2.2.1. Chính sách quản trị RRTD và công tác tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Oceanbank Quảng Ninh.Oceanbank Quảng Ninh. Oceanbank Quảng Ninh.
a, Chính sách quản trị rủi ro của Oceanbank
HĐQT Oceanbank ban hành chính sách tín dụng căn cứ vào đặc điểm nội tại của hệ thống ngân hàng, quy chế cho vay, đặc điểm của khách hàng, ngành nghề kinh doanh, các quy định của NHNN, chiến lược phát triển chung của chính phủ, và thông lệ, chuẩn mực quốc tế... Chính sách tín dụng này áp dụng cho tất cả các đối tượng khách hàng, thống nhất trong toàn hệ thống Oceanbank. Các nội dung của chính sách bao gồm:
* Chính sách quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng:
Rủi ro tín dụng của khách hàng được quản lý theo nguyên tắc toàn diện, liên tục ở tất cả các giai đoạn có khả năng phát sinh rủi ro tín dụng, thông qua các quy định cụ thể của từng loại nghiệp vụ tín dụng.
- Giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng: tuân thủ các quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định của NHNN.
- Giới hạn tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp: thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm lượng hóa mức độ rủi ro của từng khách hàng, xác định giới hạn tín dụng nhằm quản lý tổng mức rủi ro tín dụng. Xếp hạng tín dụng nội bộ có 10 hạng: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D, những khách hàng có mức xếp hạng tín dụng từ CC trở xuống sẽ không cho vay. Cơ cấu điểm, mức điểm, kỹ thuật chấm điểm áp dụng trong xếp hạng tín dụng được cải tiến liên tục thông qua thực tiễn triển khai để phù hợp với thực tế.
- Hạn chế cấp tín dụng đối với khách hàng: tuân thủ các quy định của pháp luật các trường hợp không được cấp tín dụng và hạn chế cấp tín dụng, đồng thời thực hiện chủ trương giảm dư nợ tín dụng, hạn chế cấp tín dụng mới đối với các
khách hàng có dấu hiệu rủi ro (được quy định cụ thể cho từng loại khách hàng). * Chính sách phân bổ tín dụng:
- Phân bổ theo khu vực điạ lý: thực hiện phân chia phạm vi cấp tín dụng theo khu vực địa lý dựa trên năng lực, vị trí của từng Chi nhánh; chủ trương ưu tiên mở rộng hoạt động tín dụng tại những nơi có điều kiện mở rộng tín dụng và chất lượng tín dụng bảo đảm, khống chế dư nợ tín dụng tối đa đối với những chi nhánh có chất lượng tín dụng thấp.
- Phân bổ theo kỳ hạn vay và loại tiền vay: bảo đảm sự phù hợp giữa cơ cấu kỳ hạn và loại tiền vay với cơ cấu nguồn vốn.
- Phân bổ theo loại hình sản phẩm, đối tượng khách hàng, mặt hàng và lĩnh vực đầu tư: đa dạng hóa các sản phẩm vay theo nguyên tắc hạn chế tối đa rủi ro, đa dạng hóa các đối tượng khách hàng nhưng giảm thiểu hóa rủi ro có thể xảy ra, đa dạng hóa mặt hàng và lĩnh vực đầu tư theo nguyên tắc phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế.
* Thẩm quyền phán quyết
Thẩm quyền phán quyết bao gồm thẩm quyền phê duyệt giới hạn tín dụng, thẩm quyền ra quyết định cấp tín dụng, thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng. Các thẩm quyền này được phân theo từng cấp bậc trong Oceanbank (Thẩm quyền phán quyết của Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc phụ trách tín dụng, các Trưởng/phó phòng chức năng tại Hội sở chính, Hội đồng tín dụng cơ sở, Giám đốc Chi nhánh…)
* Chính sách phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng của Oceanbank thực hiện phân loại nợ theo quy định của NHNN, đặc biệt những khoản nợ xấu sẽ tăng cường phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ với tần suất nhiều hơn để phục vụ công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng. Định hướng của Oceanbank trong thời gian tới sẽ thực hiện phân loại nợ trên cơ sở xếp hạng khách hàng và tiến tới trích lập dự phòng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.
