Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương, chi nhánh Quảng Ninh (Trang 49)

Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn của Oceanbank chi nhánh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – Quý 3/2013

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm2010 Năm2011 Năm2012 Qúy III / 2013 Tổng nguồn vốn huy động 806 1.042 1.101 1.134

VHĐ từ dân cư

VHĐ từ các tổ chức kinh tế Tiền gửi và tiền vay các

TCTD khác 190 334 290 218

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Oceanbank Quảng Ninh)

Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn huy động Oceanbank Quảng Ninh

Nhận xét:

Tổng nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng so với năm trước. Năm 2011 nguồn vốn huy động cuối kỳ đạt 1042 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2010, năm 2012 đạt 1101 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2011. Trong năm 2013 , Chi

nhánh đẩy mạnh công tác huy động vốn để đảm bảo ổn định nguồn vốn tạo đà cho phát triển tổng tài sản và các dịch vụ khác của ngân hàng như xây dựng các chính sách, sản phẩm mới phong phú, đa dạng hơn nhằm cạnh tranh với các ngân hàng khác, đưa ra các hình thức khuyến mãi hấp dẫn để thu hút tiền gửi tiết kiệm của người dân. Tính đến Quý III năm 2013, tổng nguồn vốn huy động đã đạt được 1134 tỷ đồng.

2.1.4.2 Hoạt động cho vay

Bảng 2.2: Hoạt động cho vay của Oceanbank Quảng Ninh qua các năm 2010 – Quý 3/2013

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Qúy III/ 2013 1.Theo đối tượng khách hàng

- Doanh nghiệp 441,93 552,69 556,43 558,77 - Cá nhân 163,46 178,38 194,89 197,04 2.Theo thời hạn - Ngắn hạn 411,67 511,75 531,03 534,28 - Trung và dài hạn 193,72 219,32 220,29 221,53 Tổng dư nợ tín dụng 605,39 731,07 751,32 755,81

(Nguồn: Báo cáo tình hình họat động kinh doanh của Oceanbank chi nhánh Quảng Ninh)

Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ Tín dụng OCEANBANK qua các thời kỳ

Nhận xét:

Căn cứ vào biểu đồ ta có thể thấy, tổng dư nợ tín dụng trong các năm đều có sự tăng lên tuy nhiên tốc độ tăng đang có sự suy giảm (năm 2011 tăng 125,68 tỷ

đồng, năm 2012 tăng 20,25 tỷ đồng, quý 3/2013 tăng 4,49 tỷ đồng). Điều này có thể được giải thích bằng hai nguyên nhân chính:

- Thứ nhất mặc dù lãi suất cho vay giảm nhưng đối với các doanh nghiệp thì đây vẫn là mức cao, tâm lý chung là chờ đợi mức lãi suất xuống thấp hơn nữa.

- Thứ hai, sau một thời gian tăng trưởng tín dụng nóng trước đây, nợ xấu trở thành vấn đề đáng lo ngại. Những khách hàng rủi ro không vượt qua được các điều kiện của ngân hàng sẽ không được cho vay. Điều này sẽ cải thiện chất lượng tín dụng của ngân hàng, giúp ngân hàng tập trung vào các khoản tài chính an toàn. Tuy nhiên dư nợ tín dụng giảm cũng là một vấn đề khá đau đầu với ngân hàng.

