diện tích đất ở tăng 1,63 ha (từ 54,21 ha năm 2012 lên 55,84 ha năm 2014), diện tích đất chuyên dùng có sự tăng lớn hơn, từ 128,89 ha năm 2012 lên 132,06 ha năm 2014, tăng 3,17 ha (Bảng 3.1). Do chính quyền địa phương có chủ trương nâng cấp các tuyến đường và cơ sở hạ tầng để phục vụ phát triển kinh tế của thị trấn. Còn lại các loại đất khác như đất tôn giáo, tín ngưỡng hầu như không tăng hoặc tăng không đáng kể.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của thị trấn Như Quỳnh các năm 2012– 2014

Mục đích sử dụng đất Đơn vị DTNăm 2012CC (%) DTNăm 2013CC (%) DTNăm 2014CC (%) 13/12Tốc độ phát triển (%)14/13 BQ

I.Tổng diện tích đất tự nhiên Ha 740,37 100 740,37 100 740,37 100

1. Đất nông nghiệp Ha 502,13 67,82 500,2 67,56 497,5 67,20 99,62 99,46 99,54

1.1 Đất sản xuất NN Ha 477,44 95,08 476,31 95,22 473,61 95,20 99,76 99,43 99,59

1.2 Đất nuôi trồng thủy sản Ha 19,56 3,90 18,76 3,75 18,76 3,77 95,91 100 97,93

1.3 Đất nông nghiêp khác Ha 5,13 1,02 5,13 1,03 5,13 1,03 100 100 100

2. Đất phi nông nghiệp Ha 235,46 31,80 237,56 32,09 240,26 32,45 100,89 101,14 101,01

2.1 Đất ở Ha 54,21 23,02 55,84 23,51 55,84 23,24 103,01 100 101,49

2.2 Đất chuyên dụng Ha 128,89 54,74 129,36 54,45 132,06 54,97 100,36 102,09 101,22

2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng Ha 4,18 1,78 4,18 1,76 4,18 1,74 100 100 100

2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa Ha 18,8 7,98 18,8 7,91 18,8 7,82 100 100 100

2.5 Đất mặt nước CD Ha 29,38 12,48 29,38 12,37 29,38 12,23 100 100 100

3. Đất chưa sử dụng Ha 2,78 0,38 2,61 0,35 2,61 0,35 93,88 100 96,89

II. Một số chỉ tiêu BQ

1. BQ đất tự nhiên/khẩu Ha/Người 0,054 0,054 0,050

2. BQ đất nông nghiệp/khẩu Ha/Người 0,037 0,036 0,034

Các chỉ tiêu bình quân đất đai của thị trấn đều giảm xuống qua các năm, do dân số mỗi năm trong thị trấn đều tăng làm cho số lao động nông nghiệp và số hộ nông nghiệp tăng, trung bình mỗi năm thị trấn giải quyết cho 78 trường hợp xin tách hộ. Dân số tăng nhanh, khiến cho cuộc sống người dân sẽ trở nên khó khăn nếu chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trong khi địa phương lại không đủ việc làm cho nhu cầu của họ. Điều đó sẽ thúc đẩy lao động địa phương đi ra ngoài để tìm việc làm, hy vọng có thể tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống của họ. Ngoài làm nông nghiệp họ có thể tham gia vào bất kỳ ngành nghề nào để có thể nuôi sống bản thân, chi tiêu cho gia đình mình. Việc họ thường nghĩ đến đầu tiên là tham gia vào làm tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty nhưng do lượng dân số quá tải, dư thừa lao động trong thị trấn không đáp ứng đủ số người trong độ tuổi lao động cho nên con đường tham gia vào hoạt động bán hàng rong cũng là một trong những cách họ nghĩ đến để thay đổi sinh kế cho gia đình mình.

3.1.2.2 Dân số và lao động

Dân số và lao động là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc đánh giá sự thay đổi tài sản sinh kế con người của mỗi địa phương. Việc có một cái nhìn khái quát về dân cư, lao động của địa phương sẽ giúp định hướng cho những phân tích tiếp theo về cách thức nguồn lực con người chuyển dịch sau khi thay đổi sinh kế.

Theo số liệu thống kê của UBND thị trấn cho thấy dân số thị trấn biến động theo xu hướng ngày càng tăng giai đoạn 2012 – 2014 dân số toàn xã tăng 1020 người. Những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân trong thị trấn không ngừng được nâng cao, lực lượng lao động tham gia vào các ngành phi nông nghiệp tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp nên việc đưa những ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật cao vào địa bàn còn gặp nhiều khó khăn đây là một hạn chế cho sự phát triển

kinh tế - xã hội của thị trấn.

Ta có thể thấy cơ cấu hộ nông nghiệp và hộ phi nông nghiệp qua các năm có sự thay đổi. Cụ thể, năm 2012 số hộ nông nghiệp chiếm 59,37%, số hộ phi nông nghiệp chiếm 40,63% đến năm 2014 số hộ nông nghiệp chiếm 55,20%, hộ phi nông nghiệp chiếm 44,80%. Như vậy, số hộ nông nghiệp đang giảm đi thay vào đó là sự tăng lên trong cơ cấu của số hộ phi nông nghiệp.

Về số lao động cũng có xu hướng tăng qua 3 năm qua. Năm 2014, tổng số lao động là 8.879 người chiếm 60,67% tổng số dân số trong toàn xã. Tuy lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động của thị trấn nhưng so với năm 2012, cơ cấu lao động nông nghiệp đã giảm 2,03%, cùng với đó là sự tăng lên của cơ cấu lao động phi nông nghiệp.