* Các quy định về báo cáo, kiểm tra giám sát rủi ro
Thực hiện các báo cáo theo định kỳ về chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống để đánh giá công tác quản lý rủi ro, đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
♦ Trong thời gian qua, những nội dung định hướng và chính sách tín dụng được ngân hàng tiếp tục rà soát, cập nhật theo tình hình thị trường, áp dụng một cách linh động vào thực tiễn hoạt động cho vay, góp phần quan trọng vào kết quả đạt được
trong thời gian vừa qua. Từ năm 2010 đến nay, tại chi nhánh Oceanbank Quảng Ninh tỷ lệ nợ quá hạn luôn được duy trì ở mức < 2%; tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức trên 1%. Điều này thể hiện sự cố gắng và nỗ lực không ngừng của Ban giám đốc cùng toàn thể nhân viên trong Chi nhánh trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất.
b, Tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Oceanbank
Tổ chức vận hành công tác quản trị RRTD tại Oceanbank Quảng Ninh tập trung đầu mối tại phòng quản lý rủi ro. Phòng quản lý rủi ro chịu sự giám sát chỉ đạo trực tiếp từ Ban giám đốc, đồng thời có liên hệ trực tuyến với Ban quản lý RRTD và Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp tại Hội sở chính. Bên cạnh đó, mối quan hệ tương hỗ với các phòng ban khác, đặc biệt Phòng quan hệ khách hàng và phòng quản trị tín dụng tăng cường hơn nữa công tác quản trị RRTD tại Oceanbank Quảng Ninh.
Nhìn chung, mô hình được xây dựng và vận hành theo dự án hiện đại hóa ngân hàng, phù hợp chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Bộ phận quản lý rủi ro được hình thành độc lập tại Hội sở và từng Chi nhánh, có mối quan hệ trực tuyến với nhau, thuận lợi cho công tác theo dõi giám sát rủi ro tín dụng cũng như đề xuất ban hành các chính sách, chiến lược quản trị rủi ro tín dụng.
2.2.2. Tình hình thực hiện các nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại Oceanbank Quảng Ninh
a/ Công tác nhận diện rủi ro tín dụng
Hiện nay tại Chi nhánh, công tác nhận diện rủi ro tín dụng chủ yếu được thực hiện thông qua:
* Tiếp xúc khách hàng, phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn: Khi khách hàng đề nghị vay vốn, đối với khách hàng cá nhân, cán bộ tín dụng sẽ tiếp xúc để tìm hiểu nguyện vọng vay vốn của khách hàng xem là để dùng vào việc gì? Mục đích vay vốn đó có tính chân thực hay không? Có phù hợp với chính sách cho vay của ngân hàng hay không? Nguồn trả nợ của khách hàng là như thế nào… Tư cách của người đi vay được xác minh, phán đoán dựa trên kỹ năng và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, cán bộ tín dụng phải tiếp xúc với các bộ phận trong nội bộ của doanh nghiệp. Điều này để giúp Chi nhánh tìm hiểu và sớm phát hiện sớm những dấu hiện rủi ro tín dụng tiềm ẩn.
* Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng: Trong hoạt động nhận dạng rủi ro, các BCTC đóng vai trò rất quan trọng trong việc xem xét, ra quyết định có cho vay hay không của ngân hàng. Bằng cách sử dụng các công cụ và kĩ thuật
phân tích BCTC, thông qua các chỉ số tài chính quá khứ và hiện tại của khách hàng, chi nhánh có thể đưa ra đánh giá về tình hình tài chính và đưa ra ước tính về khả năng kinh tế trong tương lai của khách hàng đó. Tình hình tài chính của khách hàng phải được xem xét thông qua các nhóm chỉ tiêu: Chỉ tiêu thanh toán; Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy; Nhóm chỉ tiêu hoạt động; Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời…
* Nghiên cứu số liệu tổn thất quá khứ
- Tham khảo hồ sơ lưu trữ về những tổn thất quá khứ, các biến cố rủi ro đã xảy ra đối với khách hàng.