Xét theo đối tượng khách hàng, doanh nghiệp luôn là đối tượng cho vay chính của chi nhánh, các khoản cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao (trên 70%) trong khi đó các khoản cho vay khách hàng cá nhân chỉ chiếm tỷ trọng khá (trên 25%). Cụ thể: năm 2011 cho vay doanh nghiệp là 552,69 tỷ đồng, chiếm 75,6% tổng dư nợ, cho vay khách hàng cá nhân là 178,38 tỷ đồng, chiếm 24,4% tổng dư nợ. Bước sang năm 2012, cho vay doanh nghiệp đạt 556,43 tỷ đồng, chiếm 74,06% tổng dư nợ; cho vay cá nhân tăng 9,26% so với năm 2011 đạt 194,89 tỷ đồng, chiếm 25,94% tổng dư nợ. Tới quý 3/2013, cho vay doanh nghiệp vẫn chiếm chủ yếu: quý 3 đạt 558,77 tỷ đồng, chiếm 73,93%. Như vậy có thể thấy, các khoản cho vay theo đối tượng khách hàng đều có sự tăng lên. Tuy nhiên, cho vay doanh nghiệp lại đang có xu hướng giảm về tỷ trọng mà thay vào đó là sự tăng lên của các khoản cho vay cá nhân. Điều này xuất phát từ bối cảnh kinh tế Việt Nam từ năm 2012, tình trạng lạm phát tăng cao, lượng hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng trong khi nhu cầu vay vốn để duy trì sản xuất kinh doanh vẫn phát sinh. Trong bối cảnh nợ xấu tăng cao, chi nhánh Quảng Ninh đã siết chặt chính sách cho vay, các doanh nghiệp vì thế mà cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay của ngân hàng hơn. Bên cạnh đó, cho vay tiêu dùng cá nhân lại có xu hướng tăng cho thấy chi nhánh đã biết khai thác và tận dụng triệt để nhóm khách hàng tiềm năng này, đây là nhóm khách hàng có hệ số rủi ro thấp, giúp ngân hàng phát tán rủi ro một cách hiệu quả.

Trong cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn thì các khoản cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể, trong năm 2010, giá trị các khoản cho vay ngắn hạn đạt 411,67 tỷ đồng, chiếm 68% tổng dư nợ tín dụng trong khi đó giá trị các khoản cho vay trung và dài hạn chỉ đạt 193,72 tỷ đồng (chiếm 32%). Đến năm 2011, các khoản cho vay ngắn hạn tăng mạnh với mức tăng 100,08 tỷ đồng (tương ứng tăng 24,31%)

so với năm 2010, giá trị các khoản cho vay trung và dài hạn cũng có sự tăng nhẹ với mức tăng 25,6 tỷ đồng (tương ứng với mức tăng 13,21%) so với năm 2010. Tuy nhiên, sang năm 2012 do tình hình kinh tế khó khăn, sản xuất đình đốn khiến tăng trưởng tín dụng bị kìm lại. Giá trị các khoản cho vay ngắn hạn tăng ít hơn so với mức tăng của năm 2011 (tăng 19,28 tỷ đồng) và cùng với đó thì giá trị các khoản cho vay trung và dài hạn cũng chỉ tăng nhẹ với mức tăng 970 triệu đồng. Như vậy có thể thấy trong năm 2012 tăng trưởng tín dụng của chi nhánh cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Sang quý 3/2013, cho vay ngắn hạn tăng 3,25 tỷ đồng, đạt mức 534,28 tỷ, cho vay trung và dài hạn tăng 1,24 tỷ, đạt mức 221,53 tỷ đồng. Để đạt được kết quả trên là sự cố gắng nỗ lực của chi nhánh khi nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn thử thách như hiện nay. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái thì việc nâng cao tỷ trọng cho vay khách hàng dân cư, nâng cao tỷ trọng các khoản cho vay ngắn hạn là bước đi thông minh của ngân hàng trong việc phân tán và hạn chế RRTD.

Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn tại Oceanbank chi nhánh Quảng Ninh từ năm 2010 – Quý 3 / 2013

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 QúyIII/ 2013

1.Tổng dư nợ 605,39 731,07 751,32 755,81 2.Nợ quá hạn 11,65 13,40 13,58 13,91 - Theo kỳ hạn +Ngắn hạn 7,22 8,57 9,07 9,32 +Trung và dài hạn 4,43 4,82 4,51 4,59 - Theo khách hàng +Cá nhân 6,99 8,31 8,62 8,76 +Doanh nghiệp 4,66 5,09 4,96 5,15 3.Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 1,92 1,83 1,81 1,84

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Oceanbank Quảng Ninh)