Qua bảng 3.2 ta thấy bình quân chung số khẩu trong mỗi hộ có từ 3 - 4 người, trong đó có khoảng 2 - 3 lao động. Bình quân khẩu/hộ có xu hướng tăng và bình quân lao động/hộ có xu hướng giảm, chứng tỏ tốc độ tăng nhân khẩu cao. Ta lại thấy bình quân khẩu/ lao động cũng có xu hướng tăng, điều đó có nghĩa là mỗi lao động phải cáng đáng trách nhiệm nặng nề hơn trong việc nuôi sống gia đình mình.

Song song với đó là số hộ nông nghiệp có xu hướng giảm xuống và hộ phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên. Hộ nông nghiệp là những hộ có sản xuất nông nghiệp. Nhưng hiện nay, hầu hết các hộ trong thị trấn không còn đơn thuần sản xuất nông nghiệp mà vừa làm nông nghiệp vừa kiêm thêm các việc khác nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình. Vì vậy, hộ nông nghiệp ở đây là chỉ những hộ có ruộng, có sản xuất nông nghiệp, lao động trong hộ có người làm nông nghiệp có người làm việc khác. Còn hộ phi nông nghiệp là những hộ không làm ruộng, họ chủ yếu là làm dịch vụ kinh doanh hoặc công chức nhà nước, toàn bộ lao động trong hộ đều không làm nông nghiệp

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động thị trấn Như Quỳnh giai đoạn 2012 – 2014

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ phát triển (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC

(%) 13/12 14/13 BQ Tổng số nhân khẩu Khẩu 13.663 13.754 14.683 100,67 106,75 103,67

Tổng số hộ Hộ 3.822 100 3.907 100 4.009 100 102,22 102,61 102,41 - Hộ nông nghiệp Hộ 2.269 59,37 2.244 57,44 2.213 55,20 98,90 98,62 98,76 - Hộ phi NN Hộ 1.553 40,63 1.663 42,56 1.796 44,80 107,08 108,00 107,54 Tổng số lao động 8.734 100 8.853 100 8.879 100 101,36 100,29 100,82 - LĐ nông nghiệp LĐ 5.789 66,28 5.754 64,99 5.705 64,25 99,40 99,15 99,27 - LĐ phi NN LĐ 2.945 33,72 3.099 35,01 3.174 35,75 105,23 102,42 103,82 Một số chỉ tiêu BQ

- Bình quân khẩu/hộ Người/hộ 3,57 3,52 3,66

- Bình quân LĐ/hộ LĐ/hộ 2,29 2,27 2,21

- Bình quân khẩu/LĐ Khẩu/LĐ 1,56 1,55 1,65

Nguyên nhân của những sự thay đổi này là do kết quả của quá trình CNH – HĐH trong những năm gần đây, chính sách khuyến khích sản xuất phát triển ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân chuyển đổi nghề nghiệp. Bên cạnh đó, do nhiều hộ thấy việc sản xuất nông nghiệp vất vả mà cho thu nhập thấp, không hiệu quả bằng các nghề khác nên họ chuyển sang kinh doanh, buôn bán, làm thuê nên ảnh hưởng mạnh mẽ đến dân số, cơ cấu hộ và lao động của thị trấn.

Thị trấn Như Quỳnh là một xã có truyền thống nông nghiệp, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khá lớn, do sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế không cao nên một số hộ vẫn còn khó khăn. Lao động thiếu việc làm, thu nhập không đủ đáp ứng được nhu cầu sống nên họ phải tìm hướng đi, tìm một công việc phù hợp để có một số vốn phục vụ bản thân quê hương. Cũng như các địa phương khác, dân số trong thị trấn khá cáo khiến vấn đề giải quyết việc làm trở lên bức thiết hơn.

3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

Để phục vụ tốt cho việc sản xuất, kinh doanh chính quyền thị trấn Như Quỳnh đã đặc biệt quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn thị trấn vì vậy trong những năm gần đây toàn thị trấn đã có nhiều đổi mới.

Giao thông nông thôn:

Theo Bản quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 của thị trấn Như Quỳnh, toàn thị trấncó 6,8 km đường liên xã và 7 km đường thôn, xóm đã được nhựa hóa, bê tông hóa, 15 km đường ngõ xóm đi lại thuận tiện, không lầy lội vào mùa mưa. Đường trục chính nội đồng có tổng số là 50 km, số km được cứng hóa, bê tông hóa xe cơ giới đi lại thuận tiện là 1,4 km.

Công trình phúc lợi:

Đến nay toàn thị trấn có 6/6 trường đạt chuẩn quốc gia, trường tiểu học Như Quỳnh A đạt chuẩn giai đoạn 2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầu tư cho các trường học đều được trang bị đầy đủ tạo điều kiện tốt nhất cho việc giảng dạy và học tập.

Hàng năm các nhà trường đều giữ vững trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, cấp huyện. Huy động các cháu đến nhà trẻ, mẫu giáo đạt 94%. Số cháu trong độ tuổi đi học lớp 1 đạt 100%. Tỷ lệ lên lớp bậc tiểu học 5 năm liền đạt từ

Một phần của tài liệu Vai trò của hoạt động bán hàng rong trong chiến lược sinh kế của hộ ở thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w