Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương, chi nhánh Quảng Ninh (Trang 45)

1.3.2.1. Yếu tố từ phía môi trường pháp lý

Hoạt động tín dụng chịu sự tác động của nhiều nhân tố thuộc về môi trường pháp lý nói chung. Nếu môi trường pháp lý tốt, đầy đủ, đồng bộ sẽ góp phần tíc cực vào các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng. Ngược lại nếu môi trường pháp lý không đồng bộ, không phù hợp với xu thế phát triển kinh tế sẽ tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh, tạo nhiều sơ hở để doanh nghiệp làm ăn bất chính, lừa đảo do đó việc triển khai các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng sẽ gặp khó khăn.

1.3.2.2. Yếu tố từ phía môi trường kinh tế

Những biến động của nền kinh tế thị trường như: lạm phát, biến động tỷ giá, khủng hoảng, suy thoái kinh tế,… ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các khách hàng, gây ra rủi ro tín dụng ở các mức độ khác nhau, khó khăn cho công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.

1.3.2.3. Yếu tố từ môi trường chính trị, văn hóa - xã hội, tự nhiên

Nếu môi trường tự nhiên, tình hình chính trị, văn hóa – xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất, góp phần ổn định hoạt động kinh doanh của khách hàng và của ngân hàng, nguồn trả nợ ngân hàng được đảm bảo hơn do đó quản trị rủi ro cũng thuận lợi hơn.

Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phục vụ nông nghiệp và thủ công nghiệp… Khi có thiên tai, dịch họa xảy ra, khách hàng của ngân hàng sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, nguồn thu bị ảnh hưởng… điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng cùng gánh chịu rủi ro với khách hàng của mình.

1.3.2.4. Yếu tố từ môi trường thông tin

Thông tin bất cân xứng cũng là một trong các yếu tố đặt ngân hàng vào tình trạng đưa ra phán quyết tín dụng không chính xác, gây khó khăn cho công tác quản trị RRTD và tăng nguy cơ rủi ro cho ngân hàng.

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RRTD TẠI OCEANBANK CHI NHÁNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương, chi nhánh Quảng Ninh (Trang 45)