Hoàn thiện chính sách và quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương, chi nhánh Quảng Ninh (Trang 85)

Mỗi ngân hàng có một chính sách cho vay riêng tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của mình và được thường xuyên bổ sung, hoàn thiện cùng với sự phát triển của ngân hàng. Chính sách cho vay hợp lý và khoa học sẽ tạo nên hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng. Chính sách của chi nhánh có một số điểm hạn chế như: phương thức cho vay, đối tượng khách hàng chưa được đa dạng (chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, phương thức cho vay phổ biến là cho vay từng lần…). Vì vậy trong thời gian tới Oceanbank chi nhánh Quảng Ninh cần hoàn thiện và hướng tới chính sách cho vay mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

- Chính sách khách hàng:

Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng như hiện nay, việc xây dựng chính sách khách hàng là điều vô cùng cần thiết. Một chính sách khách hàng hợp lý sẽ giúp ngân hàng thu hút thêm khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ, từ đó đa dạng hóa thành phần khách hàng, mở rộng thị phần nhằm phân tán rủi ro. Để thực hiện tốt chính sách khách hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau:

+ Tiến hành phân loại khách hàng để áp dụng giá vốn huy động phù hợp, có chính sách ưu đãi với khách hàng lớn.

+ Nghiên cứu tìm hiểu tâm lý từng nhóm khách hàng để hoàn thiện chính sách huy động vốn kết hợp lãi suất và chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp với từng nhóm đối tượng.

+ Thường xuyên trao đổi thông tin, tham khảo ý kiến khách hàng để tạo ra mối quan hệ và hình ảnh tốt đẹp với khách hàng.

+ Xây dựng chính sách giá khép kín nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng kết hợp nhiều sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng.

+ Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng như thủ tục cấp giấy tờ gọn nhẹ, thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, tư vấn hiệu quả, phong cách, thái độ giao tiếp chuyên nghiệp...

- Đa dạng hóa các phương thức cho vay để san sẻ rủi ro.

Hiện nay chi nhánh mới chỉ áp dụng cho vay từng lần là phổ biến. Khi áp dụng cho vay từng lần, mỗi lần khách hàng vay vốn lại phải lập những thủ tục cần thiết để vay vốn, như vậy mất nhiều thời gian cho cả khách hàng và ngân hàng. Chi nhánh nên đẩy mạnh cho vay theo hạn mức tín dụng, khi đó ngân hàng và khách

hàng thỏa thuận với nhau mức dư nợ tối đa trong thời gian nhất định căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh và TSĐB của khách hàng.

Ngoài ra chi nhánh nên áp dụng nghiệp vụ thấu chi. Ưu điểm của nghiệp vụ này là khách hàng được sử dụng vốn một cách linh hoạt và chủ động. Đối với các khách hàng có năng lực tài chính tốt, tài khoản tiền gửi phát sinh không thường xuyên, đồng thời phát sinh nợ chỉ trong thời gian ngắn thì ngân hàng nên cho phép khách hàng sử dụng tài khoản vãng lai.

Bên cạnh đó, hình thức cho vay hợp vốn cũng nên được chú trọng bởi có những ưu điểm mà chi nhánh có thể tận dụng như:

+ Có thể cấp một khoản tín dụng lớn.

+ Dự án có sự tham gia của nhiều ngân hàng nên rủi ro tín dụng được chia đều cho các bên, gánh nặng sẽ không quá dồn vào một ngân hàng nào cả,

+ Có thể nâng cao được trình độ thẩm định của cán bộ khi hợp tác với các ngân hàng khác.

- Chính sách đối với tài sản bảo đảm

Tài sản đảm bảo là nguồn thu nợ thứ hai khi có rủi ro xảy ra. Vì vậy cần có quy định cụ thể hơn về việc định giá tài sản bảo đảm, việc xác định giá trị TSBĐ phải đảm bảo khách quan, có khả năng chuyển nhượng, đảm bảo các điều kiện pháp lý và tính khả mại. Ngân hàng cần thường xuyên theo dõi tình hình TSBĐ, nắm bắt thông tin về giá trị TSBĐ. Nếu có biến động lớn phải nhanh chóng xem xét định giá lại và thông báo kịp thời cho khách hàng. Cơ sở định giá TSBĐ phải dựa trên thu thập và cập nhật thông tin thường xuyên về tài sản cùng loại trên thị trường và trung tâm bán đấu giá.

- Chính sách lãi suất linh hoạt

Lãi suất vay vốn là công cụ cạnh tranh giữa các ngân hàng. Để thu hút khách hàng cũng như phòng ngừa rủi ro, ngân hàng nên xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt theo đối tượng khách hàng, lĩnh vực kinh doanh và theo từng thời kỳ cụ thể. Dựa trên cơ sở xếp hạng nội bộ, TSBĐ và thời hạn vay, ngân hàng sẽ xác định khung lãi suất cho từng nhóm đối tượng. Trong trường hợp cụ thể với những khách hàng có quan hệ tín dụng tốt, ngành nghề kinh doanh được ưu tiên về lãi suất, cán bộ ngân hàng nên có sự linh động điều chỉnh theo khung lãi suất đã có.

- Về quy trình tín dụng

rủi ro tín dụng. Tại Oceanbank chi nhánh Quảng Ninh, các khoản cho vay chủ yếu là các khoản vay nhỏ lẻ, số lượng các khoản vay rất lớn. Do đó mỗi cán bộ tín dụng khó có thể bao quát hết các khâu của quy trình tín dụng từ khâu tiếp thị, cho vay và sau cho vay. Do đó, chi nhánh nên thành lập một bộ phận chuyên trách về quản lý các khoản vay sau khi đã giải ngân. Các cán bộ của bộ phận này cần chủ động xuống tận cơ sở để kiểm tra, kết hợp với theo dõi tình hình thị trường, ngành hàng sản xuất kinh doanh, đánh giá lại tài sản thế chấp để bổ sung tài sản thế thấp hay giảm dư nợ cho phù hợp. Việc thành lập một bộ phận riêng quản lý sau cho vay sẽ đảm bảo cho ngân hàng có những khoản tín dụng an toàn.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương, chi nhánh Quảng Ninh (Trang 85)