Những tồn tại, hạn chế:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương, chi nhánh Quảng Ninh (Trang 72)

Thứ nhất, Về công tác nhận diện rủi ro tín dụng, chất lượng thẩm định chưa được chú trọng.

Thẩm định có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định, ảnh hưởng đến quá trình trước và sau cho vay nợ của ngân hàng. Trước áp lực chỉ tiêu kinh doanh, cán

bộ tín dụng có hiện tượng bỏ qua các khâu trong quy trình cấp tín dụng khách hàng, làm giảm độ chính xác trong thẩm định như tình trạng sao chép lại thông tin khách hàng cung cấp mà thiếu sự đối chiếu, phân tích, xác nhận từ những nguồn thông tin khác; tình hình thẩm định chưa toàn diện, quyết định cho vay căn cứ chủ yếu vào tài sản bảo đảm; những báo cáo quan trọng chưa được quan tâm đúng mức như báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân tích dòng tiền, phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Bên cạnh đó các loại rủi ro kinh doanh và các biện pháp giảm thiểu rủi ro của doanh nghiệp chưa được làm rõ trong báo cáo kiểm tra của ngân hàng.

Thứ hai, về công tác đo lường rủi ro, quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng có một số mặt hạn chế sau:

- Nguồn nhập liệu chưa đáng tin cậy do báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa bắt buộc phải kiểm toán. Theo thực trạng hiện nay là rất nhiều doanh nghiệp không tuân thủ chặt chẽ và nghiêm ngặt chế độ báo cáo tài chính, thống kê của Nhà nước. Thông tin thiếu minh bạch dẫn đến những kết quả thẩm định chưa tốt và đánh giá chấm điểm khách hàng bị sai. Các chỉ tiêu đánh giá hiện đang áp dụng chung cho mọi đối tượng là chưa phù hợp. Giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự khác biệt lớn về các chỉ số như quy mô, bề dày lịch sử, nguồn vốn, doanh thu, lao động, thị trường… Thực tế cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chưa được phản ánh đúng năng lực, bản chất.

- Các chỉ tiêu để đánh giá xếp hạng : các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có tỷ trọng điểm chưa phù hợp, cách cho điểm phụ thuộc rất lớn vào ý chí chủ quan của cán bộ thực hiện chấm điểm.

- Ngoài ra vì áp lực phải hoàn thành kế hoạch, chi nhánh có thể sẽ can thiệp có chủ đích nhằm thay đổi thứ hạng doanh nghiệp theo hướng có lợi cho chi nhánh.

Thứ ba, về công tác kiểm soát rủi ro:

- Hệ thống công nghệ thông tin còn bất cập. Các thông tin lấy từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN cũng thường xuyên không được cập nhật đầy đủ. Trung tâm thông tin tín dụng – NHNN (CIC) hầu như mới chỉ cung cấp được số liệu dư nợ của các doanh nghiệp, chưa có thông tin phi tài chính, khả năng quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp. Thông tin của ngân hàng nhiều khi phải lấy từ những nguồn phi chính thức.

- Công tác giám sát sau cho vay chưa hiệu quả

Trước áp lực chỉ tiêu kinh doanh nên việc kiểm tra giám sát khoản vay chỉ thực hiện chiếu lệ, chưa được xem trọng và thực thi một cánh nghiêm túc trên thực

tế. Có nhiều lý do giải thích cho vấn đề này như: yếu tố tâm lý, ngại gây phiền hà cho khách hàng của nhân viên tín dụng, do việc quản lý số lượng khách hàng quá đông (đặc biệt khách hàng cá nhân), không sắp xếp và phân bổ khoa học thời gian bán hàng và thời gian kiểm soát sau bán hàng.

Thứ tư, về công tác tài trợ,xử lý rủi ro

Hiện tại chi nhánh đang áp dụng phương pháp truyền thống như: dùng dự phòng rủi ro tín dụng, khai thác xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng và bán nợ để bù đắp cho tổn thất đã xảy ra. Một số trường hợp, chi nhánh vẫn chưa quyết liệt trong việc khởi kiện, bán tài sản thu hồi nợ vì việc kiện tụng sẽ tốn kém thời gian và tiền bạc trong khi sự hỗ trợ trong công tác kiện tụng từ Hội sở chính đối với chi nhánh còn yếu. Thời gian thu hồi nợ bị kéo dài.

Ngoài ra, trong mấy năm gần đây chính việc ngân hàng luôn coi tài sản đảm bảo là điều kiện then chốt để ra quyết định cho vay. Điều này đã gây ra không ít những rắc rối và rủi ro cho ngân hàng. Khi mà tài sản đảm bảo là bất động sản và sự sụt giá một cách chóng mặt của những tài sản đó đã khiến cho ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Giá trị của bất động sản sau khi được định giá lại không còn được như thời điểm ban đầu khi khách hàng đem thế chấp. Hơn thế nữa, trong thời gian này bất động sản gần như đóng băng khiến việc phát mại càng trở nên khó khăn.

Dẫu vậy, hiện nay tại Việt nam với môi trường thông tin về khách hàng vẫn còn nhiều mập mờ, “tranh tối tranh sáng” khiến cho ngân hàng cũng chỉ còn cách đặt “niềm tin” vào những tài sản đảm bảo đó và “trông chờ” vào kết quả kinh doanh của khách hàng.

Thứ năm, bộ phận hỗ trợ quản lý cho vay và sau cho vay chưa hoàn thiện.

Khách hàng của chi nhánh chủ yếu có nhu cầu vốn vừa và nhỏ nên số lượng khách hàng rất lớn. Với đội ngũ cán bộ tín dụng như hiện tại, mỗi cá nhân sẽ quản lý khá nhiều khách hàng, thông thường trung bình một cán bộ tín dụng sẽ quản lý hồ sơ khoảng 20 – 40 khách hàng. Các cán bộ tín dụng phải thực hiện tất cả các quy trình từ lúc tiếp xúc, khai thác khách hàng cho đến khi giải ngân vốn, kiểm tra sau cho vay. Như vậy, công tác theo dõi, thẩm định, kiểm tra trước và sau khi cho vay sẽ bị ảnh hưởng.

Thứ sáu, Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa phát huy hết vai trò

Việc kiểm tra, rà soát của bộ phận kiểm soát nội bộ ở chi nhánh chỉ mang tính hỗ trợ phòng giao dịch, còn mang tính chiếu lệ, chưa có biện pháp chế tài, kết quả kiểm tra thường không được quan tâm đúng tầm. Hệ thống kiểm soát nội bộ tỏ

ra không hiệu quả trong việc phát hiện kịp thời các sai phạm về nghiệp vụ tín dụng, về đạo đức nghề nghiệp. Sự phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra, giám sát ngân hàng như chưa đồng bộ. Đội ngũ kiểm toán nội bộ ngân hàng còn thiếu về số lượng và chất lượng chuyên môn.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương, chi nhánh Quảng Ninh (Trang 72)