- Dựa trên số liệu thống kê, ban hỗ trợ và quản lý rủi ro của chi nhánh sẽ đánh giá xu hướng phát triển của các tổn thất tiềm năng mà khách hàng có thể phải đối mặt, từ đó phân tích một số vấn đề như: nguyên nhân, thời điểm, vị trí xảy ra rủi ro…
Trong những năm qua, hoạt động nhận diện rủi ro tại Oceanbank Quảng Ninh diễn ra thường xuyên, liên tục đối với toàn bộ hoạt động tín dụng và đối với từng khoản tín dụng cụ thể, được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình cho vay.
b/ Công tác đo lường rủi ro tín dụng
Đối với khâu tiếp nhận và đánh giá khách hàng vay, chi nhánh áp dụng mô hình định tính truyền thống “6C” song song phương thức xếp hạng tín dụng nội bộ.
* Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng:
- Đối với khách hàng là các doanh nghiệp, chi nhánh sẽ thực hiện xếp hạng tín dụng theo các chỉ tiêu sau:
+ Chỉ tiêu định lượng: Khả năng thanh khoản, năng lực hoạt động, khả năng vay trả, khả năng sinh lợi.
+ Chỉ tiêu định tính bao gồm các chỉ tiêu: Chiến lược, quan hệ với ngân hàng, thương hiệu, trình độ kinh nghiệm ban lãnh đạo, uy tín trong giao dịch tín dụng.
- Đối với khách hàng cá nhân, chi nhánh sẽ thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân theo các tiêu chí:
+ Chỉ tiêu định tính: bao gồm tuổi, số người phụ thuộc, tình trạng nhà ở, tình trạng hôn nhân, loại công việc, vị trí công tác, trình độ học vấn, thời gian thường trú, điện thoại, phương tiện đi lại, thời gian làm việc, quan hệ với ngân hàng, mục đích vay.
Bảng 2.5: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Oceanbank Quảng Ninh STT Mức xếp hạng Ý nghĩa Tổ chức Hộ gia đình, cá nhân
1 AAA A+ Đây là mức xếp hạng khách hàng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt tốt
4 BBB B+ Khách hàng xếp hạng này có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
5 BB B
Khách hàng xếp hạng này ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B (Tổ chức) hoặc B- (cá nhân) đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
7 CCC C+ Khách hàng xếp hạng này hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng nhiều khả năng không trả được nợ.
9 C C- Khách hàng xếp hạng này trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang được duy trì.
Bảng 2.6: Mức xếp hạng tín dụng nội bộ Oceanbank Quảng Ninh.
Điểm Xếp loại Phân loại nhóm Nợ
91-100 AAA Nợ nhóm 1 81-90 AA 75-80 A 70-74 BBB 65-69 BB 60-64 B Nợ nhóm 3 55-59 CCC 50-54 CC 40-49 C Nợ nhóm 4 Ít hơn 40 D Nợ nhóm 5
Oceanbank Quảng Ninh thực hiện chọn lọc khách hàng vay vốn thông qua hệ thống định hạng xếp loại khách hàng nhằm định lượng mức độ rủi ro cho từng khách hàng từ đó có chính sách cho vay phù hợp với mức độ rủi ro của từng khách hàng.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một phần quan trọng và là một công cụ đắc lực trong quản trị kinh doanh ngân hàng nói chung và quản trị RRTD nói riêng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được sử dụng trong các quy trình quản lý rủi ro tín dụng sau: ban hành chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, giám sát rủi ro danh mục tín dụng, lập báo cáo quản trị rủi ro, chính sách dự phòng rủi ro tín dụng, xác định khung lãi suất chuẩn ...
* Mô hình định tính 6C:
Trong quá trình thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp, chi nhánh sử dụng mô hình 6C để phân tích RRTD là chủ yếu.
