- Thứ nhất, chính phủ cần có những quy định cụ thể liên quan đến công bố thông tin tài chính doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện để được thành lập công ty kiểm toán và quy định rõ trách nhiệm của công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có liên quan khi cho ra đời những báo cáo kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Vì thực tế hiện này cho thấy chất lượng của rất nhiều công ty kiểm toán là chưa đảm bảo (có những báo cáo tài chính đã được kiểm toán nhưng thậm chí sai ở tiêu chí cơ bản nhất là đơn vị tiền tệ USD thành VND).
- Thứ hai, cần hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền chủ nợ của ngân hàng và bảo đảm tiền vay nhằm giúp cho các ngân hàng thuận lợi khi phải thực hiện các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài, ảnh hưởng đến sự lành mạnh tài chính của các ngân hàng. Cần xây dựng hệ thống định chế đảm bảo quyền chủ nợ của ngân hàng trong xử lý tài sản bảo đảm, chỉ đạo các bộ ngành có liên quan quy định về thủ tục, trình tự xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, hiệu quả. Các cơ quan thực thi pháp luật cần hỗ trợ tích cực cho ngân hàng trong công tác xử lý các vụ kiện và thi hành án được nhanh chóng, giúp ngân hàng tận thu nợ gốc và lãi vay quá hạn.
- Thứ ba, hoàn thiện việc xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành
Để đánh giá đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng sẽ so sánh các chỉ tiêu tài chính của khách hàng với chỉ tiêu trung bình ngành từ đó phục vụ cho việc ra quyết định cấp tín dụng hay không. Tuy nhiên, hiện nay độ tin cậy của công tác thống kê về các chỉ số tài chính trung bình ngành để làm tiêu chuẩn phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp chưa cao và chưa kịp thời. Do đó, trong thời gian tới, Tổng cục thống kê cần thực hiện nghiên cứu và đưa ra hệ thống chỉ số trung bình ngành có độ tin cậy cao đồng thời phải liên tục cập nhật các chỉ tiêu theo tình hình kinh tế chung. Điều này không chỉ giúp cho ngân hàng đánh giá đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong phân tích tài chính để cải thiện hiệu quả quản lý của doanh nghiệp.
Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng. Hậu quả của nó thường rất nặng nề, không những làm giảm thu nhập, thất thoát vốn vay, tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng mà rủi ro tín dụng còn có tác động ảnh hưởng dây chuyền đến sự tồn tại của hệ thống ngân hàng và “sức khỏe” của toàn bộ nền kinh tế.
Thực tiễn hoạt động tín dụng của Oceanbank nói chung và Oceanbank chi nhánh Quảng Ninh nói riêng trong thời gian qua cho thấy, ngân hàng đã và đang tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế về đánh giá rủi ro tín dụng từ đó áp dụng các biện pháp tích cực trong việc phòng ngừa và quản lý rủi ro một cách bài bản. Hiện tại, mặc dù nợ quá hạn tại Chi nhánh vẫn đang ở mức khá thấp, có thể chấp nhận được, nhưng qua quá trình phân tích ở trên thì rủi ro tiềm ẩn là rất cao. Trong điều kiện nền kinh tế chưa ổn định như hiện nay thì nguy cơ dẫn đến phát sinh nợ quá hạn là rất lớn. Dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro tín dụng tại tại Oceanbank Quảng Ninh, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện hoạt động tín dụng tại địa bàn để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở những quan điểm định hướng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới.
Tuy nhiên do vẫn còn những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn, nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và các anh, chị, em đồng nghiệp. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn Cô PGS.TS. Trần Thị Hà, người đã tận tình hướng dẫn học viên hoàn thành luận văn này.
1. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.
2. Trần Đình Định (2007), Những chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản lý hoạt động tín dụng NHTM, Nhà xuất bản tư pháp.
3. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê
4. Lưu Thúy Mai, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.
5. Tô Kim Ngọc (2004), Giáo trình lý thuyết tiền tệ - ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.
6. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.
7. Nguyễn Sơn Tường, Vụ chiến lược phát triển Ngân hàng, NHNN Việt Nam, Một số vấn đề trong quản lý rủi ro tín dụng
8. Mai Siêu, Đào Minh Phúc và Nguyễn Quang Tuấn (1998), Cẩm nang quản lý tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.
9. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, Hà Nội.
10. Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007, Hà Nội.
11. Peter S.Rose (2004), Quản trị NHTM, Nhà xuất bản tài chính 2004. 12. Các website: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn
Xếp Tình trạng Khả năng rủi ro tín dụng
Aaa Chất lượng cao nhất Thấp nhất
Aa Chất lượng cao Rất nhất
A Chất lượng khá Thấp
Baa Chất lượng vừa Vừa phải
Ba Nhiều yếu tố đầu cơ Đáng kể
B Đầu cơ Cao
Caa Chất lượng xấu Rất cao
Ca Đầu cơ rất cao Có thể không thể thanh toán/vỡ nợ, nhưng vẫn còn khả năng thu hồi vốn gốc và lãi. C Chất lượng thấp nhất Mất khả năng thanh toán
Mức rủi ro Mô tả nội dung
Tín dụng ít rủi ro
Khả năng thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng là chắc chắn, đảm bảo việc trả nợ như đã thỏa thuận, có thể có một số khía cạnh yếu, rủi ro nhỏ.
Tín dụng rủi ro trung
bình
Khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của khách hàng là vững chắc, rủi ro ở mức chấp nhận được nhưng có một số khía cạnh yếu kém có thể gây rủi ro tín dụng cần chú ý giám sát.
Tín dụng trên mức rủi
ro trung bình
Khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của khách hàng ở mức mạo hiểm do có một vài khía cạnh thực tế có những yếu kém lớn, các yếu kém này có dấu hiệu và có khă năng khắc phục được. Mức rủi ro tiềm tàng này yêu cầu phải tăng việc giám sát để đảm bảo tình hình không xấu đi.
Tín dụng rủi ro cao
Khách hàng đang trong tình trạng xấu kéo dài. Ví dụ như thua lỗ trong kinh doanh, khó khăn trầm trọng về khả năng thanh toán. Ngân hàng cố gắng cải thiện hoặc từ bỏ mối quan hệ để tránh thua lỗ tiềm tàng.
Tín dụng khó đòi lãi
Khách hàng có rủi ro cao, có thể bị thất thoát lãi song có thể hi vọng lấy lại được gốc.
Tín dụng khó đòi gốc
và lãi
Khách hàng có rủi ro rất cao, có thể bị mất cả vốn, lãi và các khoản chi phí sau khi đã nỗ lực trong việc áp dụng các biện pháp có thể.
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Tôi là: Trần Thị Hà
Cán bộ hướng dẫn khoa học cho học viên: Trần Duy Tân
Về đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương, chi nhánh Quảng Ninh”
Chuyên ngành:Tài chính – Ngân hàng. Mã số: 60340201
Trong quá trình hướng dẫn học viên viết luận văn, tôi có một số nhận xét sau:
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2014
NGƯỜI NHẬN XÉT