Tại Oceanbank Quảng Ninh, nợ quá hạn năm 2010 là 11,65 tỷ đồng, chiếm 1,92% tổng dư nợ; trong đó nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào các khoản cho vay ngắn hạn với tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn lên đến 62%; 38% còn lại là các khoản nợ quá hạn trung và dài hạn. Trong cơ cấu nợ quá hạn theo khách hàng thì nhóm khách hàng cá nhân có nợ quá hạn lớn nhất là 6,99 tỷ đồng, chiếm 60% nợ quá hạn; nhóm khách hàng doanh nghiệp có nợ quá hạn 4,66 tỷ đồng, chiếm 40% nợ quá hạn. Sang năm 2011, nợ quá hạn của chi nhánh là 13,4 tỷ đồng, tăng 1,75 tỷ đồng so với năm

2010, tương ứng mức tăng 15%, chiếm 1,83% tổng dư nợ. Nợ quá hạn năm 2011 có sự tăng lên về quy mô nhưng mức tăng của nợ quá hạn vẫn nhỏ hơn mức tăng của tổng dư nợ, do đó tỷ lệ nợ quá hạn năm 2011 vẫn nhỏ hơn năm 2010. Trong cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian thì các khoản nợ quá hạn ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao, đạt 8,57 tỷ đồng, chiếm 64% tổng nợ quá hạn; các khoản nợ quá hạn trung và dài hạn tăng nhẹ đạt 4,82 tỷ đồng. Theo đối tượng khách hàng, nhóm khách hàng cá nhân vẫn chiếm tỷ lệ cao trong nợ quá hạn, chiếm 62%, nhóm khách hàng doanh nghiệp chiếm 38%. Đến năm 2012, nợ quá hạn của chi nhánh vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên mức tăng đã chậm lại so với năm 2011, ở mức 180 triệu đồng, chiếm 1,81% tổng dư nợ. Trong cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian thì các khoản nợ quá hạn ngắn hạn là 9,07 tỷ đồng, chiếm 66,8% tổng nợ quá hạn. Bên cạnh đó, các khoản nợ quá hạn trung và dài hạn giảm xuống chỉ còn 4,51 tỷ đồng. Nợ quá hạn của nhóm khách hàng cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng cao (63,5%), nợ quá hạn của nhóm khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 36,5%.

Sang năm 2013, nợ quá hạn của chi nhánh tính đến quý 3 đạt mức 13,91 tỷ đồng. Cơ cấu nợ quá hạn theo kỳ hạn và khách hàng không có nhiều sự thay đổi. Xét theo đối tượng khách hàng, nợ quá hạn của nhóm khách hàng cá nhân vẫn chiếm chủ yếu (chiếm 63% tổng nợ quá hạn).

2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh Oceanbank

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm2010 Năm2011 Năm2012 QIII/2013 1.Thu hoạt động 36.801 42.434 48.986 32.463

- Thu thuần cho vay 15.367 17.632 20.232

- Thu thuần huy động 8.729 11.752 16.800

- Thu dịch vụ thuần 7.468 7.665 7.126

- Thu kinh Doanh ngoại hối thuần 5.237 5.385 4.828

2. Chi hoạt động 12.482 14.440 14.784 14.100

- Chi nhân viên 6.791 7.801 8.100

- Chi quản lý công cụ 3.243 3.793 3.919

- Chi tài sản 2.448 2.846 2.765

3. Lợi nhuận trước DPRR 24.319 27.994 34.203 18.364

4. DPRR 2.107 2.636 2.598 2,506

5. Lợi nhuận trước thuế TNDN 22.212 25.358 31.605 15.858

Căn cứ vào bảng 2.4, có thể nhận thấy lợi nhuận của chi nhánh có sự tăng trưởng tốt qua các năm. Thu hoạt động có tốc độ tăng khá, luôn lớn hơn chi hoạt động, thậm chí năm 2012, tốc độ chi hoạt động còn giảm so với năm 2011, cho thấy nỗ lực giảm chi, tăng lợi nhuận của chi nhánh. Trong cơ cấu nguồn thu, hoạt động cho vay luôn là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng với tỷ trọng cao, tăng trưởng ổn định, tuy vậy nguồn thu từ dịch vụ và kinh doanh ngoại hối còn nhỏ lẻ, tăng trưởng chậm chạp, nguồn thu từ kinh doanh ngoại hối còn có dấu hiệu sụt giảm.