Ví dụ về việc phân tích đối với khách hàng Công ty TNHH Phúc Thành
Thông tin chung về khách hàng:
Tên khách hàng: Công ty TNHH Phúc Thành
Trụ sở chính: Tổ 12, Khu 4, phường Hà Lầm, Thành phố Hạ Long,
Quảng Ninh.
Điện thoại: 0333.616.278
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH gồm các thành viên góp vốn: Nguyễn Nhật Thành: 90% vốn góp Đinh Thị Kim Ánh: 10% vốn góp
Vốn điều lệ: 500.000.000 VND (Năm trăm triệu đồng chẵn)
Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất các sản phẩm cơ khí, nhựa;
- Sản xuất và buôn bán thiết bị, phụ tùng ôtô, xe máy; - Sửa chữa, lắp ráp, bảo dưỡng, bảo trì các phương tiện vận tải;
- Buôn bán trang thiết bị viễn thông;
- Đại lý cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông; - Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;
- Buôn bán, lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng.
Người đại diện: Ông: NguyễnNhật Thành – Sinh ngày 26/03/1960
Chức vụ: Giám đốc
CMND: 012602736 cấp ngày 09/05/2003 – Nơi cấp: CA Tỉnh
Quảng Ninh
Địa chỉ thường trú: Tổ 12, Khu 4, phường Hà Lầm, Thành phố Hạ Long,
Quảng Ninh. Nhu cầu vay của khách hàng
Căn cứ đơn xin vay ngày: 22/03/2013
Số tiền đề nghị: 500,000,000 đồng
Mục đích: Bổ sung vốn lưu động năm 2013 - 2014
Thời hạn: 12 tháng
Lãi suất đề nghị: 1.1% / tháng
Mục đích vay của công ty phù hợp với ngành nghề đăng kí kinh doanh của công ty và định hướng kinh doanh của OCEANBANK.
(2) Capacity (Khả năng vay mượn của người đi vay)
Khoản mục Số, ngày, nơi cấp
Giấy đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 1102144030 do Sở Kế hoạch & Đầu tư Tỉnh Quảng Ninh cấp ngày
04/08/2009
Chứng nhận mã số thuế Mã số thuế: 5701300272 do Chi Cục Thuế Thành phố Hạ Long cấp ngày 20/07/2009.
Điều lệ Do Hội đồng thành viên công ty TNHH Phúc Thành thông qua ngày 12/01/2009
Quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác:
Dư nợ vay tại các Ngân hàng đến nay, trong đó: 400.000.000 VNĐ
+ VP Bank : 400.000.000 VNĐ
Dư nợ bảo lãnh của các Ngân hàng đến nay : 0 VND Quan hệ tín dụng đối với Oceanbank : Lần thứ hai. Dư nợ vay tại Ngân hàng Oceanbank : 0 VNĐ Đánh giá về quan hệ tín dụng : Tốt
(3) Cash (Khả năng tạo ra tiền để trả nợ ngân hàng):
Phân tích tình hình tài chính của Công ty đến trong 2 năm 2011, 2012
Chỉ tiêu
Chỉ tiêu Đơn vị Công thức tính Năm Năm 2011 2012
1. Tỷ lệ về khả năng thanh toán
1. Tỷ lệ về khả năng thanh toán
- Tỷ lệ thanh toán hiện hành
- Tỷ lệ thanh toán hiện hành Lần TSLĐ / Nợ NH 1.66 11.16
- Tỷ lệ thanh toán nhanh
- Tỷ lệ thanh toán nhanh
Lần (TSLĐ – tồn kho) / Nợ NH 0.31 4.39 Nhận xét: 2. Tỷ lệ vay nợ - Chỉ số nợ % Tổng nợ / Tổng tài sản 60 9 - Chỉ số nợ trên vốn % Tổng nợ / Vốn CSH 149 10 Nhận xét:
3. Chỉ số hoạt động
- Vòng quay hàng tồn kho Vòng GVHB / Hàng tồn
kho bq 6.78 17.75
- Số ngày tồn kho bình quân Ngày Hàng tồn x300 /