Năm 2010, tổng thu hoạt động của chi nhánh đạt 36.801 triệu đồng, trong đó thu từ hoạt động cho vay đạt 15.367 triệu đồng, chiếm 41,76%. Tiếp đến là các khoản thu thuần huy động đạt 8.729 triệu đồng, chiếm 23,72% và thu thuần dịch vụ đạt 7.468 triệu đồng, chiếm 20,29% tổng thu hoạt động. Thấp nhất là thu kinh doanh ngoại hối thuần với 5.237 triệu đồng, chiếm 14,23%. Chi hoạt động trong năm là 12.482 triệu đồng trong đó chi nhân viên là 6.791 triệu đồng, chiếm 54,43%, tiếp đến là chi quản lý công cụ (bao gồm chi văn phòng phẩm, chi giấy tờ in, chi xăng dầu, điện thoại, bưu điện, tiếp khách…) chiếm 25,98%. Chi tài sản là 2.448 triệu đồng, chiếm 19,62%. DPRR được trích lập là 2.107 triệu đồng và lợi thuận trước thuế năm 2010 đạt 22.212 triệu đồng.

Năm 2011, tổng thu hoạt động đạt 42.434 triệu đồng, tăng 5.633 triệu đồng so với năm 2010. Tiếp sau đó là thu thuần cho vay với mức tăng 2.265 triệu đồng. Thu dịch vụ thuần và thu kinh doanh ngoại hối chỉ tăng nhẹ. Chi hoạt động năm 2011 cũng tăng 1.958 triệu đồng trong đó chi nhân viên tăng 1.010 triệu đồng, chi quản lý công cụ tăng 550 triệu đồng, chi tài sản tăng 398 triệu đồng so với năm 2010. Lợi nhuận trước thuế đạt 25.358 triệu đồng. Đây là sự cố gắng nỗ lực của chi nhánh trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước còn nhiều khó khăn do nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng chưa thực sự phục hồi sau khủng hoảng.

Năm 2012, chi nhánh có bước tiến khá tốt. Thu hoạt động tiếp tục có sự tăng trưởng với mức tăng 6.552 triệu đồng và đạt 48.986 triệu đồng. Mức tăng thu hoạt động chủ yếu là từ mức tăng của thu thuần huy động (tăng 42,95% so với năm 2011) và thu thuần cho vay (tăng 14,75%). Thu thuần dịch vụ và thu kinh doanh ngoại hối lại giảm. Chi hoạt động trong năm 2012 đạt 14.784 triệu đồng, tăng 2,38% so với năm 2011. Lợi nhuận trước thuế năm 2012 đạt 31.605 triệu đồng, tăng 6.247 triệu đồng (tương ứng với mức tăng 24,64%) so với năm 2011.

thu hoạt động của chi nhánh ước đạt 32.463 triệu đồng, chi hoạt động là 14.100 triệu đồng và lợi nhuận trước thuế TNDN đạt 15.858 triệu đồng. Đây mới là con số chưa đầy đủ và chi nhánh vẫn đạt lợi nhuận trước thuế dương là một dấu hiệu khả quan.

Khoảng thời gian gần đây được đánh giá là khó khăn không chỉ với nền kinh tế Việt Nam mà cả kinh tế toàn cầu, hoạt động ngành ngân hàng cũng vì thế mà chịu nhiều biến động, ảnh hưởng. So với mặt bằng chung của hệ thống NHTM, kết quả kinh doanh chi nhánh đạt được đã phản ánh quyết tâm cũng như sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương, chi nhánh Quảng Ninh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w